Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-02-12 21:12:33

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật đóng một vai trò rất quan trọng để giúp người bệnh vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý, do mất máu, dịch thể,… Nếu người nhà bệnh nhân biết 5+ cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật dưới đây sẽ giúp bệnh nhân sẽ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và an toàn.

1. Cách chăm sóc phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật.

Nắm bắt tình hình sức khoẻ bệnh nhân sau phẫu thuật đưa ra phương án chăm sóc phù hợp

Nắm bắt tình hình sức khoẻ người sau khi phẫu thuật để đưa ra phương án chăm sóc phù hợp

Để có kế hoạch chăm sóc người sau khi phẫu thuật được tốt nhất, bạn cần nắm bắt được tình trạng sức khoẻ của người bệnh sau phẫu thuật. Do đó bạn cần hỏi các chuyên viên điều dưỡng về tình trạng hiện tại của bệnh nhân với những tiêu chí sau:

  • Tình trạng hô hấp: Theo dõi xem nhịp thở, tần suất thở của bệnh như thế nào? Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, tự thở được hay phải hỗ trợ máy thở?
  • Tình trạng vết mổ: Bạn nên tìm hiểu và quan sát về vị trí, kích thước, số lần thay băng vệ sinh mổ trong ngày… Vết mổ ấy có sưng hay có biểu hiện viêm, mưng mủ hay không?
  • Tình trạng thân nhiệt: Sau khi mổ, bệnh nhân có dấu hiệu bị sốt hay không? Nếu sốt cao khả năng là bị nhiễm trùng vết mổ.
  • Tình trạng tim mạch: Huyết áp, chỉ số nhịp tim của người bệnh là bao nhiêu, có đang ổn định hay không?
  • Hỏi han tâm lý bệnh nhân: Người bệnh hiện có lo lắng, kích động hay thoải mái? Có cảm thấy đau hoặc khó chịu ở đâu hay không?
  • Tình trạng tiết niệu: Quan sát, theo dõi cụ thể màu sắc, lượng nước tiểu của bệnh nhân…

2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ở phòng hồi sức

Những biến chứng sau mổ có thể xảy ra trong 24 giờ đầu, vậy nên bạn cần chú ý theo dõi người bệnh để có ứng biến kịp thời và xây dựng được chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học phù hợp.

2.1. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ 24h đầu

Việc chăm sóc người sau mổ, sau phẫu thuật 24h đầu sẽ tập trung vào việc theo dõi những biến chứng, diễn biến tình trạng của bệnh nhân sau mổ. Sau đây là 8 biến chứng sau mổ 24 giờ đầu thường gặp:

2.1.1. Nhiễm trùng vết mổ

Vết mổ bị nhiễm trùng là vẫn đề dễ gặp sau phẫu thuật người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý

Vết mổ bị nhiễm trùng là vẫn đề dễ gặp sau phẫu thuật người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý

Là biến chứng thường gặp nhất ở người sau phẫu thuật trong 24h đầu. Khi nhiễm trùng vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay tụ dịch… kèm theo đó cơ thể người bệnh sẽ bị sốt cao, co giật. Để tránh nguy cơ gây viêm nhiễm, người chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cần thực hiện:

  • Vệ sinh vết mổ hàng ngày cho người bệnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc vết mổ cho người bệnh.

Cách chăm sóc vết mổ cho người bệnh sau phẫu thuật như sau:

  • Bước 1: Dùng kẹp gắp bông gòn, gạc hoặc vải mềm thấm dung dịch nước muối sinh lý.
  • Bước 2: Lau nhẹ nhàng hoặc chấm nhẹ trên bề mặt vết thương.
  • Bước 3: Lau sang vùng da xung quanh vết thương. Thực hiện đúng tuần tự để hạn chế lây nhiễm ngược lại cho vết mổ.

2.1.2. Choáng

Sau khi thực hiện các ca tiểu phẫu hoặc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có biểu hiện choáng váng do cuộc phẫu thuật làm giảm lượng máu cung cấp cho hệ tuần hoàn, tim mạch.

Đây là biến chứng sau mổ 24 giờ đầu dễ nhận biết và dễ tránh. Để phòng ngừa biến chứng này, khi chăm sóc người sau phẫu thuật bạn cần cho bệnh nhân nằm yên một chỗ, luôn giữ ấm cơ thể, di chuyển nhẹ nhàng và thông báo kịp thời cho y tá, điều dưỡng khi có biểu hiện bất thường.

2.1.3. Chảy máu

Người sau khi phẫu thuật có thể bị chảy máu tại những vết mổ trong ổ bụng hoặc màng phổi… Vậy nên, bạn cần theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ.

Khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mà gặp phải trường hợp chảy máu, bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế hoặc bác sĩ để xử lý kịp thời. Tránh bệnh nhân mất máu quá nhiều và không có dấu hiệu dừng lại.

2.1.4. Biến chứng hô hấp

Khi thấy bệnh nhân thở gấp, khó thở cần báo bác sĩ ngay phòng ngừa các biến chứng hô hấp sảy ra

Khi thấy người sau khi phẫu thuật thở gấp, khó thở cần báo bác sĩ ngay phòng ngừa các biến chứng hô hấp sảy ra

Gây mê là kỹ thuật y khoa phổ biến dùng nhằm mục đích làm mất cảm giác giúp bệnh nhân không có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây biến chứng trên hô hấp.

Khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thấy bệnh nhân sẽ có biểu hiện thở rít, thở khò khè, thở nhanh, khó thở cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

2.1.5. Tắt mạch phổi

Không phải ai cũng gặp phải biến chứng này sau mổ 24 giờ đầu. Biến chứng tắt mạch phổi thường xảy ra ở cuộc phẫu thuật gãy xương đầu chi, béo phì, bị liệt hay phụ nữ sinh mổ… Nếu không được điều trị sớm có thể tạo nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao.

Vậy nên khi phát hiện các triệu chứng khó thở, đau tức ngực, cơ thể tím tái, giãn đồng tử… xuất hiện ở người sau phẫu thuật, bạn cần lập tức báo ngay cho bác sĩ.

2.1.6. Tắt động, tĩnh mạch sâu

Một số trường hợp phẫu thuật lớn như thay khớp háng khớp gối, phẫu thuật khung chậu và đầu trên xương đùi, người sau khi phẫu thuật thường có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch.

Khi đó có bệnh nhân sẽ cảm thấy tê bì, chuột rút bắp chân…  Trong khi phẫu thuật bằng một số kỹ thuật mà bác sĩ có thể ngăn ngừa được biến chứng này.

2.1.7. Biến chứng dạ dày, ruột

Sau khi mổ người bệnh bị hưởng từ các loại thuốc gây mê, thuốc giãn cơ… và phải nằm liên tục trên giường bệnh nên gây ra biến chứng dạ dày ruột. Lúc này khi chăm sóc người sau phẫu thuật, người nhà nên cho người bệnh di chuyển, vận động nhẹ nhàng càng sớm càng tốt.

Ngoài ra người bệnh nên thực hiện các bài tập hít thở sâu, ngồi dậy sớm và ăn bổ sung những món ăn lỏng, dễ tiêu hóa luôn được bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.

2.1.8. Loạn thần sau mổ

Trước mỗi cuộc phẫu thuật, người bệnh sẽ có cảm giác lo lắng, căng thẳng, gây ra hiện tượng loạn thần sau khi phẫu thuật. Vậy nên ngay sau khi bệnh nhân tỉnh lại bạn cần động viên tinh thần cho người bệnh.

Thêm vào đó sau mổ bạn cần đảm bảo không gian yên tĩnh, thoáng đãng tránh ồn ào để quá trình hồi phục được diễn ra tốt hơn.

2.2. Chăm sóc người sau phẫu thuật từ ngày thứ 2

Nếu không có biểu hiện gì bất thường thì từ ngày thứ 2 bạn đã có thể yên tâm hơn về những biến chứng có thể xảy ra ở trên. Tuy nhiên, khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật bạn vẫn cần theo dõi người bệnh sát sao và chú ý những vấn đề dưới đây:

2.2.1. Chú ý tư thế nằm

Điều chỉnh tư thế nằm phù hợp cho người sau khi phẫu thuật

Điều chỉnh tư thế nằm phù hợp cho người sau khi phẫu thuật, tránh ảnh hưởng đến hô hấp

Các bác sĩ cho biết tư thế nằm ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp của người bệnh sau khi mổ. Người nhà cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật bằng cách để người bệnh nằm thẳng, cằm duỗi ra, đặt tư thế đầu hơi cao, hơi nghiêng mặt sang một bên, kê gối giữa hai chân.

Giường nằm êm ái, thoải mái, di chuyển được dễ dàng. Nếu bệnh nhân có thay đổi tư thế thì cũng phải di chuyển thật nhẹ nhàng.

2.2.2. Quan sát biểu hiện bên ngoài

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật bằng biểu hiện bên ngoài rất đơn giản. Người nhà bệnh nhân cần theo dõi 3 biểu hiện chính sau:

  • Nhịp thở: Bệnh nhân tự thở hay dùng máy thở cần dõi sát sao của điều dưỡng về những chỉ số như: tần suất thở, nhịp thở, nhịp tim… Bệnh nhân có khò khè hay khó thở không? Nếu nhịp thở của người bệnh chậm hơn 15 lần/phút hãy lập tức báo bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Mức độ giãn đồng tử, màu da, mồ hôi: Một số tiêu chí bạn cần chú ý tới bệnh nhân như độ giãn của đồng tử, màu da tím tái, mồ hôi chảy bất thường, co giật,… Đây là các biểu hiện bên ngoài mà bạn có thể quan sát được để có thể thông báo tới nhân viên y tế.
  • Tình trạng vết mổ:
    • Vết mổ kín: Khả năng nhiễm trùng thường rất thấp, bạn chỉ cần chú ý tránh cho bệnh nhân tác động mạnh lên vết mổ.
    • Vết mổ hở: Người chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật có vết mổ hở cần cần chú ý nhiều hơn đến màu sắc và tình trạng chảy máu xung quanh vết mổ như có bưng mủ, đỏ hay chảy máu không. Báo lại ngay với bác sĩ nếu gặp phải những tình trạng trên.

2.2.3. Cách vận động, massage

Massage tay chân nhẹ nhàng cho người sau phẫu thuật để tránh biến chứng

Massage tay chân nhẹ nhàng cho người sau phẫu thuật để tránh biến chứng

Trường hợp người sau khi phẫu thuật tỉnh táo, người chăm sóc có thể cho bệnh nhân sau phẫu thuật vận động nhẹ nhàng. Hạn chế vận động mạnh vì có thể gây rách, chảy máu vết mổ.

Đối với trường hợp bị hôn mê sâu, người nhà nên massage xoa bóp nhẹ nhàng tay chân cho đến khi tự cử động được là cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật đúng đắn.

2.2.4. Quan sát trình trạng bài tiết nước tiểu

Những người sau phẫu thuật thường rất khó đi tiểu hoặc bí tiểu. Nước tiểu không thoát ra được sẽ gây căng tức bụng và khó chịu cho người bệnh và nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân bị hạn chế vận động.

Vậy nên, trong quá trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật, bạn nên khuyến khích bệnh nhân vận động, đi lại nhẹ nhàng. Ngoài ra, bệnh nhân cần uống nhiều nước để thận đào thải nước tiểu theo cơ chế tự nhiên.

2.2.5. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật được xây dựng dựa trên hình thức phẫu thuật mà người bệnh trải qua.

  • Trường hợp phẫu thuật không tác động đến đường tiêu hóa

Chế độ ăn uống của người bệnh trong trường hợp này tương đối thoải mái. Từ ngày thứ 2, người bệnh có thể bắt đầu ăn uống như bình thường và chỉ cần loại bỏ các loại đồ ăn cần kiêng trong thời gian sau phẫu thuật.

  • Trường hợp phẫu thuật có xâm lấn đường tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng cho người sau khi phẫu thuật có xâm lấn đường tiêu hóa, thường được chia làm 3 giai đoạn như sau:

    • 1 – 2 ngày sau phẫu thuật: Người bệnh được bổ sung chất dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch như tiếp nước, truyền dịch. Nước uống cho bệnh nhân bao gồm các loại nước ép hoa quả.
    • 3 – 5 ngày sau phẫu thuật: Người chăm sóc có thể cho bệnh nhân sau phẫu thuật tập dần với chế độ ăn chất lỏng như sữa, nước cháo, sữa bột tách bơ. Bữa ăn của người bệnh được chia thành 4 – 6 bữa nhỏ với lượng thức ăn khoảng 50 – 80 ml/ bữa.
    • 8 – 13 ngày sau phẫu thuật: Vết mổ đã bắt đầu lành lại, ống tiêu hoá được hồi phục nên có thể ăn thực phẩm ninh nhừ. Khẩu phần ăn trong giai đoạn này cần chú trọng tăng cường dinh dưỡng để cung cấp nguyên liệu cho cơ thể làm lành tổn thương.

3. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tại nhà

Trong trường hợp bạn cần chăm sóc người sau phẫu thuật tại nhà, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

3.1. Chăm sóc vết thương tại nhà

Để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tại nhà thì bạn cần biết cách chăm sóc vết thương. Có 2 lưu ý khi chăm sóc vết thương đó là cách thay băng vết mổ và cách làm sạch vết mổ.

3.1.1. Thay băng vết mổ, sử dụng băng quấn mới

Bạn hoàn toàn có thể thay băng cho vết mổ như sau:

Chuẩn bị: Băng, bông, gạc mới

Các bước sử dụng băng quấn mới:

  • Bước 1: Bạn cần rửa tay thật sạch với nước và xà phòng, sau đó lau khô tay bằng khăn khô và sạch.
  • Bước 2:  Dùng một đôi găng tay mới.
  • Bước 3: Cẩn thận đặt gạc lên vết mổ. Nếu thấy có dịch từ vết mổ, bạn có thể dùng thêm gạc để thấm khô vết mổ.
  • Bước 4: Dùng băng dính cố định vị trí miếng gạc tại 4 cạnh.
  • Bước 5: Tháo bỏ găng tay và cho vào thùng rác phân loại.
  • Bước 6: Rửa tay với xà phòng rồi lau khô bằng khăn sạch.

3.1.2. Làm sạch vết mổ

Chăm sóc vệ sinh vết mổ cho người sau khi phẫu thuật

Chăm sóc vệ sinh vết mổ hàng ngày, tránh viêm nhiễm cho người sau khi phẫu thuật

Để chăm sóc, làm sạch vết mổ tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Xà phòng, gạc, bông.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch tay của bạn bằng xà phòng và sử dụng khăn khô, sạch để lau tay sau khi rửa.
  • Bước 2: Dùng một đôi găng tay mới
  • Bước 3: Sử dụng lượng nhỏ xà phòng diệt khuẩn để nhẹ nhàng loại bỏ các vết khô bám xung quanh vết mổ. Làm sạch từ vùng gần vết mổ nhất, sau đó lau ra xung quanh. Không dùng tay gãi hoặc bóc, không rửa vết mổ bằng cồn, iot hoặc chất peroxide (trừ khi có hướng dẫn từ bác sĩ).
  • Bước 4: Sau khi vết mổ khô thì thường xuyên kiểm tra: Tuột chỉ, phần cạnh vết mổ bị hở, chảy máu, đỏ, tăng nhiệt độ da, sưng, có mùi, có màu dịch trắng, vàng hoặc xanh lá cây hay không?
  • Bước 5: Tháo bỏ găng tay và bỏ vào thùng rác chuyên dụng.

3.2. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người sau phẫu thuật hồi phục nhanh chóng

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người sau phẫu thuật hồi phục nhanh chóng

Người bệnh đã được xuất viện về nhà tức là vết thương đã dần hồi phục hoàn toàn, ống tiêu hoá đã ổn định dần. Khi đó thức ăn được chế biến có phần đặc hơn và đa dạng hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật cần bao gồm những nhóm chất như protein, canxi, vitamin A, E, K, B12, B2, B9, kẽm… giúp quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh chóng. Tiêu biểu là một số thực phẩm như: trứng, thịt, các loại ngũ cốc….

Ngoài ra chất béo từ các loại hạt, dầu, cá giúp tăng cường bổ sung vitamin E cho cơ thể từ đó thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.

Một số món ăn bổ dưỡng cho người sau khi phẫu thuật có thể kể đến: Cháo bí đỏ hầm thịt bò bằm, Canh đậu hũ nấm hương, Súp gà, Cháo cá hồi,…

3.3. Chế độ nghỉ ngơi

Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật thì người bệnh cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, song vẫn nên vận động nhẹ nhàng để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Với tư thế nằm ngủ, bạn hãy để người sau khi phẫu thuật nằm ngửa, cằm duỗi ra, mặt hơi nghiêng sang một bên. Nếu muốn đứng lên, thì bắt đầu co chân lại, nghiêng người sang một bên, chống hai tay xuống giường từ từ đẩy người ngồi dậy, hai chân bước xuống giường rồi đứng thẳng.

3.4. Lưu ý khi chăm sóc người sau phẫu thuật tại nhà

Người chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, như việc cho người bệnh sử dụng thuốc, làm sạch vết mổ… Bên cạnh đó, cần duy trì cho người bệnh một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng 3 nhóm chất đường, đạm, chất béo và các vitamin cần thiết.

Lưu ý: Người sau khi phẫu thuật không nên ăn kiêng khiến cơ thể thiếu chất và có thể bị suy nhược. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ cũng như sự phục hồi của các cơ quan đang được điều trị. Bạn cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe tại nhà và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Khi chăm sóc người sau phẫu thuật mà phát hiện các trường hợp sau, bạn cần báo ngay cho chuyên viên y tế, bác sĩ:

  • Đau đớn tăng dần.
  • Đỏ hoặc sưng tấy.
  • Chảy máu hoặc chảy mủ.
  • Tăng tiết dịch từ vết thương.
  • Có mùi hôi.
  • Vết thương trông có vẻ lớn hơn, sâu hơn.
  • Bung chỉ khâu.
  • Vùng da xung quanh phù nề, sưng đau hay ấn thấy phập phều.
  • Toàn thân mệt mỏi, lừ đừ.

Mong rằng bài viết trên đây với những thông tin cơ bản và đơn giản về người sau khi phẫu thuật, đã có thể giúp mọi người có thể hiểu và áp dụng đúng cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: