4 nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị tê tay và cách xử lý


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-03-03 06:10:54

Tê tay khiến mẹ gặp khó khăn khi bồng bế, pha sữa cho bé yêu hay chăm sóc bản thân mình. Nguyên nhân phụ nữ bị tê tay sau sinh có thể được chia ra thành 4 nhóm chính. Mẹ hãy cùng tham khảo để biết mình đang ở trường hợp nào nhé.

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị tê tay

1.1. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ

Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ

Sau sinh, nhu cầu dinh dưỡng tăng gấp nhiều lần do phải đảm bảo dưỡng chất cho cả em bé. Mẹ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng và xuất hiện các triệu chứng khó chịu, trong đó có tê bì chân tay. Theo các chuyên gia, nhóm dưỡng chất thiếu hụt thường là:

  • Thiếu Canxi

Canxi là thành phần chính quyết định độ chắc khỏe của xương, khớp. Ngoài ra Canxi cũng là yếu tố tham gia hoạt động dẫn truyền của các tế bào thần kinh. Do đó, khi cơ thể bị thiếu Canxi, triệu chứng tê bì chân tay sẽ xuất hiện.

  • Thiếu Sắt, thiếu máu

Sắt là chất khoáng trực tiếp tham gia vào cấu trúc của tế bào hồng cầu. Do đó, thiếu Sắt có thể gây ra thiếu máu. Lượng máu đi nuôi dưỡng các chi không đủ sẽ khiến mẹ bị tê chân tay, lạnh chân tay.

  • Thiếu vitamin B1, B2

Vitamin B1 là chất chịu trách nhiệm cho quá trình chuyển hóa các dưỡng chất. Do đó, thiếu hụt vitamin B1 sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Cùng thuộc Vitamin nhóm B, Vitamin B2 tham gia trực tiếp vào quá trình tạo tế bào hồng cầu. Thiếu hụt Vitamin B2 có thể gây thiếu máu hoặc hồng cầu dị dạng và gây ra triệu chứng tê mỏi tay, chân.

  • Kali

Hoạt động co bóp của tế bào cơ tim bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất khoáng Kali. Do vậy, khi thiếu hụt Kali, hoạt động của cơ tim có thể bị rối loạn dẫn đến máu bơm đến não, tay chân bị thiếu, gây ra tình trạng tê bì, lạnh chân tay.

  • Magie, Acid folic

Magie và Acid Folic là hai chất tham gia trực tiếp vào hoạt động và cấu tạo của tế bào thần kinh. Do đó, thiếu hụt hai chất này có thể dẫn đến rối loạn trong hoạt động dẫn truyền thần kinh gây rối loạn cảm giác.

1.2. Chế độ sinh hoạt không hợp lý

Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các mẹ sau sinh.

  • Hoạt động nhiều sau sinh, ít nghỉ ngơi, sức khỏe yếu nhưng làm việc quá sức

9 tháng mang thai cùng cơn đau lúc sinh có thể gây tổn thương đến các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến hệ xương, khớp của người mẹ. Do đó, nếu người mẹ hoạt động quá sức, ít nằm nghỉ thì không chỉ chân tay mà sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng.

  • Thói quen nằm ngồi không khoa học

Nằm kê gối quá cao, ngồi vẹo người, nghiêng người… có thể thoải mái trong chốc lát nhưng về lâu dài sẽ gây ra các tổn thương về cột sống như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Chúng chèn ép dây thần kinh và khiến mẹ rất khó chịu.

  • Tư thế khi cho con bú không đúng, bồng bế lâu

Bế con không đúng tư thế cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến cấu trúc cột sống và khiến các dây thần kinh bị tê liệt.

1.3. Cơ thể mẹ sau sinh có những thay đổi về hormone

Mất cân bằng hormone là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị tê tay

Mất cân bằng hormone là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị tê tay

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ tạo ra hormone relaxin có vai trò thư giãn dây chằng và nới lỏng các khớp vùng xương chậu. Tuy nhiên, tác động này lại làm mất ổn định trục cột sống gây tăng nguy cơ viêm khớp.

Sau khi sinh, hormone này vẫn tiếp tục tồn tại ở mức cao khiến mẹ bị đau lưng, chèn ép dây thần kinh và gây tê bì tay, chân. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh khoảng 3 – 4 tháng.

1.4. Do mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý về xương khớp, huyết áp cũng là nguyên nhân mẹ cần để ý.

  • Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng xảy ra do các dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép. Triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi vận động cánh tay, chủ yếu là những người làm việc việc với máy tính không đúng tư thế trong thời gian dài.

  • Khớp dịch chuyển

Các khớp tay bị dịch chuyển do chấn thương có thể chèn ép vào dây thần kinh và gây ra triệu chứng tê nhức tay.

  • Huyết áp thấp

Huyết áp thấp thể hiện khả năng bơm máu đến các cơ quan yếu hơn bình thường. Máu có thể không đưa đủ đến tay gây ra triệu chứng tê bì.

  • Mắc các bệnh lý xương khớp

Một số bệnh lý như: Thoái hóa xương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm… khiến cho dây thần kinh tại tay bị chèn ép và gây ra tình trạng này.

Ngoài những nguyên nhân trên, một số thói quen tưởng như vô hại nhưng mẹ cần chú ý là:

  • Nằm ngủ sai tư thế.
  • Ít vận động.
  • Ăn các thực phẩm không tốt cho xương khớp.
  • Làm việc quá sức.
  • Mất ngủ, không nghỉ ngơi hợp lý.

Chứng tê bì tay chân sẽ xuất hiện và kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần sau sinh. Cảm giác và mức độ tê sẽ khác nhau. Nếu kéo dài và không có dấu hiệu giảm bớt sau 3 – 4 tuần, mẹ nên đến các cơ quan y tế thăm khám.

Khi ở nhà, mẹ hãy thực hiện các cách dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn nên đọc: Phụ nữ sau sinh bị tê tay: Giải đáp từ A – Z

2. Khắc phục triệu chứng tê tay ở phụ nữ sau sinh

Mẹ dùng phương pháp chườm nóng ngải cứu giúp giảm chứng tê tay

Mẹ dùng phương pháp chườm nóng ngải cứu giúp giảm chứng tê tay

Mẹ có thể nhờ các bố hoặc bà nội, bà ngoại giúp mình như sau:

  • Chườm muối – ngải cứu nóng: lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, sao lên cùng với muối biển và cho vào khăn sạch, chườm lên chỗ bị tê.
  • Xoa bóp tay để kích thích khí huyết lưu thông.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên với các bài tập đi bộ, hít thở, leo cầu thang, yoga… .
  • Áp dụng các bài tập tốt cho hệ xương – khớp như duỗi người, đi bộ… .
  • Thay đổi tư thế khi cho con bú và bế con.

Bên cạnh đó, hãy tăng cường dưỡng chất qua rau xanh, hoa quả… nhất là những dưỡng chất bị thiếu như phần 1 đã liệt kê.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B: gạo lứt, súp lơ, nấm, các loại hạt, bánh mì nguyên hạt, thịt gà, gan, trứng, cá hồi….
  • Thực phẩm giàu canxi: sữa, xương, nấm, đậu trắng, cải xoăn, rau màu xanh đậm….
  • Thực phẩm tốt cho máu: thịt đỏ, rau sẫm màu, cam, chanh, củ cải đường, nho khô… Đặc biệt, với các mẹ thiếu máu nặng hơn có thể sử dụng nhung hươu để bồi bổ cơ thể. Để tiết kiệm thời gian và hấp thu tốt hơn, mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm bào chế từ nhung hươu như Viên nhung hươu của Dược phẩm TW3. Sản phẩm với thành phần là nhung hươu Siberia nhập khẩu từ Nga giúp bổ máu, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe rất tốt.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh…
  • Đồ cần hạn chế: rượu, bia, cà phê, nước ngọt, nước có gas….

Việc điều trị tê tay ở phụ nữ sau sinh không quá khó khăn. Điều quan trọng là cần xác định chính xác nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị tê tay và có phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp mẹ áp dụng các biện pháp khắc phục mà không cải thiện thì cần tìm kiếm sự tư vấn và giải pháp từ các bác sĩ.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: