Phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt: Nguyên nhân và cách chữa


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-03-17 10:18:11

Hiện tượng phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn không phải chuyện hiếm, khiến cuộc sống sau khi sinh gặp cản trở: không thể tập trung làm việc, có thể bị té ngã, xảy ra chấn thương một cách bất ngờ. Đôi khi, nó cũng là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý.

Vì thế, mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời ngay khi có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn sau khi sinh.

1. Vì sao phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt đau đầu?

Phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân

Phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân

Sau sinh cơ thể có sự thay đổi nhiều về nội tiết, tâm sinh lý, khiến cho phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt, đau đầu, làm cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn và ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Dù kiêng cữ cẩn thận, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không làm việc nặng hay hoạt động gắng sức, mẹ vẫn có thể bị đau đầu chóng mặt trong khoảng 2 – 3 tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do căng thẳng hoặc mắc một số bệnh lý sau sinh. Cụ thể như sau:

1.1. Phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình

Phụ nữ sau sinh thường bị mất máu nhiều, cộng với áp lực chăm con, kinh tế gia đình làm cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi, buồn phiền, mất ngủ, sức khỏe suy kiệt, gây rối loạn tiền đình và có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Tiền đình là hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hốc tai, có vai trò giữa cho cơ thể thăng bằng và có tác động lớn đến tư thế, cử chỉ, hành động của các bộ phận trên cơ thể. Chính vì thế, khi bị rối loạn tiền đình, chúng ta không tự điều chỉnh được hành động và thường có cảm giác chóng mặt.

1.2. Thiếu máu sau sinh gây chóng mặt, đau đầu

Thiếu máu nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt sau sinh

Thiếu máu nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt

Quá trình sinh nở mất máu nhiều cùng với chế độ dinh dưỡng thiếu sắt không đủ cung cấp cho mẹ và bé. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, thiếu máu ngay từ khi mang thai dẫn tới hiện tượng thiếu máu sau sinh. Lúc này, máu bị loãng, lượng hồng cầu trong máu giảm kèm theo sắc tố giảm làm cho mẹ dễ bị chóng mặt, buồn nôn.

Thiếu máu khiến phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt đột ngột, hoa mắt, đau đầu buồn nôn, mệt mỏi rã rời, không muốn làm gì kể cả sinh hoạt hằng ngày (thường là hơn 6 tuần sau sinh). Khó thở, tức ngực, da xanh xao, tái nhợt, tóc khô gãy rụng, móng tay giòn, ăn không ngon miệng, hay nóng giận, cáu kỉnh vô cớ… .

1.3. Thiếu máu não sau sinh khiến phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt

Tình trạng thiếu máu lên não giờ đây không chỉ xuất hiện ở người già mà còn xuất hiện ở cả phụ nữ sau sinh, sau quá trình sinh đẻ mất quá nhiều máu, chưa kịp hồi phục.

Thiếu máu não là tình trạng máu bị loãng, lượng hồng cầu trong máu giảm, tuần hoàn máu lên não bị giảm. Điều này khiến cho việc cung cấp oxy và dưỡng chất bị giảm, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều phần trên não. Mẹ sau sinh bị thiếu máu lên não có thể dẫn đến các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tư duy, trí nhớ giảm, rối loạn giấc ngủ.

Lúc này, việc quan trọng nhất là mẹ cần bổ sung các thực phẩm bổ máu cho người thiếu máu, bao gồm các chất: Sắt, Vitamin B12, Acid Folic,… để lượng máu bị mất khi sinh con được khôi phục.

1.4. Tụt huyết áp khiến phụ nữ sau sinh bị chóng mặt

Huyết áp xuống thấp hơn 90/60mmHg sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu lên não và đi tới các cơ quan trong cơ thể, khiến phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt, vã mồ hôi, hoa mắt, choáng váng.

Cùng với biểu hiện này, các mẹ sau sinh sẽ bị đau đầu, buồn nôn, mắt mờ mờ, mệt mỏi, chân tay lạnh, khả năng tập trung và trí nhớ giảm sút…

1.5. Căng thẳng, trầm cảm sau sinh khiến cơ thể mệt mỏi

Đối với mẹ sinh con đầu lòng thường không có kinh nghiệm chăm sóc con nên hay lo lắng, cảm thấy áp lực. Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, mẹ thường thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm nhẹ sau sinh – khiến cho phụ nữ sau sinh bị hoa mắt, chóng mặt.

1.6. Suy nhược cơ thể khiến phụ nữ sau sinh bị chóng mặt, đau đầu

Đau đớn trong quá trình sinh nở vất vả, những khác biệt trong cách chăm sóc trẻ, áp lực giảm cân lấy lại vóc dáng, sự thiếu quan tâm từ gia đình… tất cả không chỉ khiến tinh thần suy sụp mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Tình trạng suy nhược cơ thể sau sinh khiến các cơ quan bên trong không có đủ năng lượng và dinh dưỡng để hoạt động, có thể khiến phụ nữ sau sinh bị sốt và đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

1.7. Tác dụng phụ của thuốc tê gây chóng mặt buồn nôn

Với trường hợp sinh mổ, mẹ cần sử dụng thuốc tê trong quá trình sinh con, lượng thuốc còn dự lại có thể khiến sản phụ bị chóng mặt sau sinh mổ, tình trạng thường diễn ra khoảng 3 – 4 ngày sau sinh.

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, bị chóng mặt ít hay nhiều, nhẹ hay nặng thì mẹ cũng cần lưu tâm và tìm cách khắc phục tình trạng này sớm nhất, tránh ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe sau sinh.

Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi thực tế hiện tượng phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn đều là những triệu chứng khá phổ biến của các mẹ sau khi sinh.

Tùy vào những biểu hiện, mức độ chóng mặt nặng nhẹ mà mẹ nên có cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là các cách chữa chóng mặt, đau đầu cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.

2. Cách xử lý khi phụ nữ sau sinh bị chóng mặt đột ngột

Bấm huyệt cổ tay giúp khắc phục chứng chóng mặt cho phụ nữ sau sinh

Bấm huyệt cổ tay giúp ổn định chứng chóng mặt của phụ nữ sau sinh ngay tức thời

Khi phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt đột ngột, hãy thực hiện ngay 5 cách sau để ổn định hệ thần kinh cho mẹ:

  • Nghỉ ngơi, hít thở sâu: Ngồi ngay xuống nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt, hít thở sâu để cung cấp oxy lên não, làm cho cơ thể đỡ choáng váng hơn. Hãy ăn nhẹ và uống một ly sữa nóng, nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, ít tiếng ồn.
  • Uống nước gừng, trà gừng: Giúp máu lưu thông lên não, giảm chóng mặt tức thời cho phụ nữ sau sinh. Nếu không có nước gừng, trà gừng thì mẹ có thể ngậm ngay một lát gừng tươi cho đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.
  • Uống nước chanh: Chanh chứa nhiều vitamin C giúp đầu óc tỉnh táo, khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã chứng minh chỉ cần khoảng 600mg vitamin C (1/2 quả chanh) mỗi ngày, tình trạng hoa mắt, chóng mặt của phụ nữ sau sinh sẽ giảm trong vòng 2 tháng.
  • Sử dụng chanh mật ong hoặc nước đường: 2 loại nước uống này đều cung cấp cho cơ thể năng lượng nhanh, cải thiện nồng độ glucose và loại bỏ biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn sau khi sinh. Mẹ có thể thêm ít muối hay hạt tiêu vào nước chanh ấm để uống, thêm vài lát vỏ chanh thái nhuyễn hay vài giọt tinh dầu vỏ chanh vào thức ăn.
  • Bấm huyệt cổ tay: Một cách chữa chóng mặt, đau đầu cho phụ nữ sau sinh ngay tức thời nữa là phương pháp bấm huyệt cổ tay. Bấm vào giữa 2 gân cổ tay, ở cẳng tay bên trong với độ rộng khoảng 3 ngón tay và day bấm huyệt trong vòng 4 – 5 giây, tình trạng chóng mặt, buồn nôn sẽ giảm bớt.

3. 3+ cách chữa cho phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt kéo dài

Trường hợp phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt và kéo dài lâu ngày, dai dẳng không dứt, mẹ hãy thực hiện đồng thời 5 biện pháp sau.

3.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng giúp mẹ sau sinh hết đau đầu, chóng mặt

Bổ sung rau củ quả khắc phục phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt

Tăng cường rau củ quả tự nhiên để bù đắp dinh dưỡng và năng lượng đã mất, khắc phục tình trạng chóng mặt sau sinh

Phụ nữ sau sinh hay bị đau đầu, chóng mặt, cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất nâng cao sức khỏe từ sâu bên trong. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà phụ nữ sau sinh nên làm.

  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương, đậu xanh, tôm, cua , cá,… cung cấp năng lượng, hoạt động sinh lý tạo sữa cho con bú cho phụ nữ sau sinh. Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ cần nạp 79g/ngày. Còn sau 6 tháng, giảm xống là 73g/ngày.
  • Chất bột đường: Gạo, bún, miến, phở, củ, khoai… cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp giảm cơn chóng mặt tức thời.
  • Chất béo: Thit, vừng, lạc, đậu tương, sữa, bơ, … cung cấp năng lượng, giúp cơ thể hấp thu các vitamin A, D, E, K, chuyển hóa vào sữa, tốt cho trí não và thị lực của bé. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ cần bổ sung 20 – 30% là chất béo.
  • Vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả, cá, tôm, cua, sữa… giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, vitamin A, B1, D ảnh hưởng đến các vi chất có trong sữa mẹ cho con bú. Trong 1 tháng đầu sau sinh, mẹ nên uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị.
  • Đặc biệt, để cải thiện tình trạng thiếu máu gây ra hiện tượng chóng mặt sau sinh, mẹ cần chú ý tăng cường các thực phẩm bổ máu như: thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, trứng gà, đậu nành, bí đỏ, trái cây giàu vitamin C, rau lá màu xanh đậm, nhung hươu,…

3.2. Ngủ nghỉ khoa học để loại bỏ chứng chóng mặt sau sinh

Cùng với việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh cũng cần cải thiện chế độ sinh hoạt để khắc phục tình trạng hay bị chóng mặt sau sinh. Cụ thể là:

  • Sắp xếp công việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc, 7 – 8 tiếng/ngày, trong khoảng thời gian 2 – 3 tiếng khi bé thức dậy đòi bú thì tranh thủ chợp mắt.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hằng ngày. Đồng thời, tránh tắm và ngâm mình trong nước ở nơi không kín gió.
  • Chia sẻ các công việc với chồng, người thân để bớt gánh nặng công việc nhà, áp lực chăm sóc con và có thêm thời gian nghỉ ngơi.

3.3. Luyện tập thể dục thể thao để phục hồi sức khỏe sau sinh

Phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt nên luyện tập thể dục thể thao giúp săn chắc cơ bụng, giảm cân, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn. Mỗi ngày mẹ nên dành ít nhất 30 phút để luyện tập. Một số cách luyện tập mà mẹ sau sinh nên thực hiện là:

3.3.1. Thiền

Duy trì thói quen thiền vào sáng sớm mỗi ngày sẽ giúp phụ nữ sau sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi; khắc phục chứng chóng mặt, đau đầu buồn nôn; để tâm hồn thư thái, yên bình; tăng khả năng tập trung, ngủ ngon hơn.

Thiền giúp khắc phục tình trạng phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt

Thiền giúp khắc phục tình trạng phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lựa chọn thời gian, địa điểm tập thiền. Chú ý nơi tập phải có không gian yên tĩnh
  • Bước 2: Sắp xếp một số đồ vật mà khi thiền mẹ cần đến để tâm hồn đạt tới trạng thái tư giãn như gối, cây nhanh, tinh dầu thơm, bức ảnh… .
  • Bước 3: Ngồi xếp bằng hoặc nằm xuống, giữ sống lưng thẳng để có thể thở sau một cách dễ dàng.
  • Bước 4: Suy nghĩ tích cực. Khi tâm trí bắt đầu suy nghĩ lan man thì nhẹ nhàng hít sâu và điều chỉnh lại.

3.3.2. Đi bộ

Đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều mát là cách giúp mẹ sau sinh cải thiện tuần hoàn máu, giảm cân, tăng cường sức khỏe, chống trầm cảm và hiện tượng đau đầu, chóng mặt sau khi sinh.

Cách thực hiện:

  • Mẹ có thể để bé ngồi trong xe đẩy hoặc địu bé rồi cùng đi dạo ở nơi có không gian thoáng đãng như bờ hồ, công viên.
  • Tư thế đi bộ: Ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước để tạo ra các bước chân dài và điều chỉnh cổ để thoải mái, đồng thời ưỡn ngực, vận động cơ mông.
  • Nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4 – 5 ngày/tuần và đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

3.3.3. Yoga tư thế cá heo

Tập yoga đều vô cùng hữu ích với cả các mẹ mang thai và các mẹ sau sinh. Yoga giúp cơ thể phụ nữ sau sinh phục hồi năng lượng, duy trì sức khỏe, cải thiện tuần hoàn não, đẩy lùi chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau lưng sau sinh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi trên thảm ở tư thế kim cương, mông đặt lên trên gót chân, 2 tay đặt trên đầu gối, giữ cho lưng thật thẳng.
  • Bước 2: Lấy tay trái nắm lấy khuỷu tay phải, tay phải nắm khuỷu tay trái rồi hạ 2 khuỷu tay xuống sao cho khuỷu tay và vai thẳng hàng với nhau.
  • Bước 3: Đưa 2 tay ra trước, đan chặt 2 tay lại, đặt tay chạm sàn.
  • Bước 4: Mở rộng bàn chân bằng vai và chống mũi chân hình thành tư thế “cá heo” giúp tăng đẩy máu lên não và phòng chống hoa mắt, chóng mặt.
  • Bước 5: Hít vào, bụng phồng lên rồi thở ra, đẩy mông lên.

4. Khi nào phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt cần đi gặp bác sĩ?

Tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên cần đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời

Tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên sau sinh cần đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời

Nếu các mẹ có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, thì tình trạng này hoa mắt chóng mặt sau sinh có thể thuyên giảm trong vòng vài tháng. Nhưng nếu phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt kéo dài không dứt, kèm theo các các dấu hiệu sau thì cần phải đi khám bác sĩ ngay:

  • Đau đầu, buồn nôn liên tục.
  • Chóng mặt, tụt huyết áp đến mức không đi được.
  • Mờ mắt, ù tai.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Tê hoặc tê liệt cánh tay hoặc chân.

Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị khác nhau. Ví dụ như bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung sắt nếu thiếu máu, uống thuốc cải thiện tuần hoàn máu não nếu thiếu máu não, dùng thuốc nâng huyết áp nếu chỉ số huyết áp quá thấp…

Dù ít hay nhiều, nặng hay nhẹ khi phụ nữ sau sinh hay bị chóng mặt đều cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục tốt nhất đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Voi con voicon08112014@gmail.com

08/04/2021 12:23:53

E sinh được 4 tháng, dạo gần đây e hay bị chóng mặt và buồn nôn, đầu có cảm giác quay cuồng, không thể mở mắt được. E vẫn bổ sung sắt và canxi sau sinh bình thường, xin hỏi như vậy e có cần đi khám không ạ, vì e cách rất xa trung tâm

Các tin cùng chuyên mục: