Đánh bay chứng đau đầu cho phụ nữ sau sinh NGAY TẠI NHÀ


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-03-12 09:30:51

Có đến 40% phụ nữ sau sinh bị đau đầu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chỉ với 7 biện pháp sau đây mẹ có thể “thổi bay” cơn đau nhanh chóng mà không cần dùng thuốc, vừa đảm bảo an toàn lại cực kỳ hữu hiệu.

1. Tại sao phụ nữ sau sinh bị đau đầu?

Phụ nữ sau sinh bị đau đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị nhanh chóng.

1.1. Stress, thiếu ngủ

Suy giảm sức khỏe, cùng với sự xuất hiện của em bé, giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của các bà mẹ bị đảo lộn khiến cơ thể bị mệt mỏi và áp lực tâm lý nặng nề. Đa số các mẹ cho biết họ thường xuyên bị thiếu ngủ do phải thức khuya chăm con và dễ bị lo lắng mỗi khi con quấy khóc.

Các vấn đề về tâm lý và thể chất kéo dài khiến cho hệ thần kinh của mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng dẫn đến chứng đau đầu sau sinh.

1.2. Thay đổi hormone

Nồng độ Estrogen giảm mạnh sau sinh gây nên chứng đau đầu

Nồng độ Estrogen giảm mạnh sau sinh gây nên chứng đau đầu

Các bác sĩ cho biết, nồng độ hormone Estrogen giảm mạnh sau khi sinh là nguyên nhân làm tăng áp lực lên thành mạch máu. Đây cũng là lý do khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc chứng đau đầu.

1.3. Thiếu máu

Quá trình sinh nở thường khiến phụ nữ mất một lượng máu lớn và gây ra tình trạng thiếu máu sau sinh. Thiếu máu dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn máu lên não gây thiếu dưỡng chất và oxy. Lúc này, các triệu chứng đau nhức đầu sẽ xuất hiện để cảnh báo cho người bệnh biết.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Bổ máu cho người thiếu máu

1.4. Tác dụng của các gốc tự do

Gốc tự do là các yếu tố được sinh ra do các quá trình chuyển hóa, áp lực tâm lý, điều kiện môi trường sống…. Điều tệ hại là các gốc tự do lại gây hại cho cơ thể.

Ở phụ nữ sau sinh, gốc tự do có thể xâm nhập vào lớp nội mạc của mạch máu làm hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa này cản trở quá trình lưu thông máu gây thiếu máu lên não dẫn đến chứng đau đầu, nhức đầu.

1.5. Ứ đọng huyết độc

Đau đớn do quá trình sinh nở có thể gây ra tổn thương và hình thành các cục máu đông nhỏ. Chúng di chuyển đến mạch máu não và đọng lại ở đó gây cản trở lưu thông máu và tăng áp lực thành mạch tại vị trí đó.

Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhói buốt tại một điểm trên đầu mà không rõ nguyên nhân. Nếu không được khắc phục kịp thời, các cục máu đông này có thể gây tắc mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1.6. Tác dụng phụ của thuốc

Các thuốc gây mê hoặc gây tê sử dụng trong quá trình sinh mổ cũng có thể khiến phụ nữ sau sinh bị đau đầu. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài quá lâu và có thể kết thúc sau khoảng 1 tuần.

2. Các dạng đau đầu ở phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh hay bị đau đầu. Triệu chứng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

2.1. Đau đầu nguyên phát

Những cơn đau nửa đầu ngăn cản mọi hành động, suy nghĩ, công việc của mẹ

Những cơn đau nửa đầu ngăn cản mọi hành động, suy nghĩ, công việc của mẹ

Đau đầu nguyên phát thường là tình trạng xuất hiện do biến đổi từ chính cơ thể như sự sụt giảm hormon và tác động từ các yếu tố môi trường xung quanh. Đau đầu nguyên phát thường có 2 dạng chính, bao gồm:

  • Đau đầu do căng thẳng: Đặc trưng với cơn đau từ cổ rồi lan tỏa ra toàn bộ vùng đầu, kéo dài khoảng 30 phút hoặc lâu hơn. Mức độ đau đầu do căng thẳng được xếp ở mức nhẹ đến trung bình.
  • Đau nửa đầu: Cơn đau thường xảy ra ở một bên đầu kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn và khó chịu với tiếng động, ánh sáng. Đôi khi, người bệnh có thể cảm thấy hoa mắt và tê liệt thị giác tạm thời.

2.2. Đau đầu thứ phát

Đau đầu thứ phát gồm có 2 dạng như sau:

  • Tiền sản giật sau sinh: Xuất hiện khi mẹ bị tăng huyết áp hoặc thừa protein trong nước tiểu. Các cơn đau đầu tiền sản giật xuất hiện ở 2 bên đầu, đau rất dữ dội kèm theo triệu chứng đau bụng buồn nôn, co giật và giảm số lần đi tiểu.
  • Máu tụ dưới màng cứng: Cơn đau này xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc gây tê. Người bệnh có thể bị đau đầu dữ dội trong khoảng 72h sau phẫu thuật. Cơn đau nặng hơn khi người bệnh ngồi hoặc đứng thẳng kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, cứng cổ, giảm khả năng nghe, nhìn.

3. Đau đầu sau sinh có nguy hiểm không?

Phụ nữ thường bị đau đầu sau sinh. Vậy điều này có nguy hiểm không?

Đau đầu sau sinh là một trong những yếu tố điển hình làm suy giảm chất lượng sống của người mẹ.

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ

Cảm giác đau nhức, khó chịu, dinh dưỡng và nghỉ ngơi không đầy đủ khiến cơ thể yếu ớt, không đủ sữa cho con. Em bé cũng cảm nhận được những căng thẳng từ mẹ và quấy khóc nhiều hơn.

Quá trình này lặp đi lặp lại thành một vòng tuần hoàn khiến mẹ “bị cuốn trong vòng vây” của sự mỏi mệt nếu cơn đau đầu không chấm dứt.

  • Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh
Đau đầu là yếu tố thúc đẩy trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Đau đầu là yếu tố thúc đẩy trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Khi đau đầu bạn rất dễ nổi cáu với những người xung quanh, giảm sự quan tâm và thu hẹp mình nhiều hơn. Chứng bệnh mất ngủ, khó ngủ xuất hiện cùng với cơn đau làm hệ thần kinh càng “tê liệt”.

Nếu trong lúc này người thân không quan tâm, động viên sẽ khiến họ bị mặc cảm, buồn rầu và mệt mỏi. Lâu dần, những tích tụ tâm lý tiêu cực có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

  • Biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

Phụ nữ sau sinh bị đau đầu đôi khi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: U não, viêm màng não, co thắt mạch máu não…. Đây là những bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Dù đau đầu sau sinh do nguyên nhân gì mẹ cũng nên nhanh chóng tìm cách khắc phục, cải thiện chất lượng cuộc sống.

4. 7 cách điều trị dứt điểm đau đầu cho phụ nữ sau sinh tại nhà

4.1. Bấm huyệt, Massage

Đây là những phương pháp tác động trực tiếp đến huyệt đạo, cơ bắp trên cơ thể, giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa năng lượng xấu, kích thích tuần hoàn máu, từ đó cải thiện hiệu quả chứng đau đầu sau sinh.

  • Massage thái dương:
    • Bạn khép bàn tay lại để các đầu ngón tay chụm vào nhau. Dùng đầu ngón tay đặt vào thái dương và miết theo đường từ thái dương ra sau tai xuống gáy. Thực hiện liên tục  3 – 5 lần.
    • Tiếp sau đó, bạn đặt bàn tay lên trán, úp lòng bàn tay vào trong và miết từ giữa lông mày sang 2 bên, điểm dừng là huyệt thái dương. Động tác này cần thực hiện 6 lần.
    • Sau đó, bàn tay vẫn đặt trên trán, thực hiện miết chéo từ hai hàng lông mày lên đỉnh đầu. Dùng ngón giữa ấn vào huyệt bách hội theo viền tóc đến thái dương và day nhẹ.
  • Massage vai gáy:
Massage vai gáy hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả

Massage vai gáy hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả

    • Sử dụng hai bàn tay bắt đầu xoa từ vùng sau cổ, di chuyển từ phần gáy xuống lưng và khớp vai.
    • Bóp mạnh từ khớp vai ra đầu vai bằng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái. Dùng mu bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ trong khoảng 1 – 2 phút.
    • Cuối cùng, tìm vị trí đốt sống cổ thứ 7 và day đều lực xung quanh.
  • Ấn huyệt trên đỉnh đầu: Khơi thông kinh mạch, làm tan các cục máu đông, giải tỏa năng lượng xấu trong cơ thể.
    • Để các ngón tay giữ ở vị trí thái dương sau đó chồng hai ngón cái lên nhau, ấn quãng cách nhau khoảng 2,5 cm về đỉnh đầu đến khi quá khoảng cách mà tay với tới.
    • Sau đó, khép 4 ngón tay và massage từ xương chẩm ra sau đầu theo đường xoắn ốc. Động tác này thực hiện trên toàn bộ vùng da đầu.
    • Tiếp theo, luồn tay qua tóc theo hướng từ trước ra sau để cho ngón tay tạo lực massage cho da đầu. Giật nhẹ một lọn tóc hết lượt đầu.

4.2. Chườm nóng, chườm lạnh

Tác dụng nhiệt cũng là phương pháp giúp phụ nữ sau sinh bị đau đầu giảm nhanh khó chịu.

  • Chườm nóng: Nhiệt nóng giúp mạch máu giãn nở, tăng lưu thông máu, dưỡng chất và oxy lên não. Mẹ chỉ cần dùng gối chườm ấm hay dùng nước chảy xuống từ vòi nước hoa sen tác động vào vùng cổ vai gáy liên tục trong khoảng 15 phút. Cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ của nước để tránh bị bỏng.
  • Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh được rút ra từ thực tế khi rất nhiều người cảm thấy cơn đau được cải thiện với phương pháp này. Mẹ chỉ cần quấn một cục đá vào khăn sạch hoặc dùng khăn lạnh chườm lên vùng trán và thái dương trong 15 phút.

4.3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ 7-8h mỗi ngày giúp giảm áp lực và khắc phục chứng đau đầu

Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ 7-8h mỗi ngày giúp giảm áp lực và khắc phục chứng đau đầu

Nghỉ ngơi là phương pháp giúp cơ thể phục hồi năng lượng và là thời điểm để các hoạt động tái tạo, làm lành tổn thương diễn ra. Với những người thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và mất sức thì nghỉ ngơi là điều cực kỳ quan trọng.

Các cơn đau đầu, mệt mỏi có thể được cải thiện đáng kể sau những giấc ngủ sâu. Do vậy, các mẹ cần chủ động dành thời gian chăm sóc cơ thể mình.

4.4. Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước sẽ đảm bảo khối lượng sữa và lượng máu, hạn chế thiếu máu lên não và khắc phục triệu chứng đau đầu nhanh chóng.

Lượng nước khuyến cáo mà các bà mẹ cần bổ sung vào cơ thể là 2,5 – 3 lít. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài nước lọc, mẹ có thể dùng thêm nước hoa quả hay các loại sinh tố để vừa bổ sung nước lại tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

4.5. Thư giãn giảm căng thẳng

Bất cứ khi nào cảm thấy ức chế và áp lực, mẹ hãy chia sẻ với người thân của mình. Những căng thẳng, áp lực trong lòng được giải tỏa sẽ mang đến năng lượng tích cực hơn.

Đồng thời, hãy dành thời gian cho các bài tập thể chất như đi bộ, yoga, ngồi thiền…. Tránh các xung đột cãi vã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý sẽ khiến cơn đau đầu trở nên trầm trọng hơn.

4.6. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Phụ nữ sau sinh bị đau đầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.

  • Nhóm thịt: Khuyến khích sử dụng các loại thịt nạc, bò, gà, tôm…
  • Các loại hạt đỗ: Đậu nành, đậu tương, đậu xanh, đậu cô ve….
  • Rau củ nhiều vitamin: Nên lựa chọn các loại rau đậm màu có hàm lượng vitamin cao và chất xơ như rau ngót, rau dền, mồng tơi,mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, súp lơ xanh…

Các mẹ không nên vì mong muốn lấy lại vóc dáng mà áp dụng chế độ ăn kiêng quá đà khiến cơ thể suy nhược, khó hồi phục.

4.7. Viên nhung hương cải thiện đau đầu hiệu quả

Viên nhung hươu là sản phẩm được nhiều bà mẹ sau sinh tin dùng

Viên nhung hươu là sản phẩm được nhiều bà mẹ sau sinh tin dùng

Viên nhung hươu của Dược phẩm TW3 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP. Sử dụng nhung hươu Maral nhập khẩu từ Liên Bang Nga – loại nhung hươu danh tiếng và có giá trị nhất hiện nay, kết hợp với Vitamin C, E, khoáng chất.

Ngày nay, nhung hươu được nghiên cứu và bào chế thành dạng viên để tiện lợi cho việc sử dụng và đảm bảo hàm lượng phù hợp nhất. Viên nhung hươu có tác dụng như nhung hươu tươi giúp:

  • Tăng cường hormone Estrogen.
  • Loại bỏ các gốc tự do.
  • Tăng cường dinh dưỡng trong máu.
  • Kích thích tăng tuần hoàn máu lên não.

5. Phụ nữ sau sinh bị đau đầu có nên sử dụng thuốc?

Sử dụng thuốc là một trong những vấn đề nhạy cảm với bà mẹ đang cho con bú. Một số loại thuốc có thể qua hàng rào sữa mẹ và vào hệ tiêu hóa của bé. Lúc này, chức năng của các cơ quan chưa hoàn thiện có thể khiến bé gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên thực tế, khi cơn đau quá khó chịu, các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn cho mẹ cho con bú. Tuy nhiên, để chắc chắn về các loại thuốc này và cách sử dụng, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

6. Khi nào phụ nữ sau sinh nên đi khám bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng đau đầu sau sinh không cải thiện

Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng đau đầu sau sinh không cải thiện

Nhiều mẹ chủ quan bởi nghĩ rằng đau đầu sau sinh là hiện tượng “bình thường” mà ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm và cần thận trọng bởi cơn đau đầu đôi khi có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên đến các trung tâm y tế trong các trường hợp sau đây

  • Cơn đau đầu không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn.
  • Đau đầu kéo dài hơn 24 giờ.
  • Sốt.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Chóng mặt.
  • Co giật.

Phụ nữ sau sinh bị đau đầu hoàn toàn có thể cải thiện nếu có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học và áp dụng đúng những cách trên. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: