Thực đơn cho người suy nhược cơ thể TỐT NHẤT


Viên nhung hươu TW3 2019-11-18 20:17:29

Chế độ dinh dưỡng của người suy nhược cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến vấn đề cải thiện, phục hồi sức khỏe. Bộ thực đơn cho người suy nhược cơ thể tốt nhất dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm hơn về vấn đề chăm sóc bản thân khi cơ thể bị suy nhược.

Xem thêm:

Người bị suy nhược nên ăn gì để tốt cho sức khỏe

Người bị suy nhược nên ăn gì để tốt cho sức khỏe

Nội dung bài viết

1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người suy nhược cơ thể

1.1. Cân bằng 4 chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực đơn

Khi xuất hiện dấu hiệu bị suy nhược cơ thể, bạn cần chọn các thực phẩm cho người suy nhược cơ thể cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất để đảm bảo cơ thể nhận đủ tất cả các khoáng chất có lợi, từ đó giúp cơ thể hồi phục một cách nhanh chóng.

4 nhóm chất chính bạn cần lưu ý đó chính là:

1.1.1. Chất bột đường

Chất bột đường đóng vai trò cung cấp năng lượng thiết yếu cho gần như tất cả các hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, chất bột đường còn hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể, cấu tạo nên các mô lẫn các tế bào

Những thực phẩm chứa các dưỡng chất này đó chính là cơm gạo, bánh mì, bún miến, khoai lang, khoai môn, bắp ngô.

1.1.2. Nhóm chất đạm

Đây là nhóm chất cũng không kém phần quan trọng vì chúng là nguyên liệu chính để xây dựng nên các hệ cơ, xương, răng, tế bào cơ thể, giúp tăng hệ miễn dịch và điều hòa các hoạt động của cơ thể, điều hòa cân bằng nước, cung cấp năng lượng đồng thời cũng vận chuyển các nhóm chất.

Nhóm chất đạm có nhiều trong những thực phẩm như các loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu đen…) thịt, trứng, cá, sữa.

1.1.3. Nhóm vitamin và khoáng chất

Có khoảng 20 loại vitamin cũng như 20 loại khoáng chất cùng cần thiết cơ thể cần mỗi ngày, điển hình là canxi, sắt, kẽm, I ốt… Chúng góp phần xây dựng các tế bào giúp cơ thể phát triển, tăng trưởng, củng cố hệ xương, tăng hệ miễn dịch, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Canxi có nhiều trong lòng đỏ trứng, sữa, hải sản… kẽm có nhiều trong các loại hạt, tôm, cua, sò… sắt xuất hiện trong những loại rau lá xanh đậm, huyết, gan… I ốt trong muối ăn hằng ngày.

1.1.4. Chất béo

Chất béo gồm những mô mỡ là nguồn dự trữ năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chúng hỗ trợ cơ thể hấp thu các loại vitamin tan trong dầu mỡ, thúc đầy các tế bào não và thần kinh phát triển nhanh chóng. Chất béo có nhiều trong các loại dầu, bơ, mỡ.

Tham khảo: 9+ loại vitamin cho người suy nhược cơ thể 

1.2. Nên có 3 bữa chính/ ngày và 2 bữa phụ

Bồi bổ cơ thể suy nhược với 3 bữa chính cùng 2 bữa phụ một ngày với đầy đủ các món ăn đa dạng dưỡng chất sẽ giúp cơ thể nhận đủ dinh dưỡng mà hệ tiêu hóa không bị quá tải.

Nếu thường xuyên bỏ bữa, tỷ lệ suy nhược nặng hơn sẽ càng tăng cao tạo ra những mối nguy hại khác đến sức khỏe.

1.3. Chế biến món ăn hợp khẩu vị

Không ít người bị suy nhược vì chán ăn, không cảm nhận được vị ngon của món ăn. Dẫn đến tình trạng bỏ bữa khiến cơ thể không nhận được đủ dưỡng chất.

Bạn nên chế biến món ăn sao cho vừa ngon miệng vừa đẹp mắt, hợp khẩu vị để kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng. Thường xuyên thay đổi thực đơn, trang trí món ăn và cách chế biến để tăng cảm giác muốn ăn.

1.4. Món ăn loãng dễ tiêu

Các món ăn mềm như súp, cháo giúp cơ thể người suy nhược dễ hấp thu hơn

Các món ăn mềm như súp, cháo giúp cơ thể người suy nhược dễ hấp thu hơn

Đối với những đối tượng đặc biệt bị suy nhược vì những lý do như suy giảm khẩu vị, ăn uống không ngon miệng, người già, người mắc bệnh hoặc mới hồi phục sau bệnh,… Hãy tập trung chế biến những món ăn loãng, dễ tiêu.

Những món ăn mềm, loãng sẽ giúp người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn, tạo ra cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều so với đồ ăn thông thường.

1.5. Khẩu phần ăn với tùy vào cơ thể mỗi người và độ tuổi

Bạn cũng nên suy xét, cân nhắc chế biến khẩu phần ăn sao cho phù hợp với cơ thể và độ tuổi của từng đối tượng.

Khi cơ thể suy nhược, họ rất dễ bị mệt mỏi và cảm giác chán ăn uống hoặc làm những thứ khác. Chuẩn bị món ăn yêu thích có thể kích thích người bệnh hứng thú hơn với chuyện bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày.

1.6. Một số lưu ý khác

Ngoài ra, khi xây dựng thực đơn người suy nhược cơ thể cũng cần lưu ý đến những vấn đề như:

  • Tránh các loại đường hóa học, bánh kẹo sử dụng nguyên liệu này vì đường hóa học chứa năng lượng rỗng không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều chất phụ gia không tốt để cải thiện sức khỏe.
  • Đồ uống kích thích, rượu bia, cà phê cần phải loại ra khỏi thực đơn hằng ngày để giúp cơ thể mau hồi phục.
  • Tăng cường thêm chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Bổ sung đủ Sắt, Kẽm để hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái tạo tế bào, nuôi dưỡng, tạo máu cho cơ thể khỏe mạnh nhanh chóng.
  • Bổ sung đủ Vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể  luôn tràn đầy năng lượng và hấp thu Sắt tốt hơn.
  • Bổ sung Vitamin B12 giúp nuôi dưỡng não bộ, tăng cường sự tỉnh táo và tập trung cho cơ thể đồng thời giúp cơ thể hấp thu Sắt để tạo máu, bổ sung lượng máu đã mất.

2. Thực đơn bữa sáng cho người suy nhược cơ thể

2.1. Lưu ý cho thực đơn bữa sáng

Thực đơn cho người suy nhược cơ thể vào buổi sáng nên ăn là những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhưng không gây khó tiêu và nặng bụng như các loại ngũ cốc, trái cây, bánh mì, sữa chua, yến mạch.

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ rất dễ bị đầy bụng và ảnh hưởng đến nồng độ máu, huyết áp gây khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc.

2.2. Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người suy nhược cơ thể

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
Món ăn Cháo yến mạch trộn với trái cây Bánh  mì nướng phết quả bơ và 1 ly sữa Ngũ cốc ăn kèm trái cây Trứng ốp la kèm cà chua, rau xà lách kèm bánh mỳ nướng Sữa chua kết hợp hoa quả Yến mạch và quả óc chó Trứng chiên với các loại rau cùng bánh mì ngũ cốc

2.2.1. Cháo yến mạch trộn với trái cây

Cháo yến mạch dễ tiêu hóa và nhiều dinh dưỡng là món ăn cần có trong thực đơn cho người suy nhược cơ thể

Cháo yến mạch dễ tiêu hóa và nhiều dinh dưỡng là món ăn cần có trong thực đơn cho người suy nhược cơ thể

Cháo yến mạch kèm trái cây cung cấp nhiều năng lượng, vitamin, khoáng chất và rất dễ tiêu hóa, vô cùng thích hợp cho người suy nhược cơ thể.

Để nấu món này, đầu tiên bạn dùng yến mạch đổ nước sôi vào để nở bung thành cháo. Sau đó cho chuối, táo, kiwi… một chút sữa để tăng hương vị cho món ăn.

2.2.2. Bánh mì nướng phết quả bơ và 1 ly sữa

Bánh mì cung cấp lượng bột đường dồi dào, bơ chứa chất béo có lợi cùng với sữa cung cấp nhiều canxi là bữa sáng hoàn hảo đầy đủ dưỡng chất giúp bạn luôn tỉnh táo và có một ngày làm việc hiệu quả.

Bạn chuẩn bị hai lát bánh mì sandwich đem đi nướng vàng sau đó tán nhuyễn bơ phết đều lên 2 mặt của 2 lát bánh mì, có thể rắc thêm một chút đường, kẹp lại ăn kèm với một ly sữa tươi là đã có một bữa sáng đủ chất.

2.2.3. Ngũ cốc ăn kèm trái cây

Món ăn này rất ngon miệng, kích thích vị giác, chúng còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Bạn chỉ cần chuẩn bị ngũ cốc, đổ sữa vào sau đó cũng cắt nhỏ những loại trái cây yêu thích để trộn đều lên và thưởng thức.

2.2.4. Trứng ốp la kèm cà chua, rau xà lách kèm bánh mì nướng

Trứng đi kèm với cà chua, rau xà xách sẽ cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và dễ tiêu hóa.

Để thực hiện món ăn này, đầu tiên bạn ốp la 1 – 2 trái trứng, chuẩn bị cà chua, xà lách rửa sạch để ăn kèm với bánh mì nướng sẽ rất ngon miệng.

2.2.5. Sữa chua kết hợp hoa quả

Sữa chua hoa qua cung cấp nhiều vitamin và lợi khuẩn rất tốt cho đường tiêu hóa người mệt mỏi

Sữa chua hoa qua cung cấp nhiều vitamin và lợi khuẩn rất tốt cho đường tiêu hóa người mệt mỏi

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất bồi bổ cho cơ thể. Giúp tăng cường thị giác, tạo nguồn năng lượng dồi dào mỗi ngày. Kết hợp với trái cây tạo ra món ăn thanh mát, giàu dưỡng chất và vô cùng dễ tiêu.

Món ăn này cũng rất tiết kiệm thời gian, bạn chỉ cần trộn sữa chua với những loại trái cây mình yêu thích đã cắt nhỏ rồi thưởng thức.

2.2.6. Yến mạch và quả óc chó

Xay 100gr hạt óc chó với nửa chén yến mạch rồi đem nấu với hai bát nước, nêm nếm vừa ăn sẽ cho ra món cháo yến mạch quả óc chó thơm ngon, bổ dưỡng. Yến mạch giàu chất xơ, quả óc chó giàu omega-3, vitamin E… vừa bồi bổ cơ thể vừa ngăn ngừa những loại bệnh tật nguy hiểm như tim mạch hoặc ung thư.

2.2.7. Trứng chiên với các loại rau cùng bánh mì ngũ cốc

Món ăn sáng này là sự kết hợp trọn vẹn của 4 nhóm chất bột đường, béo, đạm, vitamin. Chúng sẽ tích cực bồi bổ cơ thể, tạo năng lượng và chuyển hóa thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể.

Đầu tiên, bạn đánh tan 1 – 2 trái trứng rồi cắt nhỏ các loại rau củ như bông cải, cà chua, ớt chuông, hành tây vào, nêm một chút gia vị rồi đem chiên. Lấy trứng ra ăn kèm với bánh mì ngũ cốc nguyên hạt là sự lựa chọn lành mạnh cho một bữa sáng hoàn hảo.

3. Thực đơn bữa trưa cho người suy nhược cơ thể

3.1. Lưu ý cho thực đơn  bữa trưa

Tương tự như bữa sáng, bữa trưa cũng là một bữa ăn rất quan trọng trong ngày. Sau buổi trưa thường là nửa ngày làm việc cho tới tận chiều tối nên bạn sẽ cần phải nạp đủ thức ăn. Nếu để cơ thể bị đói thì lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm, làm cho não không thể tập trung, xử lý tình huống chậm chạp, khó khăn khi ghi nhận thông tin.

Bữa trưa nên được chế biến từ gạo, thịt, cá, sữa, trứng và cả đậu nành… Một bữa trưa cân bằng đạm động vật và thực vật sẽ dễ ổn định lượng đường có trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ béo phì.

  • Lưu ý không nên ăn trưa vội vàng, không nên nhai ẩu nuốt vội sẽ rất hại cho dạ dày. Đồng thời không tận dụng được nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Bữa trưa sẽ đảm bảo cho nửa ngày làm việc vất vả nên các món trong bữa ăn này phải đảm bảo năng lượng.

3.2. Gợi ý thực đơn bữa trưa cho người suy nhược cơ thể

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
Món ăn Nhung hươu hầm thịt gà Trứng gà ngâm mật ong Canh bầu nấu trai Ngó sen hầm xương ống Bồ câu hấp Cháo dê nấu táo đỏ Canh lươnGân bò hầm

Dưới đây là một số món ăn được nêu kèm công dụng và cách chế biến.

3.2.1. Nhung hươu hầm thịt gà

Nhung hươu là một trong tứ đại thượng dược với sức khỏe rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể

Nhung hươu là một trong tứ đại thượng dược với sức khỏe rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể

Đây là món ăn rất giàu đạm và nhiều chất dinh dưỡng quý giá có trong nhung hươu như collagen, protein, 25 loại acid amin, vv… Là món ăn nên có trong thực đơn cho người suy nhược cơ thể.

Nguyên liệu: 100g thịt gà, 5g nhung hươu tươi, 10g gừng và gia vị các loại.

Cách làm:

  • Ninh kỹ thịt gà với gừng trong vòng 60 phút.
  • Cho tiếp nhung hươu vào đun trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
  • Khi thịt gà đã mềm thì ta chỉ việc nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3.2.2. Trứng gà ngâm mật ong

Bạn cần chuẩn bị khoảng 4 quả trứng gà, 300ml mật ong nguyên chất.

Cách làm:

  • Đầu tiên đập trứng gà ra chén, tách riêng lòng đỏ.
  • Cho 4 lòng đỏ vừa tách vào một lọ thủy tinh rồi đổ mật ong vào ngâm.
  • Ngâm khoảng 2 ngày là có thể sử dụng.

3.2.3. Canh bầu nấu trai

Canh bầu nấu trai là món canh thanh mát, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ lượng đạm, chất xơ.

Nguyên liệu: 1kg trai, 1 quả bầu khoảng 800g, hành ngò, gia vị.

Cách làm:

  • Sau khi sơ chế bạn cho thịt trai vào xào sơ.
  • Tiếp tục cho nước vào nồi nấu, khi nước đã sôi thì cho bầu vào nấu chín.
  • Đổ phần trai đã xào vào nấu sôi lại một lần nữa là hoàn thành.

3.2.4. Ngó sen hầm xương ống

Đây được xem là món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, cung cấp lượng đạm dồi dào để cơ thể tái sinh năng lượng.

Nguyên liệu: 300 – 500g xương ống chân lợn, 150g ngó sen, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn sẽ ninh xương lấy nước dùng.
  • Nạo ngó sen thành sợi nhỏ, cho vào nồi đun với nước xương ống.
  • Nêm nếm lại với gia vị cho vừa ăn.

3.2.5. Bồ câu hấp

Thịt bồ câu rất giàu protein, lipid, sắt, canxi, vitamin A, E, B1… nhưng lại có lượng cholesterol khá thấp. Món ăn này có tác dụng bồi bổ khí huyết, giải độc cơ thể.

Nguyên liệu: 3 con chim bồ câu non đã làm sạch, 30g hạt sen khô, 5g nấm hương, rau ngải cứu, hành tỏi và gia vị.

Cách làm:

  • Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào bụng chim bồ câu.
  • Cho vào nồi hấp đến khi chín mềm là bạn đã có món ăn ngon bổ dưỡng.

3.2.6. Canh lươn

Không chỉ giàu đạm, thịt lươn còn rất giàu vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, B1, B6, natri, kali, calci, vv…. Món canh lươn vừa dễ ăn, chống ngán vừa giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Nguyên liệu: 150g thịt lươn, 2 trái cà chua, 1 trái chuối xanh, 1 trái khế chua, một ít sả, rau thơm, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Sơ chế các nguyên liệu.
  • Cho thịt lươn vào xào với lửa to cho tới khi lươn săn lại rồi thêm nước để nấu cho tới khi chín.
  • Cho các nguyên liệu khác như cà chua, khế, chuối vào nấu cùng, nêm thêm gia vị chua ngọt vừa đủ.
  • Cuối cùng bạn múc canh ra tô, rắc rau thơm và một ít hành tỏi phi lên trên.

3.2.7. Gân bò hầm

Gân bò hầm chua ngọt là món ăn rất giàu sắt, kẽm, magie và nhiều loại vitamin khác. Đây được xem là món ăn có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời giúp người ăn tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật.

Nguyên liệu: 500g gân bò, 3 quả cà chua, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Sơ chế thịt bò và các nguyên liệu.
  • Phi thơm hành tỏi rồi trút gân bò vào xào, thêm cà chua và gia vị vào để nấu cho tới khi gân mềm, cà chua tan.
  • Cuối cùng rắc thêm một chút tiêu cho thơm là hoàn thành.

3.2.8. Cháo dê nấu táo đỏ

Cháo thịt dê táo đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng là món ăn cần có trong thực đơn cho người suy nhược cơ thể

Cháo thịt dê táo đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng là món ăn cần có trong thực đơn cho người suy nhược cơ thể

Cháo dê nấu táo đỏ là món ăn thơm ngon, có tính ấm, giúp người ăn mạnh gân cốt, tăng cường trí nhớ, bồi bổ sức khỏe hiệu quả.

Nguyên liệu: 500g xương sống hoặc xương cổ dê, 200g đào nhục, 15 quả táo đỏ, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Trước hết bạn ninh xương với đào và táo thành canh đặc.
  • Sau đó cạn lấy nước trong và cho gạo vào để ninh thành cháo. Ăn khi còn ấm.

4. Thực đơn bữa tối cho người suy nhược cơ thể

4.1. Lưu ý cho thực đơn bữa tối

Nhiều người vì muốn giảm cân nên thường bỏ qua bữa tối đây là hành động không hề được khuyến khích. Bởi sau một ngày hoạt động dài, cơ thể của bạn sẽ cần không ít năng lượng để tái tạo tế bào.

Thêm vào đó thì việc nhịn ăn tối thường khiến bạn đói cồn cào vào sáng hôm sau, khiến bạn có xu hướng ăn “no dồn đói góp”. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân nặng và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Thay vì nhịn bữa tối thì bạn nên ăn các món ăn nhẹ nhàng, ít thịt, dễ tiêu, hạn chế đồ ngọt và đặc biệt nên ăn tối sớm, không nên ăn ở thời điểm quá khuya.

4.2. Gợi ý thực đơn bữa tối

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
Món Cháo chim cút mè đen Móng giò hầm râu ngô Cẩu kỷ tử nấu trứng gà Cháo nấm đầu khỉ, thịt gà Long nhãn nấu quy Canh mộc nhĩ mè đen táo tàu Cá chép hấp cách thủy

Dưới đây là một số món ăn được nêu kèm công dụng và cách chế biến giúp người bị suy nhược nhanh phục hồi.

4.2.1. Cháo chim cút mè đen

Đây là món ăn rất giàu dinh dưỡng, gồm các vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, phốt pho, mangan, vitamin B6… Món ăn này không quá nặng nề nhưng vẫn có tác dụng bồi bổ vô cùng tốt, chữa chứng suy nhược, tỳ yếu.

Nguyên liệu: 2 con chim cút đã làm sạch, 100g gạo nếp, 50g mè đen, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn cho thịt chim vào xào với lửa lớn.
  • Gạo và mè vo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ.
  • Khi cháo đã nhừ thì cho thịt chim cút vào nấu với lửa lớn, nêm thêm ít gia vị cho vừa ăn.

4.2.2. Móng giò hầm râu ngô

Món ăn này tuy đơn giản nhưng lại rất giàu vitamin: vitamin A, B1, B2, B6, C… có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất thích hợp với thực đơn cho người suy nhược cơ thể vào buổi tối

Nguyên liệu: 300g móng giò, 100 – 200g râu ngô non, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Đầu tiên thì ta sẽ đem móng giò chặt hành các miếng vừa ăn rồi đem vào nồi hầm với một ít gừng và hành lá.
  • Khi móng giò đã bắt đầu mềm thì cho tiếp râu ngô đã chuẩn bị vào nấu thêm một lúc, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

4.2.3. Câu kỷ tử nấu trứng gà

Cầu kỷ tử món ăn thanh nhiệt nên có trong thực đơn hằng ngày

Cầu kỷ tử món ăn thanh nhiệt nên có trong thực đơn hằng ngày

Đây là món ăn giàu vitamin C, B1, B2, carotene, niacin, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, đặc biệt tốt đối với người bị yếu thận.

Nguyên liệu: 30g hạt kỷ tử, 1 quả trứng gà.

Cách làm:

  • Bạn chỉ việc luộc trứng gà với kỷ tử như bình thường.
  • Khi trứng chín vớt ra bóc vỏ rồi cho vào nấu thành canh trứng cẩu kỷ tử.

4.2.4. Cháo nấm đầu khỉ, thịt gà

Đây là món ăn kết hợp các nguyên liệu có vị ngọt, tính bình, lại nhẹ nhàng nên rất dễ tiêu, tốt cho các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa.

Nguyên liệu: 100g nấm đầu khỉ khô, 750g gà đã bỏ hết lòng ruột, 30g hoàng kỳ, 10g táo tàu, 15g đảng sâm, gia vị các loại.

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn đem nấm đi ngâm nước nóng, thái thành miếng nhỏ.
  • Cho gà vào nồi luộc chín, sau đó cho đảng sâm, hoàng kỳ, táo tàu vào ninh trong 15 phút.
  • Tiếp tục cho nấm vào nấu chín và nêm nếm vừa ăn.

4.2.5. Long nhãn nấu quy

Món ăn này có thể chữa nhiều chứng bệnh liên quan tới tỳ hư, giúp bổ tim, giảm mất ngủ khá tốt.

Chuẩn bị: 15g long nhãn, 15g đương quy, 250g thịt gà, 15g khởi tử, 15g nhục thung dung.

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem sơ chế và rửa sạch rồi cho vào nồi đun cách thủy trong vòng 1 giờ đồng hồ.
  • Sau đó bạn nêm thêm gia vị là hoàn thành.

4.2.6. Canh mộc nhĩ đen, táo tàu

Mộc nhĩ kết hợp với táo tàu có tác dụng bổ huyết, tốt cho thận, rất tốt khi dùng vào bữa tối.

Nguyên liệu:  30 trái táo đỏ, 100g đậu đen, 50g nấm mèo.

Cách làm:

  • Nấm mèo đi ngâm nước cho nở, đem đậu đen đi rang trong chảo tới khi bốc mùi thơm.
  • Tiếp tục cho một lượng nước vừa đủ vào nồi, cho các nguyên liệu vào và nấu trong vòng 2 tiếng đồng hồ cho mềm là được.

5. Bữa phụ cho người suy  nhược cơ thể

5.1. Lưu ý cho bữa phụ

Bữa phụ nên được ăn vào khoảng 9h30 sáng hoặc trong vòng 3 – 4h chiều hoặc từ 2 đến 3 giờ sáng trong điều kiện phải làm việc đêm muộn. Bữa ăn phụ sẽ cung cấp khoảng 10 tới 15% nhu cầu năng lượng.

Điều đặc biệt là bữa ăn này không cần phải có đầy đủ 4 nhóm bột đường, đạm, chất béo và rau củ. Nên nghiêng về chất đường để ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết, giúp người dùng bữa luôn tỉnh táo và đủ năng lượng. Tuy nhiên thì bạn không nên lạm dụng bữa ăn phụ, như thế sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường và béo phì.

5.2. Gợi ý một số món cho bữa phụ

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm  Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật
Món Chè đậu xanh với mộc nhĩ và táo Dâu tươi ngào đường Muffin chuối Táo tàu nấu sâm Linh chi mật ong Hạt sen hầm long nhãn táo tàu Sữa ngô

5.2.1. Chè đậu xanh với mộc nhĩ và táo

Chè đậu xanh món ăn thanh nhiệt giả độc rất tốt cho cơ thể

Chè đậu xanh món ăn thanh nhiệt giả độc rất tốt cho cơ thể

Món chè đậu xanh mộc nhĩ vừa có khả năng thanh nhiệt, lại sở hữu lượng đường vừa phải nên rất thích hợp để người bị suy nhược bổ sung dinh dưỡng bên cạnh các bữa ăn chính.

Nguyên liệu: 400g đậu xanh, 2 tới 3 tai mộc nhĩ, 200g táo đỏ, 200 – 300g đường cát.

Cách làm:

  • Vo sạch đậu và nấu với 1,5 lít nước cho tới khi đậu nở nhừ.
  • Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch và cắt thành nhiều sợi nhỏ.
  • Khi đậu chín thì bạn thả mộc nhĩ và táo đỏ vào nấu sôi rồi cho đường vào theo khẩu vị.
  • Nên ăn vào ban ngày.

5.2.2. Dâu tươi ngào đường

Đây là món ăn có khả năng chống lại quá trình oxy hóa rất tốt, hương vị lại chua ngọt thơm ngon nên vô cùng thích hợp để ăn vặt, dùng làm bữa phụ.

Nguyên liệu: 25 quả dâu tây đã chín, 300g đường, 170ml nước.

Cách làm:

  • Nấu nước với đường cho tới khi tan.
  • Xiên một vài quả dâu tây vào que gỗ rồi lăn qua một lớp đường lỏng là hoàn thành.

5.2.3. Muffin chuối

Muffin chuối là món bánh dễ ăn, thơm ngon, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa.

Nguyên liệu: 2 trái chuối sứ, 80g bột mì, 15ml sữa, 2 lòng đỏ trứng, 6g bột nở, một muỗng cafe dầu ăn.

Cách làm:

  • Đem chuối đi nghiền nhuyễn, cho bột mì, sữa, lòng đỏ trứng, bột nở, dầu ăn vào trộn đều với chuối.
  • Đổ hỗn hợp này vào khuôn rồi đi bỏ vào lò nướng ở nhiệt độ 175 độ C trong vòng 10 phút.

5.2.4. Táo tàu nấu sâm

Món ăn này có khả năng chữa suy nhược cơ thể, chữa chứng hư lao, giúp người ăn loại bỏ được cảm giác mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, làm việc kém hiệu quả.

Nguyên liệu: 10g táo tàu, 20g đẳng sâm, 100g đường phèn.

Cách làm:

  • Cho táo và sâm vào nồi nấu trong vòng 1 giờ đồng hồ  rồi cho thêm đường.
  • Có thể gia giảm lượng đường để phù hợp với khẩu vị từng người.

5.2.5. Linh chi mật ong

Nấm linh chi ngâm mật ong là món ăn có thể giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Nguyên liệu: 50g linh chi, 20g mật ong, 1 lít rượu.

Cách làm:

  • Nấm linh chi sẽ được đem đi thái mỏng rồi đổ rượu và mật ong vào ngâm.
  • Chỉ cần ngâm trong vòng 15 tới 20 ngày là có thể đem ra dùng.

5.2.6. Hạt sen hầm long nhãn táo tàu

Đây là món ăn có tác dụng bổ máu, kiện tỳ vị, rất thích hợp để bồi bổ cho những người bị thiếu máu, mất ngủ, ngủ không an giấc.

Nguyên liệu: 30g long nhãn, 200g hạt sen, 150g táo tàu, 100g đường phèn.

Cách làm:

  • Ngâm hạt sen cho nở rồi bỏ tâm đắng, rửa sạch.
  • Tiếp tục cho phần hạt sen này cùng với long nhãn và táo tàu vào nồi nấu sôi với nước.
  • Khi sen đã bắt đầu nhừ thì ta chỉ việc cho đường phèn vào khuấy đều.

Vừa rồi là một vài gợi ý về thực đơn cho người suy nhược cơ thể. Mong rằng với những thực đơn bổ dưỡng này, bạn và người thân của mình sẽ luôn khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống.

Đọc thêm:

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: