[Hỏi – Đáp ] Suy nhược cơ thể nên làm gì? Ăn gì tốt?


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-13 09:10:53

Xem thêm:

Anh Phương (Hà Nam) 34 tuổi hỏi: “Chào bác sĩ, em làm kỹ sư công trình đã được gần 8 năm nay. Trước đây sức khỏe em rất tốt, thường xuyên tăng ca và giám sát nhiều công trình, có những ngày bận bịu em chỉ ngủ được 4-5h. Gần 1 năm trở lại đây em thấy mình yếu đi, dễ bị đuối sức, hay bị hoa mắt chóng mặt, kém ăn, sút cân nhẹ. Em đi khám thì không phát hiện bệnh gì. Xin hỏi bác sĩ tình trạng của em là sao ạ và có cách nào chữa trị không? Em cảm ơn bác sĩ”.

Trả lời:

Chào bạn, những biểu hiện trên là dấu hiệu cơ thể bạn đang bị suy nhược. Bạn cần chữa trị nhanh chóng để mau khỏe lại, tránh dẫn đến suy nhược nặng và những căn bệnh khó lường.

1. Suy nhược cơ thể và kiến thức cần biết

1.1. Suy nhược cơ thể là gì, đối tượng hay gặp?

Bất cứ ai cũng có thể bị suy nhược cơ thể

Bất cứ ai cũng có thể bị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là việc cơ thể gặp phải tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên dù không quá gắng sức hay làm việc mệt nhọc mà không thể tự phục hồi được. Để biết suy nhược cơ thể nên làm gì bạn cần xác định đúng đối tượng bị suy nhược. Những đối tượng hay gặp phải căn bệnh này là:

  • Người mới phẫu thuật.
  • Người lao động nặng và quá sức một cách thường xuyên.
  • Người mới ốm dậy hoặc thường xuyên đau ốm.
  • Phụ nữ sau sinh.
  • Người già yếu.

1.2. Nguyên nhân suy nhược cơ thể

Một số nguyên nhân suy nhược cơ thể phổ biến:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng.
  • Làm việc và chơi thể thao quá sức.
  • Tâm lý không tốt, thường căng thẳng, lo âu, chán nản, bị stress.
  • Mắc các bệnh mạn tính như thiếu máu, huyết áp thấp, viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.
  • Nhiễm virus.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Mất cân bằng nội tiết.

Chi tiết: 10 Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể KHÔNG THỂ BỎ QUA

1.3. Biểu hiện suy nhược cơ thể

Khả năng tập trung kém là một trong những dấu hiệu của suy nhược cơ thẻ

Khả năng tập trung kém là một trong những dấu hiệu của suy nhược cơ thẻ

Những biểu hiện người suy nhược có thể gặp phải:

  • Mất khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc về đêm, giấc ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc, đôi khi gặp phải ác mộng.
  • Mỏi cơ, đau nhức cơ, đau lưng, các khớp xương nhưng không sưng nóng, sưng đỏ, chuột rút, dễ bị kiệt sức sau khi hoạt động thể chất.
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai, nhức đầu, sợ ánh sáng.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, buồn nôn, sụt cân không kiểm soát hoặc thèm ăn bất thường.
  • Cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, uể oải, ra rời kéo dài, khó thực hiện các sinh hoạt thường ngày.
  • Rối loạn cảm xúc: Bồn chồn, khó chịu, lo sợ, bi quan, hồi hộp, lo âu, nóng nảy, hay cáu gắt, dễ bị kích động, dễ khóc, dễ cảm thấy tủi thân.
  • Hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, tái nhợt, có thể bị ngất xỉu.
  • Không có hứng thú với mọi thứ xung quanh.
  • Họng đau, sưng; hạch cổ, nách sưng.
  • Da có cảm giác như bị kiến bò hoặc bị kim châm nhẹ.
  • Suy giảm chức năng tình dục.

Từ những biểu hiện mà bạn gặp phải bước đầu có thể xác định bạn đang bị suy nhược nhẹ. Bạn có thể khắc phục nhanh chóng với những biện pháp sau đây.

Xem thêm: Điểm danh triệu chứng khi suy nhược cơ thể DỄ NHẬN BIẾT

2. Bị suy nhược cơ thể nên làm gì?

Bạn Hằng, 37 tuổi, ở Hà Nội có gửi câu hỏi: “Em thấy mình có những dấu hiệu, triệu chứng suy nhược cơ thể như mệt mỏi thường xuyên dù không làm gì, khả năng tập trung kém, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ngủ không yên giấc. Vậy thưa bác sĩ em cần phải làm gì ạ?”

Bạn Hằng cũng như các bạn độc giả khác thân mến! Các bạn có thể xem mình thuộc đối tượng bị suy nhược cơ thể nào dưới đây để biết mình cần làm gì nhé!

2.1. Với người thường xuyên lao động nặng

Người lao động nặng bị suy nhược cơ thể cần học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Người lao động nặng bị suy nhược cơ thể cần học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Khi làm việc nặng trong một thời gian dài, cơ thể sẽ mất dần năng lượng và dinh dưỡng. Các cơ quan làm việc quá tải cần được nghỉ ngơi và hồi phục. Do đó, khi suy nhược cơ thể bạn nên có một chế độ ăn tăng cường dinh dưỡng kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày như sau:

  • Chế độ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Nên chế biến món ăn dạng mềm để tiêu hóa dễ hơn, tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Đa dạng cách chế biến và các món ăn hàng ngày để cảm thấy thích thú hơn.
  • Học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ trưa tối thiểu 30 phút cho đến 1 giờ.
  • Tránh bị căng thẳng, stress.
  • Xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và đầu gối để thư giãn các cơ và giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Không sử dụng cà phê, hút thuốc lá, uống rượu bia.

2.2. Với người sau phẫu thuật, sau sinh

Người bệnh sau phẫu thuật, sau sinh không chỉ mất đi một lượng máu khá lớn mà các cơ quan khác cũng bị tổn thương và cần thời gian hồi phục nên rất dễ bị suy nhược cơ thể. Do đó cần ưu tiên một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và tránh làm việc nặng.

  • Bổ sung nước, điện giải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực đơn cần có đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Các món ăn thành chế biến thành dạng loãng, dễ tiêu hóa để dạ dày không phải vận động quá nhiều như cháo, súp, bún, phở… .
  • Phụ nữ sau sinh nên ăn những món ăn giúp bổ máu, kích sữa, nhiều dinh dưỡng như chân giò hầm đu đủ, cháo đậu xanh, canh ý dĩ hạt sen… .
  • Cải thiện đời sống tinh thần bằng cách nghỉ ngơi, nghe nhạc, tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, thiền, bơi lội… .

2.3. Với người già, cao tuổi

Người già bị suy nhược cơ thể nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Người già bị suy nhược cơ thể nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Người lớn tuổi suy nhược cơ thể nên làm gì để nhanh hồi phục nhất? Bạn nên chế biến món ăn dạng mềm, chia nhỏ bữa ăn trong ngày kết hợp với:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng.
  • Ăn các loại thực phẩm thịt, cá, hải sản, rau, củ, quả có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, protein, khoáng chất, omega 3… .
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng tress.
  • Mỗi ngày tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…khoảng 20 – 30 phút để tăng máu lưu thông đến não, tăng cường hệ miễn dịch.

2.4. Người bị rối loạn trầm cảm, âu lo, rối loạn thần kinh

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ. Người thân nên giúp bệnh nhân thư giãn tâm lý bằng các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, vui chơi với động vật. Trò chuyện và quan tâm thường xuyên, kết hợp với những món ăn giàu dinh dưỡng được trang trí hấp dẫn.

3. Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì?

Bạn Trang, 42 tuổi, ở Thái Bình có hỏi “Chào bác sĩ, tôi bị suy nhược cơ thể và muốn bổ sung chất dinh dưỡng qua chế độ ăn hằng ngày. Vì thế, tôi muốn hỏi bác sĩ là người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì? Cảm ơn bác sĩ”

Trả lời: Chào bạn Trang, theo y học thực đơn của người bị suy nhược cơ thể nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Khi ăn không cảm thấy ngon miệng thì bạn có thể chế biến thành các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng qua các nhóm thực phẩm dưới đây:

3.1. Nhóm rau củ

Người bị suy nhược cơ thể nên ăn các loại rau củ như cà chua, súp lơ, rau cải, cà rốt, đậu Hà Lan, bí đỏ, súp lơ… để chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm các triệu chứng  khi bị suy nhược cơ thể như xanh xao, mệt mỏi. Bạn có thể chế biến thành các món ăn hoặc nước ép để ăn ngon miệng hơn.

3.2. Nhóm trái cây, hoa quả

Suy nhược cơ thể nên ăn hoa quả gì? Các loại cây giàu vitamin và khoáng chất như bưởi, quả bơ, đu đủ, dâu tây, cam, chanh, dưa hấu, xoài, dừa, táo, chuối, lê, nho đỏ, xoài… sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng, chống mệt mỏi hiệu quả.

Xem thêm: 10 loại sinh tố cho người suy nhược cơ thể

3.3. Một số thực phẩm khác

Suy nhược cơ thể nên làm gì? - Duy trì một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dưỡng chất

Suy nhược cơ thể nên làm gì? – Duy trì một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dưỡng chất

Ngoài ra một số nhóm thực phẩm sau người suy nhược cơ thể cũng nên bổ sung:

  • Nhóm protein: Thịt bò, thịt gà, trứng, sữa, cá hồi, hải sản… cung cấp nguồn axit amin thiết yếu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Nhóm ngũ cốc: Gạo, ngô, khoai, sắn, bột mì, hạnh nhân, óc chó, macca… cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua, tương nén, súp miso, dưa muối,kim chi, củ cải chua… gúp cải thiện tiêu hóa cho người suy nhược.
  • Nhung hươu: Chứa 25 loại axit amin, 26 nguyên tố vi lượng giúp:
    • Bổ sung chất dinh dưỡng.
    • Tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
    • Lưu thông khí huyết.
    • Giảm mệt mỏi và các triệu chứng suy nhược cơ thể.

Nếu không có thời gian thì bạn có thể dùng Viên nhung hươu của công ty dược phẩm TW3. Được làm từ nhung hươu Siberia Nga, bột gạc hươu, huyết hươu khô nên rất tốt cho sức khỏe. Được sản xuất dưới dạng viên nang, rất dễ uống và không cần chế biến cầu kỳ như nhung hươu tươi.

4. Người bị suy nhược cơ thể nên uống sữa gì?

Bạn Lành, 35 tuổi có câu hỏi: “Chào bác sĩ, tôi mới phát hiện bị suy nhược cơ thể nên muốn uống sữa để bồi bổ cơ thể vì tôi nghe nói sữa rất tốt đối với người suy nhược cơ thể. Trên thị trường có khá nhiều loại sữa nên tôi không biết chọn loại sữa nào. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi là người bị suy nhược cơ thể nên uống sữa gì không ạ?”

Trả lời: Chào bạn, đúng là uống sữa rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm được cho mình loại sữa phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số loại sữa đang được bán trên thị trường dưới đây để mua về sử dụng nhé!

Một số loại sữa dành cho người suy nhược cơ thể có thể kể đến như Sữa bột Nutifood Enplus Gold, sữa bột CaloSure Gold, Sữa bột Majesty XO, Sữa bột Fresubin Powder Fiber, Sữa bột Abbott Prosure, Sữa Maxvida, sữa bột Kids Milk Sure Pro Gold,…

Với những thông tin ở trên, câu hỏi “Suy nhược cơ thể nên làm gì?” đã được các bác sĩ giải đáp khá cụ thể. Chúc bạn và người thân mau chóng mạnh khỏe khi áp dụng những hướng dẫn trên nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: