Cách tăng sức đề kháng cho bà bầu? [Giải đáp thắc mắc]


Viên nhung hươu TW3 2020-02-20 21:43:32

6 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu sau đây sẽ là chìa khóa giúp mẹ luôn khỏe mạnh trong thai kỳ, phòng tránh cảm cúm, ốm vặt và những nguy hại đến bé yêu. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tăng sức đề kháng cơ bản nhất

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tăng sức đề kháng cơ bản nhất

Khi mang bầu, các bà mẹ thường bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều, cơ thể mệt mỏi, dẫn đến sức đề kháng suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thường cao hơn những người bình thường. Các mẹ không thể tự tiện uống thuốc nên chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là yếu tố giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu tốt nhất.

1.1. Nguyên tắc khi bổ sung dinh dưỡng

Mẹ bầu cần thực hiện một số nguyên tắc sau để đảm bảo các chất dinh cho cơ thể:

  • Ăn đúng bữa, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ.
  • Tránh ăn thức ăn nặng mùi vì chúng có thể gây ra cảm giác chán ăn.
  • Có thực đơn phong phú, chế độ dinh dưỡng giàu rau xanh, vitamin và khoáng chất.
  • Luôn uống đủ nước (2 – 3 lít nước) để giữ ẩm, giải độc cơ thể.

1.2. Các loại thực phẩm bà bầu nên bổ sung khi mang thai

1.2.1. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một trong những loại vitamin cho bà bầu tăng sức đề kháng

Vitamin C là một trong những loại vitamin cho bà bầu tăng sức đề kháng

Vitamin C giúp:

  • Tăng cường khả năng làm việc của các tế bào bạch cầu để hệ thống miễn dịch vững chắc hơn.
  • Tăng khả năng diệt khuẩn giúp chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
  • Giảm nguy cơ mắc những bệnh thông thường.

Vì thế, mẹ nên bổ sung Vitamin C mỗi ngày thông qua các loại quả như cam, chanh, quýt, bưởi, dâu, ổi, kiwi, nho, dứa, đu đủ chín, ngũ cốc,…

1.2.2. Thực phẩm giàu sắt

Để tăng sức đề kháng cho bà bầu bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt. Sắt có tác dụng:

  • Hỗ trợ các tế bào máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Tránh tình trạng suy nhược cơ thể hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao do thiếu sắt.

Các thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn, tim bò, tim gà, mực, các loại rau ăn lá xanh, các loại đậu, mộc nhĩ, nấm hương, mè, cần tây, rau chân vịt, củ cải, lá lốt, tía tô, ngò, lòng đỏ trứng, đu đủ chín… .

1.2.3. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A giúp tăng cường sức khỏe đẩy lùi mệt mỏi trong quá trình mang thai

Vitamin A giúp tăng cường sức khỏe đẩy lùi mệt mỏi trong quá trình mang thai

Vitamin A là dưỡng chất chống oxy hóa mạnh mẽ được cơ thể hấp thụ ở dạng beta-carotene nên có tác dụng:

  • Chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Giúp thai nhi phát triển, tăng khả năng miễn dịch của mẹ bầu.

Vì thế, khi mang thai mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A hoặc chứa nhiều chất tiền vitamin A như sung cà rốt, khoai tây, hạnh nhân, xoài, mơ, cà chua, bí ngô, rau có màu xanh đậm (bông cải xanh,…),… Tuy nhiên, mẹ hãy cân đối các loại thực phẩm, tránh bổ sung quá nhiều.

1.2.4. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Nó giúp:

  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch.
  • Tăng khả năng nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn,virus mang bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra như sốt, cảm lạnh, phát ban,…

Do đó, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt cừu, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, sò, hàu, khoai lang, củ cải, đậu Hà Lan, cùi dừa, kê, ổi, bột mì,…

1.2.5. Thực phẩm giàu protein

Protein cung cấp năng lượng sống cho cơ thể, thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Vì thế, bổ sung các thực phẩm giàu protein trong bữa ăn hàng ngày là cá, thịt nạc, trắng, đậu phụ, đậu đen… là yếu tố không thể thiếu giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu.

1.2.6. Thực phẩm giàu canxi

Các thực phẩm giàu canxi giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sữa, các chế phẩm từ sữa,… chính là nhóm thực phẩm mẹ nên dùng.

1.2.7. Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn

Sữa chua thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch

Sữa chua thực phẩm vàng cho hệ miễn dịch

Các thực phẩm giàu lợi khuẩn chứa probiotic là dưỡng chất tuyệt vời giúp:

  • Hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
  • Bảo vệ đường ruột khỏi những vi khuẩn có hại.
  • Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
  • Chống lại các bệnh như cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng tai,….

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng mỗi ngày mẹ bầu ăn một hộp sữa chua ít chất béo thì khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm là 25%. Vậy nên, mẹ nên ăn nhiều sữa chua, bột yến mạch, mật ong… .

Ngoài các vitamin và khoáng chất trên, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin D (dầu cá, trứng, ngũ cốc,…), thực phẩm giàu Omega-3, các axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA và EPA

Xem thêm: Top 13 thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

1.3. Thực phẩm nên hạn chế

Bên cạnh nhóm thực phẩm có lợi, các mẹ bầu cũng nên tránh những nhóm thực phẩm có hại sau đây:

  • Thực phẩm chiên rán, đóng hộp: Nhiều đường hóa học và chất bảo quản rất hại cho sức khỏe của mẹ bầu và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
  • Khổ qua: Gây ra các vấn đề về tử cung, dẫn đến sinh non hoặc làm cho dạ dày, dạ con bị co bóp, tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, khổ qua có thể gây ra bệnh favism (thiếu mem G6GP).
  • Rau sam: Gây kích thích mạnh, làm gia tăng co bóp ở tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai.
  • Ngải cứu: 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai ăn nhiều rau ngải cứu làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non
  • Rau ngót: Hoạt chất papaverin trong rau ngót gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, dẫn đến tình trạng sảy thai

2. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Một giấc ngủ ngon giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Một giấc ngủ ngon giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Nghỉ ngơi hợp lý giữ vai trò quan trọng giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong 9 tháng thai kỳ cũng như sau sinh. Các bác sĩ khuyên mẹ nên:

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Mẹ bầu cần ngủ khoảng 7 – 8 tiếng vào buổi tối, ngủ trước 10 giờ và khoảng 30 phút vào buổi trưa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu mỗi ngày, mẹ bầu ngủ ít hơn 7 tiếng thì nguy cơ bị cảm lạnh sẽ cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Tránh căng thẳng, stress, buồn phiền để làm giảm hormone cortisol.

3. Vận động thường xuyên, duy trì tập luyện thể dục

Những bài tập nhẹ nhàng luôn giúp mẹ khỏe mạnh

Những bài tập nhẹ nhàng luôn giúp mẹ khỏe mạnh

Mỗi ngày, mẹ bầu nên tập thể dục 15 – 30 phút vào buổi sáng hoặc chiều và duy trì 5 ngày/tuần. Một số bộ môn thể thao mà mẹ bầu có thể lựa chọn là đi bộ, bơi lội, yoga, thiền,…

Việc vận động thường xuyên, luyện tập các bài tập thể dục sẽ giúp:

  • Cơ thể dẻo dai, linh hoạt.
  • Tinh thần sảng khoái, bổ sung nguồn năng lượng.
  • Giúp tuần hoàn máu tốt.
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phòng trừ bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng.
  • Tăng cường bài tiết độc tố, tăng tốc độ tổng hợp kháng thể.

Mẹ nên ưu tiên các bài tập thiền, yoga nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với tình hình sức khỏe bản thân, tránh độc tác mạnh hay vận động quá sức. Trong quá trình tập, nếu thấy dấu hiệu bất thường, phải dừng lại ngay và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

4. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng

Giữ vệ sinh cá nhân giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Giữ vệ sinh cá nhân giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Trong quá trình mang thai giữ vệ sinh sạch sẽ là cách tăng sức đề kháng cho bà bầu đơn giản nhất để bảo vệ cơ thể, tránh các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, tối ưu hóa khả năng đề kháng da như:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh, ở nơi công cộng về.
  • Vệ sinh toàn thân mỗi ngày bằng sữa tắm có công thức ion bạc + (ion bạc, thymol, terpineol).
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày …

Đồng thời, mẹ bầu cũng cần giữa cho môi trường sống, sạch sẽ thoáng đãng bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh.

5. Tiêm phòng và thăm khám sức khỏe thường xuyên

Thăm khám thường xuyên giúp mẹ bầu phát hiện sớm ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh

Thăm khám thường xuyên giúp mẹ bầu phát hiện sớm ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh

Khi mang thai, cơ thể mẹ có sự thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh thông thường và nguy hiểm như cảm cúm, dị ứng thời tiết, nhiễm trùng, sởi, thủy đậu, quai bị, uốn ván, rubella, …. Vì thế, việc tiêm phòng trước và trong thời kỳ mang thai sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay khi mới chào đời.

Một số vắc xin còn giúp tạo sức đề kháng cho bé khi còn trong bụng mẹ, từ đó giúp phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tiêm phòng theo đúng quy định về an toàn tiêm chủng và theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

6. Một vài lưu ý khác

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng cần chú ý tới một số điều cơ bản sau:

  • Hạn chế đi lại nơi đông người vì đây là nơi dẫy lây lan vi khuẩn. Trang bị khẩu trang, kính, găng tay khi di chuyển ngoài đường để phòng bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang bị ho, hắt hơi, cảm cúm… Nếu ngồi gần những người này ở nơi công cộng thì mẹ bầu cần chuyển ngồi sang một chỗ khác để tránh nguy cơ lây bệnh. Nếu không thể đổi chỗ, hãy đeo khẩu trang để phòng ngừa và rửa tay ngay sau đó.
  • Cập nhật các kiến thức, thông tin về bệnh dịch theo mùa để có biện pháp phòng tránh, xử lý kịp thời.
  • Khi mang thai, nếu mẹ bầu bị thay đổi nội tiết tố, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch thì có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như dễ bị viêm, cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, tăng huyết áp… .

Trên đây là 6 phương pháp giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả. Khi mẹ bầu có sức khỏe tốt thì các bé sinh ra mới khỏe mạnh. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: