5 điều KHÔNG THỂ BỎ QUA giúp tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh 


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-03-04 16:48:44

Tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh là điều rất cần thiết để tiếp thêm năng lượng giúp mẹ “chiến đấu” trong những ngày tháng sắp tới. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh hiệu quả? Các mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Chế độ nghỉ ngơi thích hợp 

Sau quá trình sinh nở, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe và tăng cường sức đề kháng

Sau quá trình sinh nở, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe và tăng cường sức đề kháng

Nghỉ ngơi là cách giúp cho mẹ phục hồi thể lực và tăng sức đề kháng hiệu quả. Tuy nhiên phải nghỉ ngơi thế nào cũng là điều mà các mẹ nên quan tâm.

  • Tư thế nằm và kê gối sau sinh trong vòng 8 giờ đầu: Sau khi sinh, mẹ nên thay đổi tư thế nằm liên tục, nhất là nằm nghiêng để tránh tử cung bị lệch, giúp máu để thoát ra nhanh. Đầu kê gối không cao, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6 – 8 giờ. Riêng đối với trường hợp mổ đẻ thì nên nằm bất động trong vòng 8 giờ đầu để cơ thể ổn định rồi mới chuyển sang nằm nghiêng.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất có thể: Ngủ đủ giấc và ngủ sâu sẽ giúp mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được nguy cơ bị stress, trầm cảm sau sinh. Mẹ sẽ giảm căng thẳng, mệt mỏi, hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. 

Trong quá trình nghỉ ngơi, mẹ có thể xem tivi, nghe nhạc… Nhưng không nên xem tivi trong thời gian dài, khoảng cách từ mắt đến màn hình không được quá gần, không để tiếng quá to gây ảnh hưởng đến bé vì hệ thần kinh của bé còn non nớt, rất dễ bị kích động.

Xem thêm: Phụ nữ sau sinh bị gầy: Từ NGUYÊN NHÂN đến GIẢI PHÁP cho mẹ 

2. Ăn uống khoa học, bổ sung giàu chất dinh dưỡng 

Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và là cơ sở để tạo ra nguồn sữa tốt, dồi dào chất lượng cho bé. 

2.1. Chú ý trong chế độ dinh dưỡng

Cháo là món ăn phù hợp nhất dành cho phụ nữ vừa mới sinh xong

Cháo là món ăn phù hợp nhất dành cho phụ nữ vừa mới sinh xong

Trước tiên, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần tuân theo một số điều cơ bản sau: 

  • Những ngày đầu sau sinh: Ăn thức ăn mềm, ấm, dễ tiêu như cháo, trứng gà, mì gạo… Đồng thời, mẹ nên chia bữa ăn chính trong ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ.
  • Đối với các mẹ sinh mổ: Trong thời gian mẹ chưa xì hơi được (chưa có dấu hiệu thông ruột) thì chỉ nên ăn cháo loãng. Mẹ tránh ăn các loại cháo thịt, cháo móng giò và các thực phẩm khó tiêu. Khi đã có thể xì hơi, mẹ có thể ăn uống theo theo chế độ bình thường.
  • Đối với các mẹ sinh thường: Trong 3 ngày đầu, mẹ nên ăn các món ăn nhẹ, loãng như cháo, súp, canh, sữa… Sau 3 ngày, mẹ mới nên ăn dần những món ăn, đồ ăn khác như cơm, thịt, cá…
  • Uống nhiều nước và uống 1- 2 ly sữa mỗi ngày: Uống nhiều nước sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra tốt hơn, sữa ra đều hơn và mẹ không bị táo bón. Uống sữa sẽ cung cấp canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp quá trình sản xuất sữa của mẹ được tốt hơn.
  • Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa: Tiền đề giúp mẹ tạo thói quen ăn uống tốt. Nhờ vậy, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh trường hợp bị rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Món ăn cho phụ nữ sau sinh mổ

2.2. Những thực phẩm nên bổ sung cho phụ nữ sau sinh 

Đồ ăn của mẹ cần đa dạng và đầy đủ 4 nhóm chất

Đồ ăn của mẹ cần đa dạng và đầy đủ 4 nhóm chất

Sau khi sinh, mẹ nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm tốt nhất cho mẹ sau sinh. Từ đó sẽ giúp phục hồi sức khỏe, thúc đẩy tiết sữa, tăng sức đề kháng. Cụ thể:

  • Nhóm tinh bột: Cơm, bánh mì, khoai tây, gạo lức… cung cấp thêm năng lượng, bù lại sức lực đã mất cho mẹ nhanh chóng.
  • Nhóm chất đạm: Thịt nạc, thịt gà, tôm, cá, trứng, sữa, đậu phụ, các loại hạt, đậu xanh, rau ngót… Giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường cho hệ cơ.
  • Nhóm chất béo omega 3, omega 6: Cá, thịt, trứng, sữa, các loại hạt, quả óc chó, dầu cá, dầu thực vật, rau màu xanh đậm… Giúp mẹ sau sinh cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da, hỗ trợ điều trị trầm cảm.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Cà chua, rau mồng tơi, rau khoai lang, rau đay, đu đủ xanh, rau thì là… Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng và giúp cơ thể giải nhiệt.
  • Nhóm chất sắt: Những thực phẩm giàu sắt cho mẹ sau sinh như: Thịt bò, gan, hải sản, lòng đỏ trứng, súp lơ, đậu, cà chua, rau mồng tơi, rau ngót… giúp quá trình phục hồi cơ thể của mẹ diễn ra nhanh chóng là làm tan máu bầu sau sinh.

Bổ sung thuốc bổ cho mẹ sau sinh

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày, sau khi sinh, mẹ cũng nên bổ sung thêm bằng thực phẩm chức năng, các loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh.

Có thể tham khảo Viên uống nhung hươu của dược phẩm TW3 để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, cần lưu ý cân bằng giữa việc ăn uống và thuốc bổ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mẹ có thể xem thêm các loại thuốc bổ tại bài viết: Phụ nữ sau sinh nên uống thuốc bổ gì? [Mẹ đã biết]

2.3. Thực phẩm mẹ sau sinh cần tránh 

Hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng cũng là cách giúp tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh

Hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng cũng là cách giúp tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh

Ngoài những thực phẩm nên ăn, mẹ cần lưu ý một số thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên kiêng. Điển hình như:

  • Món ăn quá nhiều dầu mỡ: Sau sinh, cơ thể chưa hoạt động nhiều, nếu ăn các món ăn này sẽ tích tụ chất béo trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng thừa cân, mệt mỏi.
  • Thức ăn cay hoặc quá chua: Gây ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ và làm cho mùi vị sữa thay đổi, khiến bé khó hấp thu.
  • Thực phẩm tươi sống, có tính hàn: Có thể gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của mẹ. Điều này cũng dẫn tới việc trẻ có thể bị rối loạn do bú sữa mẹ.
  • Thức ăn nhanh: Gây khó tiêu, mệt mỏi cho cơ thể của mẹ. Ngoài ra, thức ăn nhanh còn không đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh.

3. Môi trường sống thông thoáng 

Luôn đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ

Luôn đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ

Phòng ngủ nên có không khí trong lành để hạn chế sự sinh sôi, nảy nở vi khuẩn, phòng ngừa các chứng cảm cúm và bệnh viêm phổi ở em bé khi mới sinh, đồng thời tăng sức đề kháng cho mẹ.

Nhiệt độ phòng nên để trong khoảng 22 – 24 độ C. Mùa đông thì phòng cần ấm, có đủ độ ẩm cần thiết. Vào mùa hè, để nhiệt độ vừa phải, tránh nóng quá, cần thông gió trong phòng nhưng phải tránh luồng gió đối lưu. Mỗi ngày thông gió khoảng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần thông gió khoảng 10 phút là tốt nhất.

4. Hoạt động thể chất phù hợp

Hoạt động thể chất giúp tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh

Hoạt động thể chất giúp tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh

Một trong những cách giúp cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh hiệu quả đó chính là hoạt động thể chất hợp lý. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh cần đặc biệt lưu ý khi tập luyện.

4.1. Vận động nhẹ nhàng, không quá nặng

Vận động sau khi sinh sẽ giúp cho sức khỏe nhanh chóng được phục hồi, giúp lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, vào lúc này, cơ thể của mẹ mất một lượng máu khá nhiều cũng như dễ bị suy nhược. Chính vì vậy, mẹ cũng có chế độ vận động phù hợp với thể trạng cơ thể.

Khi mới sinh, mẹ có thể đi lại quãng ngắn, trong phòng sau 2 – 3 ngày. Lưu ý trong thời gian này, mẹ chỉ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng. Tránh việc vận động quá mạnh, có thể dẫn tới việc vết mổ sau sinh bị rách.

Sau khi sinh khoảng một tháng, mẹ có thể bắt đầu áp dụng các bài tập luyện thể dục. Tuy nhiên, vẫn cần phải lựa chọn bài tập nào phù hợp với thể trạng và không ảnh hưởng tới khả năng sản sinh sữa.

4.2. Một số bài tập dành cho mẹ sau sinh

Các bài tập Kegel được rất nhiều bác sĩ đánh giá cao là phù hợp để phục hồi và tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh. Những bài tập này có tác dụng phục hồi khung sàn chậu, giúp âm đạo lấy lại sự đàn hồi cũng như lấy lại thể lực cho mẹ. Ngoài ra, những bài tập này không quá nặng mà lại rất dễ để thực hiện.

Những bài tập Kegel rất tốt cho sức khỏe, hồi phục và tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh rất tốt

Những bài tập Kegel rất tốt cho sức khỏe, hồi phục và tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh rất tốt

Mẹ có thể tham khảo một số bài tập dưới đây.

Bài tập 1:

  • Bước 1: Ngồi theo tư thế thiền, giữ cơ chân, bụng, mông ở trạng thái bình thường, không co cơ.
  • Bước 2: Thắt chặt hoặc co lại cơ xương chậu trong 5 giây sau đó thả lỏng.
  • Bước 3: Thực hiện liên tục trong khoảng 10 phút.

Bài tập 2: 

  • Bước 1: Nằm trên sàn nhà, hai chân duỗi ra phía trước, giữ lưng thẳng.
  • Bước 2: Gập 2 đầu gối lại và xếp gan bàn chân lại với nhau.
  • Bước 3: Dạng 2 đùi ra và hạ đầu gối dạng ra xuống sàn, đồng thời thả lỏng vai, gáy, hít thở thật sâu.
  • Bước 4: Khi hít vào thì nâng xương sống lên và căng ra. Lúc này, xương chậu và mông vẫn sát sàn.

Với việc kết hợp từ chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, tập luyện chắc chắn sẽ giúp mẹ sau sinh tăng sức đề kháng và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Trên đây là những chia se về cách tăng sức đề kháng cho mẹ sau sinh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: