Nhung hươu có nóng không? Cách dùng nhung hươu TỐT NHẤT


Viên nhung hươu TW3 2019-04-04 16:44:02

Nhung hươu nóng hay mát, dùng nhung hươu có nóng không? là câu hỏi mà nhiều người luôn băn khoăn và lo ngại. Sử dụng nhung hươu như thế nào cho hiệu quả và để nó phát huy công dụng tốt nhất với từng đối tượng. Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nhung hươu có nóng không? Nhung huơu nóng hay mát

Uống nhung hươu không nóng

Nhung hươu dùng đúng liệu lượng sẽ không nóng

Trong cơ thể của loài hươu có một bộ phận đặc biệt với khả năng tái sinh một cách trọn vẹn mà chúng ta vẫn gọi là sừng hươu.

Sừng hươu được cấu tạo từ xương và tăng trưởng hằng năm, đến một giai đoạn nhất định sừng hươu sẽ già đi, rụng xuống sau đó mọc sừng mới lên. Sừng hươu ở giai đoạn trước khi hóa cứng thường được gọi là nhung hươu.

Nhung hươu có vị ngọt, tính ôn và mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Như bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng, bổ huyết, chống lão hõa, nhung hươu chữa bệnh

Xem thêm: Nhung hươu có công dụng gì?

Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc quanh việc sử dụng nhung hươu. Ví dụ như nhung hươu có nóng không? Nhung hươu nóng hay mát? Uống nhung hươu có nóng không là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn.

Như đã được nêu ở trên, nhung hươu có vị ngọt, tính ôn. Trong đông y, ôn có nghĩa là ấm. Nhiều người thường nhầm lẫn ôn là trung tính. Nhung thực chất tính bình mới là trung tính, không lạnh, không nóng.

Nhung hươu có tính ôn, ấm. Dùng nhung hươu không nóng. Nhưng nếu dùng không đúng liều lượng, không đúng cách cũng có thể khiến cơ thể sinh nhiệt.

Một số người dùng nhung hươu và có tình trạng như lở ngứa, nứt da. Việc này không hẳn là bởi việc sử dụng không đúng liều lượng mà còn có thể do cơ địa. Nếu mới dùng mà đã có tình trạng như vậy thì có thể do mẫn cảm, dị ứng với nhung hươu.

Việc không hợp với nhung hươu cũng không phải là điều khó hiểu. Bởi lẽ, trong nhung hươu chứa rất nhiều dưỡng chất, dược liệu khác nhau. Bên cạnh đó, nhung hươu có nguồn gốc động vật nên tình trạng một số người không hợp là khó tránh khỏi.

Xem thêm: Nhung hươu có chất gì?

Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Nhung hươu có nóng không?“là: Dùng nhung hươu không khiến cơ thể nóng hơn hay phải chịu bất kỳ tác dụng phụ nào nếu chúng ta tuân thủ đúng cách sử dụng, đúng liều lượng và đối tượng dùng.

Nhung hươu dù tốt nhưng chúng ta không nên dùng kéo dài mà nên có khoảng thời gian ngừng nghỉ để cơ thể kịp hấp thu các chất dinh dưỡng.

2. Liều lượng dùng nhung hươu phù hợp

Nấu cháo nhung hươu với rau củ để giảm bớt tính ôn của nhung hươu

Nấu cháo nhung hươu với rau củ để giảm bớt tính ôn của nhung hươu

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc ăn, uống nhung hươu có nóng không? Nhung hươu nóng hay mát? Dưới đây Viên nhung hươu sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nhung hươu sao cho đúng liều lượng, cách dùng để mang lại hiệu quả tối ưu.

Trước tiên, bởi vì tính ôn nên những đối tượng nên tránh sử dụng nhung hươu sẽ là:

  • Những người có cơ địa bị nóng trong, đầu bốc hỏa, phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ bị âm hư sinh nội nhiệt (Người bị âm hư có những triệu chứng như: người gầy, thường xuyên bị sốt về chiều, miệng khô, hay khát nước, táo bón, tiểu tiện khó)
  • Người bị huyết áp cao, tiêu chảy, tỳ vị hư, người hẹp van tim, viêm thận nặng, … 
  • Người có hỏa vượng cao như viêm phế quản, gan nóng, sốt nóng, khạc đờm vàng.

Bởi lẽ, những đối tượng này đang có tính nóng hơn bình thường, nếu sử dụng nhung hươu (tính ấm) sẽ khiến người dùng càng bị nóng hơn.

Nhung hươu có thể dùng cho đối tượng sau:

  • Người thiếu máu, suy nhược cơ thể muốn bồi bổ sức khỏe.
  • Nam giới gặp vấn đề về sinh lý như tinh trùng kém, hoạt tinh.
  • Phụ nữ gặp phải chứng rong huyết, rong kinh… .
  • Người lớn tuổi muốn bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe, giúp tinh thần minh mẫn và kéo dài tuổi thọ.
  • Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cần bổ sung dinh dưỡng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Người gầy yếu muốn tăng cân.
  • Người mới ốm dậy hoặc sau khi làm phẫu thuật, cần phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Người chơi thể thao muốn tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp… .

Cụ thể:

  • Người trưởng thành:
    • Nhung hươu tươi: Sử dụng 2-5gr mỗi ngày (tương ứng với 2 – 3 lát nhung)
    • Nhung hươu khô: 1-3 gr mỗi ngày

Mỗi tuần dùng khoảng 2 – 3 lần (nghĩa là cách 1 – 2 ngày dùng 1 lần). Trường hợp dùng nhiều hơn cần có sự chỉ định của ý bác sĩ.

  • Trẻ em: Nhung hươu cho trẻ em có nhiều cách sử dụng và nhiều công dụng khác nhau. Trẻ trên 3 tuổi đã có thể bắt đầu sử dụng nhung hươu. Cách sử dụng nhung hươu và liều lượng sẽ tùy độ tuổi và thể trạng khác nhau của từng trẻ.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau để có cái nhìn cụ thể hơn: Cách dùng nhung hươu cho trẻ em

Theo nhận định của BS Nguyễn Văn Hướng chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: Nhung hươu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhung hươu nóng hay mát thì cần phải phụ thuộc vào cách sử dụng và liều dùng để tránh gây phản tác dụng.

  • Cụ thể, nếu dùng nhung hươu sai cách như dùng quá liều, dùng sai đối tượng sẽ gây những hậu quả nặng nề như: Động huyết, đổ mồ hôi trộm liên tục, toàn thân co giật.
  • Đặc biệt, trong quá trình chế biến nhung phải làm sạch hoàn toàn lông nhung. Nếu không những lông nhung này khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa một cách trầm trọng như viêm ruột, viêm đường tiêu hóa thậm chí dẫn đến tử vong.

3. Chế biến nhung hươu thế nào giúp giảm bớt tính ôn

Có nhiều cách chế biến để giảm bớt đi tính ôn của nhung hươu. Bạn có thể tham khảo cách ăn nhung hươu đúng cách cách uống nhung hươu hiệu quả để tìm lời giải đáp chi tiết hơn.

Thông thường nhung hươu tươi sẽ có tính “ấm” nhiều hơn nhung hươu khô. Bởi nhung hươu tươi còn nhiều huyết tươi từ hươu. Với trẻ em, nên dùng nhung hươu khô dạng bột để tính ôn được giảm bớt. Một vài cách chế biến nhung hươu khô để giảm bớt tính ôn như:

  • Nhung hươu khô ngâm mật ong: Mật ong có tính bình, không độc. Với tác dụng giải độc, thông tiện, nhuận phế, điều hòa các dược liệu khác nên cực kỳ phù hợp để ngâm rượu vừa giúp giảm bớt tính “ôn” của nhung hươu, vừa giúp tăng cường sức khỏe.
  • Nhung hươu hầm bồ câu, hạt sen, kỷ tử: Những nguyên liệu này kết hợp với nhung hươu đều có tính bình, không nóng. Khi kết hợp cùn nhung hươu sẽ giúp tính “ấm” của nhung hươu được giảm bớt.
  • Cháo nhung hươu với rau củ: Rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất. Điều này giúp cho món ăn bớt được tính ôn, thanh và mát hơn cho người sử dụng.

Bên cạnh băn khoăn cho việc uống nhung hươu có nóng không thì cũng có nhiều câu hỏi cho việc uống nhung hươu có béo không? Cái gì “quá” cũng không tốt. Mọi thứ nên được dùng đúng liều, đúng cách để mang lại hiệu quả, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Những thông tin trong bài viết có lẽ đã giải đáp được thắc mắc nhung hươu có nóng không của rất nhiều người quan tâm đến loại dược liệu này. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời sử dụng nhung hươu một cách tốt nhất.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: