Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật nhanh PHỤC HỒI


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-02-09 20:59:38

Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào mới là phù hợp. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết được chế độ ăn của người sau phẫu thuật nên có những gì?

1. Dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật

Thông thường người ta chia người bệnh sau phẫu thuật thành 2 nhóm:

  • Nhóm người bệnh phẫu thuật không can thiệp lên đường tiêu hóa.
  • Nhóm người bệnh phẫu thuật can thiệp lên ống tiêu hóa.

1.1. Người bệnh phẫu thuật không can thiệp lên đường tiêu hóa

Người phẫu thuật không liên quan đến hệ tiêu hóa có thể ăn uống sau khi trung tiện

Người phẫu thuật không liên quan đến hệ tiêu hóa có thể ăn uống sau khi trung tiện

Phẫu thuật không can thiệp lên đường tiêu hóa là các loại phẫu thuật như sinh thiết, nội soi cắt viêm ruột thừa, mổ nội soi thăm dò, mổ chấn thương chỉnh hình… .

Chế độ ăn uống cho người sau phẫu thuật ở nhóm này cần lưu ý:

Sau khi mổ, các bệnh nhân cần được truyền dịch dinh dưỡng 1 ngày. Người bệnh nên được uống sữa hoặc là nước cháo ngay sau khi mổ và tránh ăn thức ăn đặc. Khi đã đánh hơi được, người bệnh có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường.

Lưu ý:

  • Nên chuyển thức ăn từ từ sang dạng đặc.
  • Ăn các chất dễ hấp thụ và dễ tiêu.
  • Tránh ăn các thức ăn khó tiêu hóa.

Xem thêm: [Danh sách] TOP 8 Món ăn cho người sau phẫu thuật

1.2. Người bệnh sau phẫu thuật có can thiệp lên ống tiêu hóa

Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật liên quan đến ống tiêu hóa như mổ hoặc cắt dạ dày, cắt đại trực tràng, cắt đoạn ruột, khâu lỗ thủng, khâu vết thương ống tiêu hóa… cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Nhìn chung những ngày đầu sau mổ, người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch. Khi người bệnh đánh hơi được thì giảm dần việc truyền dịch và bắt đầu cho uống sữa, nước cháo. Việc uống sữa và ăn, uống nước cháo sẽ được nâng cao số lượng và mức độ rắn theo thời gian.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người sau phẫu thuật dạ dày

1.2.1. Giai đoạn đầu sau phẫu thuật

Chế độ ăn uống cho người sau phẫu thuật có can thiệp lên ống tiêu hóa giai đoạn đầu như sau:

Giai đoạn đầu là từ 1-2 ngày sau khi mổ. Đây là giai đoạn mà nhiệt độ cơ thể tăng lên, các cơ bị liệt do ảnh hưởng của thuốc mê làm liệt ruột. Người bệnh có khả năng thấy trướng hơi và bị mệt mỏi.

Dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật ở giai đoạn này được truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp đường và điện giải như:

  • Loại cung cấp glucose ( truyền đường).
  • Dung dịch truyền đạm.
  • Các chất béo như lipofundin.
  • Ngoài ra còn các chất điện giải và vitamin cần thiết.

Chưa cho bệnh nhân ăn bằng đường tiêu hóa ở giai đoạn này. Vì dạ dày co bóp yếu và thức ăn dễ khiến vết thương bị viêm nhiễm, lâu lành.

1.2.2. Giai đoạn giữa

Cháo bồ câu hạt sen

Lựa chọn thức ăn được nấu chín nhừ, dễ tiêu như cháo, súp

Giai đoạn giữa là từ 3-5 ngày sau khi mổ. Lúc này nhu động ruột đã trở lại và người bệnh có thể trung tiện.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật lúc này được cung cấp qua đường ăn uống trực tiếp và hạn chế dần việc truyền tĩnh mạch.

  • Bắt đầu, người bệnh có thể ăn 30g protein và khoảng 500Kcal trong ngày.
  • Sau 1-2 ngày, chế độ ăn uống cho người sau phẫu thuật có thể tăng lên 250 – 500 Kcal, đến khi đạt được lượng Kcal bình thường của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân nên chia lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, 4-6 bữa trong ngày.
  • Nên dùng sữa đậu nành, sữa pha nước cháo, sữa bột tách bơ… đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế thực phẩm giàu chất xơ.

1.2.3. Giai đoạn phục hồi

Ở giai đoạn phục hồi chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật gần như trở lại bình thường. Lúc này vết mổ đã liền, se miệng. Do đó, dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật cần cung cấp đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nhanh chóng hồi phục.

Thực đơn cho người sau phẫu thuật lúc này nên được chia thành 5-6 bữa trong ngày. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá, trái cây (dâu tây, cam, bưởi, quýt, kiwi, chanh, rau xanh và các loại rau củ quả (khoai lang, cà rốt, bí đỏ, …) giúp đường tiêu hóa mau khỏe mạnh và sớm trở lại bình thường.

Giai đoạn này người bệnh có thể uống được các loại sữa hộp. Cụ thể như:

  • Sữa EnSure Gold.
  • Sữa Boost Optimum
  • Sữa BestSure
  • Sữa Enplus Gold
  • Sữa High Energy
  • Fortimel – Nutricia Hà Lan
  • Sure Prevent
  • Sữa Fresubin – Fresubin Kabin Đức
  • Sữa Eurofit Gold – Vitadairy
  • Sữa Calosure – Vitadairy

2. Chế độ ăn uống cho người sau phẫu thuật nhưng khó ăn

  • Người sau phẫu thuật nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin như các loại nước ép hoa quả

    Các loại sinh tố, nước ép hoa quả là những thực phẩm dễ tiêu hóa dễ ăn cho người sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng khó ăn. Đó là do các nguyên nhân như:

  • Bệnh nhân suy nhược, không có cảm giác thèm ăn.
  • Đau đớn khi ăn nên càng sợ hãi đồ ăn.

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật bạn nên chia thực phẩm thành nhiều bữa trong ngày theo khả năng ăn uống của người bệnh. Các loại thực phẩm cho người sau phẫu thuật trước hết nên là dạng lỏng, dễ tiêu hóa, sau đó mới tăng dần lên theo thời gian.

Bạn hãy chế biến những món ăn hợp khẩu vị với người bệnh để kích thích và tăng dần cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó vẫn cần đảm bảo những quy tắc về số lượng và chất lượng thức ăn như đã được trình bày ở trên.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật giai đoạn phục hồi nên chứa:

  • Thịt và các thực phẩm cung cấp protein
  • Rau củ quả, rau có màu xanh đậm
  • Chất béo tốt từ các loại hạt, dầu cá, ngũ cốc… .
  • Probiotics
  • Sử dụng bơ nguyên chất và dùng các loại nước uống giàu calo để uống như nước cam, nước ép bưởi… .
  • Các thực phẩm có hàm lượng calo cao như sinh tố sữa trái cây, bột đậu, bột ngũ cốc, bột protein… .
  • Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và giúp giảm táo bón hiệu quả như nước ép trái cây, sinh tố, súp, cháo… .

3. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

3.1. Những sai lầm cần tránh

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật, cần tránh những sai lầm phổ biến là:

  • Tập trung bồi bổ quá mức: Cơ thể sau phẫu thuật còn yếu và chữa thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nên cho bệnh nhân ăn với lượng phù hợp và tránh bồi bổ quá nhiều.
  • Không tham khảo ý kiến bác sĩ: Mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm định ăn để tránh biến chứng nguy hiểm.

3.2. Một vài lưu ý cho chuẩn bị trước phẫu thuật

Chuẩn bị chế độ dinh dưỡng trước phẫu thuật sẽ giúp cơ thể có khả năng phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật.

  • Dinh dưỡng thời kỳ trước phẫu thuật
  • dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật cần chứa nhiều protein

    Cung cấp thực phẩm giàu protein trước khi phẫu thuật tăng cường sức đề kháng

Trước khi phẫu thuật, chế độ dinh dưỡng tốt giúp giảm khả năng nhiễm trùng và làm lành vết thương nhanh. Nên tăng cường thực phẩm giàu protein, Sắt, Kẽm, Vitamin C… để thúc đẩy quá trình tạo máu, tạo tế bào mới, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

  • Dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật

Thời gian này, bệnh nhân nên được ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ dàng tiêu hóa. Các thực phẩm giàu chất xơ nên hạn chế để tránh cặn bã trong đường ruột.

Trước ngày phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, nhẹ như cháo hoặc súp, ăn bữa trưa nhiều hơn bữa tối. Ngày phẫu thuật, bệnh nhân nên nhịn ăn hoặc ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần có chế độ ăn thích hợp nhất để mau hồi phục cơ thể. Tùy thuộc từng loại phẫu thuật cụ thể mà chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn sẽ có sự khác nhau.

3.3. Thực phẩm cần tránh

Người sau phẫu thuật kiêng ăn gì để nhanh chóng phục hồi? Cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm gây ngứa, co kéo da: Hải sản, da gà, thịt bò… .
  • Thực phẩm làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm, gây sẹo lồi: Rau muống, cơm nếp, xôi, lòng trắng trứng gà, bánh chưng… .
  • Đồ uống kích thích thần kinh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, lạnh: Đồ uống có ga, ớt, hạt tiêu, rượu bia, đồ uống có cồn… .

Hy vọng các chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết cách ăn uống đúng cách trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật phù hợp sẽ mang lại cho người bệnh khả năng phục hồi nhanh chóng hơn.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: