Giải đáp mọi thắc mắc về Suy nhược cơ thể


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-19 09:00:48

Suy nhược cơ thể là gì mà rất nhiều người hiện nay có nguy cơ mắc phải? Để giúp người bệnh hiểu hơn về tình trạng này, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về chứng suy nhược cơ thể. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Suy nhược cơ thể là gì?

Phụ nữ có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể hơn nam giới

Suy nhược cơ thể là tình trạng sức khỏe bị giảm sút kéo dài trên 6 tháng. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở độ tuổi từ 20 – 40 tuổi và tỷ lệ cao hơn ở nữ giới.

Vậy suy nhược cơ thể có triệu chứng gì? Những triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang có dấu hiệu bị suy nhược bao gồm:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, sút cân và gầy yếu.
  • Đau nhức cơ bắp, xương khớp.
  • Khó ngủ, căng thẳng kéo dài, dễ cáu gắt hoặc ủ rũ.
  • Trí nhớ kém, khó tập trung.
  • Suy giảm chức năng sinh lý.

Chi tiết: Suy nhược cơ thể là gì?

2. Tại sao bạn bị suy nhược cơ thể?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây suy nhược cơ thể, điển hình như:

  • Nguyên nhân bệnh lý: Thiếu máu do thiếu sắt, nhiễm trùng toàn thân, hạ đường huyết, tăng bạch cầu đơn nhân, huyết áp thấp, viêm khớp dạng thấp, Lupus… .
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Những người phải lao động nặng, có ít thời gian nghỉ ngơi hoặc những người ăn kiêng quá mức có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng gây suy nhược.
  • Do tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress gây suy nhược cơ thể.

Để biết chính xác nguyên nhân bạn bị suy nhược cơ thể và có cách điều trị hiệu quả, an toàn, bạn cần đi khám suy nhược cơ thể ở các bệnh viên uy tín.

3. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể?

Người ốm vặt thường xuyên có nguy cơ bị suy nhược cơ thể

Người ốm vặt thường xuyên có nguy cơ bị suy nhược cơ thể hơn bình thường

Những người dưới đây được xác định là có nguy cơ cao bị suy nhược:

  • Những người mới thực hiện phẫu thuật

Đây là đối tượng dễ bị suy nhược cơ thể nhất bởi khả năng ăn uống giảm sút do cơn đau và bị mất máu, cơ thể mệt mỏi và khả năng hấp thu dưỡng chất bị suy giảm. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm được khắc phục nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng tốt.

  • Những người thường xuyên đau ốm

Những người hay ốm vặt cho thấy sức đề kháng của họ khá kém. Ngoài ra, việc đau ốm liên miên cũng khiến cơ thể khó hấp thu được dinh dưỡng, khỏe khoắn và thoải mái được. Do đó, nhóm đối tượng này cũng rất dễ bị suy nhược.

  • Những người thường xuyên lao động nặng, quá sức

Việc lao động quá nặng khiến cơ thể phải tiêu hao quá nhiều sức lực. Làm hệ xương – khớp của người bệnh có thể bị tổn thương và thoái hóa sớm. Lượng dinh dưỡng mất đi nhiều hơn lượng dinh dưỡng cung cấp. Họ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe từ đó gây ra chứng suy nhược.

4. Chẩn đoán người bị suy nhược cơ thể như thế nào?

Nhìn chung, việc chẩn đoán suy nhược cơ thể gặp khá nhiều khó khăn bởi bệnh không có triệu chứng đặc trưng riêng biệt. Các bác sĩ thường áp dụng biện pháp loại trừ như sau:

  • Liệt kê các triệu chứng và bệnh sử gia đình.
  • Thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý về nhiễm trùng, miễn dịch, nội tiết, thiếu máu, ung bướu…

Nếu tất cả các chỉ số xét nghiệm bình thường đi kèm với biểu hiện mệt mỏi trên 6 tháng thì bạn sẽ được chẩn đoán là cơ thể bị suy nhược.

5. Điều trị suy nhược cơ thể

Suy nhược nặng có thể phải dùng thuốc điều trị

Suy nhược nặng có thể phải dùng thuốc điều trị

Tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau cho quá trình điều trị suy nhược cơ thể, có thể là truyền nước hoặc dùng thuốc chữa suy nhược cơ thể.

Trong một số trường hợp nặng và suy nhược cơ thể kéo dài, bác sĩ sẽ cho người bị suy nhược sử dụng thuốc giảm đau đầu, đau cơ và thuốc chống trầm cảm nhằm hạn chế các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi.

Bên cạnh việc thực hiện điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây trong quá trình điều trị:

  • Tăng cường thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất béo, chất đường và Vitamin và khoáng chất.
  • Không sử dụng các sản phẩm không tốt cho sức khỏe như: thuốc lá, rượu, bia… .
  • Không tự tạo áp lực, căng thẳng cho bản thân.
  • Không thức quá khuya, bạn nên đi ngủ trước 11h đêm.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
  • Tham gia các hoạt động cộng đồng, trò chuyện nhiều với mọi người để có tinh thần tốt hơn.

6. Chăm sóc người bị suy nhược cơ thể

6.1. Chế độ dinh dưỡng

Để phục hồi suy nhược cơ thể, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày.

Một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn đóng vai trò trị liệu giúp người suy nhược có cảm xúc tốt và tinh thần thoải mái hơn

6.1.1. Suy nhược cơ thể nên ăn gì?

Các thực phẩm tốt cho người suy nhược gồm có:

  • Nước: Người bệnh cần được bổ sung khoảng 1,5 – 2l nước mỗi ngày giúp các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi, người bệnh có một sức khỏe tốt hơn.
  • Vitamin: Vitamin rất tốt cho người bị suy nhược điển hình là nhóm vitamin A và vitamin C. Ngoài ra, đây cũng là các chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ gốc tự do cho người bệnh cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái.
  • Protein: Protein tham gia trực tiếp vào cấu tạo của cơ thể ở cấp tế bào từ đó cung cấp vật liệu giúp tái tạo và hình ảnh các tổn thương trong cơ thể.
  • Chất xơ: Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người bệnh có khả năng hấp thu tốt các dưỡng chất được đưa vào cơ thể và tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp.

Chú ý: Chế độ dinh dưỡng cần cân đối 4 thành phần chính: Chất béo, chất đạm, Vitamin, chất ngọt trong thực đơn hàng ngày.

6.1.2. Kiêng ăn gì khi bị suy nhược cơ thể?

Người bệnh cũng nên tránh sử dụng một số thực phẩm sau đây để không gây hại cho cơ thể:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Ảnh hưởng đến tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, làm tăng hình thành các gốc tự do khiến cơ thể càng trở nên mệt mỏi.
  • Thực phẩm có tính cay nóng: Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng. Người bệnh không nên sử dụng nhóm thực phẩm này.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ và tinh thần trở nên uể oải, mệt mỏi.
  • Thức ăn giàu chất đạm: Khó tiêu cũng không phải lựa chọn hợp lý cho người bị suy nhược. Người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu và được chế biến kỹ.

6.2. Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày

Chạy bộ là cách tập thể dục đơn giản để chữa suy nhược cơ thể

Chạy bộ là cách tập thể dục đơn giản để chữa suy nhược cơ thể

Tập luyện thể chất giúp tăng cường khí huyết lưu thông, tăng cường sự linh hoạt cho hệ thống cơ – xương – khớp từ đó giúp người bệnh có cơ thể chắc khỏe. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra, việc tập luyện thể dục thường xuyên còn giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương của cơ thể và giúp người bệnh có tâm trạng tốt hơn.

6.3. Tích cực tham gia các hoạt động giải trí

Các hoạt động giải trí giúp người bệnh có tinh thần thoải mái, giải tỏa áp lực trong công việc và cuộc sống. Đây được xem là liệu pháp điều trị tâm lý rất hiệu quả cho người những người bị suy nhược thần kinh.

6.4. Sử dụng viên nhung hươu TW3 giúp tăng cường sức khỏe tổng thể

Viên nhung hươu giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả

Viên nhung hươu giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả

Viên nhung hươu TW3 là sản phẩm có thành phần được phối hợp từ các thảo dược quý hiếm và loại nhung hươu danh tiếng nhất trên thế giới. Sản phẩm có tác dụng bổ huyết, bồi bổ sức khỏe, mạnh gân cốt và tăng cường sức để kháng hiệu quả.

Đối với những người bị suy nhược cơ thể chỉ cần dùng liều 4 – 6 viên/ ngày liên tục trong khoảng 1  – 3 tháng là có thể thấy cơ thể được cải thiện rõ rệt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này tại website: http://www.duocphamtw3.com/pr111-vien-nhung-huou-tw3.html

Hotline: 024 6262 7757

6.5. Lưu ý khác

Cùng với những giải pháp vừa nêu trên, người bệnh nên tuân thủ 1 số lưu ý sau đây để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc hay thay loại thuốc khác, dùng đúng liều lượng đã được kê đơn.
  • Nghỉ ngơi trong quá trình được điều trị, không vận động mạnh hay lao động quá sức, nên để cơ thể có điều kiện phục hồi.
  • Không hút thuốc lá, cafe, rượu bia… .

Huy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về suy nhược cơ thể. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để cơ thể có thể đáp ứng tốt nhất với các biện pháp điều trị.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: