Suy nhược cơ thể kéo dài để lại hậu quả như thế nào? Làm sao để chữa?


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-09 20:45:49

Cũng giống như những căn bệnh khác, suy nhược cơ thể kéo dài có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc và khó chữa trị. Thời gian hồi phục lâu hơn và nguy hiểm hơn là các biến chứng khó lường, khiến cơ thể rơi vào trạng thái kiệt quệ.

Vậy suy nhược cơ thể kéo dài sẽ để lại hậu quả gì? Làm sao để chữa trị dứt điểm? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

1. Suy nhược cơ thể kéo dài có nguy hiểm không?

Suy nhược kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Suy nhược kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Theo các chuyên gia y tế, cơ thể mới bị suy nhược, được phát hiện sớm và điều trị ngay thì khả năng hồi phục tốt hơn và không có nguy hiểm. Nhưng nếu suy nhược cơ thể kéo dài thì cơ thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn.

1.1. Dễ mất bình tĩnh, rối loạn cảm xúc

Suy nhược cơ thể kéo dài làm người bệnh khó làm chủ, khó kiểm soát và kiềm chế cảm xúc. Họ thường buồn vui thất thường, nhạy cảm, dễ cáu gắt, nóng nảy, khó chịu.

Người bệnh dễ bị kích động, làm mọi việc theo kiểu tự phát, hành động theo linh tính.

Xem thêm: Stress gây suy nhược cơ thể: Tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời

1.2. Hạ đường huyết, ngất xỉu đột ngột

Người bị suy nhược trong thời gian dài làm cho sức khỏe yếu, cơ thể không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết và ngất xỉu đột ngột.

1.3. Giấc ngủ bị ảnh hưởng

Suy nhược cơ thể kéo dài khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ

Suy nhược cơ thể kéo dài khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ

Khi bị suy nhược cơ thể kéo dài, người bệnh thường gặp các triệu chứng suy nhược cơ thể mất ngủ như:

  • Thiếu ngủ, khó ngủ, trằn trọc hoặc đôi khi lại thèm ngủ, ngủ quá nhiều, không kiểm soát được. Điều này có thể làm cho người bệnh suy giảm năng lượng, thay đổi nội tiết tố, cảm thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, rối loạn vận động. Nặng thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, tự kỷ và các vấn đề thần kinh khác.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Do cổ họng giãn quá mức gây tắc nghẽn đường thở. Nếu không kiểm soát được, có thể gây tử vong.

Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trên có thể dẫn đến suy giảm lượng oxy trong máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, não bộ, lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị suy nhược nặng.

1.4. Da kém sắc, xanh xao, dễ nổi mụn

Suy nhược cơ thể kéo dài làm cho da không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất từ bên trong. Điều này làm cho da trở nên kém sắc, xanh xao, nhợt nhạt, dễ bị nổi mụn hoặc bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

1.5. Khả năng tập trung giảm sút

Suy nhược cơ thể kéo dài làm cho tinh thần người bệnh:

  • Không thoải mái, thiếu tập trung, chú ý.
  • Thiếu sự quyết đoán trong công việc.
  • Khó đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.

Từ đó năng suất làm việc thấp, ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống của người bệnh.

1.6. Giảm trí nhớ nghiêm trọng

Suy nhược cơ thê khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ

Suy nhược cơ thê kéo dài khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ

Suy nhược cơ thể kéo dài làm cho các tế bào não bị stress, thiếu năng lượng dẫn tới rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, lúc nhớ, lúc quên, đôi khi quên cả những sự việc vừa mới xảy ra.

1.7. Ăn uống không ngon miệng, chán ăn

Người bị suy nhược cơ thể kéo dài mất cảm giác thèm ăn, thường chán ăn, ăn không ngon miệng. Đôi khi còn sợ ăn những đồ ăn nhiều chất đạm, có thành phần dinh dưỡng cao, chỉ thích ăn đồ ăn nhanh. Thậm chí không muốn nhìn thấy đồ ăn dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

1.8. Dễ đau nhức cơ, mệt mỏi, thiếu sức sống

Suy nhược cơ thể kéo dài làm cho các tế bào trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi triền miên, uể oải, thiếu sức sống, hoa mắt, chóng mặt, không đủ sức làm việc, đau nhức cơ. Dù nghỉ ngơi thì vẫn có thể bị đau lại và mệt mỏi hơn.

1.9. Sợ hãi vô cớ

Suy nhược cơ thể kéo dài làm cho người bệnh luôn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, bất an, hay nghĩ ngợi mông lung, lung tung, luôn cảm thấy sợ hãi. Điều này khiến bệnh ngày càng nặng thêm.

1.10. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao

Suy nhược cơ thể kéo dài ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Tim người bệnh thường đập nhanh bất thường. Bệnh có thể làm cho hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, gây co mạch, tạo áp lực cho tim và gây ra một số bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, suy tim… .

1.11. Suy giảm chức năng tình dục

Suy nhược kéo dài làm giảm ham muốn tình dục

Suy nhược kéo dài làm giảm ham muốn, ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Nữ giới thường bị rối loạn kinh nguyệt và mất khoái cảm. Còn nam giới thường bị bất lực và xuất tinh sớm. Mức độ của các rối loạn này phụ thuộc vào các sang chấn tâm lý bệnh.

1.12. Tăng huyết áp

Mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, hệ thần kinh giao cảm tăng hoạt động, mạch máu co lại, tác động lớn đến tim làm tăng huyết áp.

1.13. Bệnh thiếu máu

Người bị suy nhược cơ thể kéo dài có thể bị bệnh thiếu máu với các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu,… do cơ thể không hấp thu được Sắt, Kẽm và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

1.14. Một số bệnh lý khác

Suy nhược cơ thể kéo dài có thể gây ra một số bệnh như:

  • Thiếu máu não: Cơ thể bị suy nhược kéo dài sẽ làm cho lượng máu lên não giảm, lượng oxy và các chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não giảm. Khi bị thiếu máu não, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê bì, nhức mỏi tay chân… .
  • Rối loạn tuần hoàn: Suy nhược cơ thể làm cho cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, lượng máu cung cấp không đều gây rối loạn tuần hoàn.
  • Rối loạn tiền đình: Hệ thần kinh luôn căng thẳng do người bệnh mất ngủ nhiều, cơ thể thiếu chất làm cho người bệnh bị rối loạn tiền đình với các biểu hiện như nhức đầu nghiêm trọng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
  • Trầm cảm: mất ngủ kéo dài có thể làm cho người bệnh bị trầm cảm, khó kiểm soát cảm xúc, luôn chán nản, uể oải.

2. Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?

Thời gian suy nhược cơ thể kéo dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Thời gian suy nhược cơ thể kéo dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Rất khó để trả lời câu hỏi “Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?” vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thời gian phát hiện triệu chứng:
    • Nếu phát hiện bệnh sớm thì thời gian chữa trị nhanh.
    • Nếu thời gian phát hiện bệnh càng muộn thì thời gian chữa trị bệnh càng dài.
  • Tình trạng suy nhược cơ thể ở mức độ nào:
    • Cơ thể mới bị suy nhược thì rất dễ phục hồi lại.
    • Tình trạng bệnh nặng thì thời gian điều trị lâu hơn.
  • Cách chữa suy nhược cơ thể: Sự kết hợp các biện pháp để cải thiện từ bên trong đến tác động bên ngoài như dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, luyện tập, thuốc và thực phẩm chức năng… Nếu phối hợp tốt thì cơ thể sẽ nhanh chóng hết bệnh.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bị suy nhược cơ thể, bạn cần đi thăm khám để được chẩn đoán tình trạng và đưa ra cách điều trị phù hợp.

3. Làm gì khi bị suy nhược cơ thể kéo dài?

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài thì hãy áp dụng những cách chữa suy nhược cơ thể sau đây, kết hợp với việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phục hồi suy nhược cơ thể sẽ không còn là vấn đề quá khó khăn nếu bạn:

3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng tránh suy nhược

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng tránh suy nhược

Hãy thay chế độ ăn cũ bằng thực đơn dành cho người suy nhược cơ thể với nhiều dưỡng chất phù hợp, cùng cách chế biến dạng mềm, loãng để người bệnh dễ hấp thu.

  • Bổ sung các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ và cân đối chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn.
  • Có thể chia thành nhiều bữa để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và tránh tình trạng chán ăn.
  • Tích cực ăn rau xanh và các loại hoa quả cho người suy nhược như: thanh long, nho, cam, súp lơ, cải chíp… .
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, vitamin cần thiết cho người suy nhược cơ thể,…
  • Một số món tốt cho người bị suy nhược cơ thể như: cháo chim cút mè đen, cháo đậu đỏ, cháo đậu đen hạt sen, canh hạt sen tim lợn, canh gà hầm hoàng kỳ, canh nghêu cà rốt đậu đỏ… .
  • Sử dụng thêm sữa có lợi cho sức khỏe.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chiên xào, cay nóng; đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ; các thức ăn giàu chất đạm khó tiêu như ba ba, thịt chó… .
  • Không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá….
  • Không được bỏ bữa.

3.2. Duy trì lối sinh hoạt khoa học, lành mạnh

Sống lành mạnh giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống

Sống lành mạnh giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống

Người bị suy nhược cơ thể kéo dài nên có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh thể hiện ở việc:

  • Sắp xếp, bố trí công việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
  • Nên tập trung làm các công việc quan trọng vào buổi sáng, khi thấy quá sức thì nhờ người giúp đỡ.
  • Học cách quản lý căng thẳng, thả lỏng cơ thể, thường xuyên vận động cơ thể  khoảng 3 – 5 phút khi làm việc.
  • Tránh thức quá khuya, ngủ 7 – 8 tiếng/ngày, ngủ sâu, rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Nên ngủ trưa ít nhất 30 phút/ngày.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh trước khi đi ngủ.
  • Tâm sự với bạn bè, người thân, bác sĩ,… để giải tỏa căng thẳng.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các công việc mà bản thân yêu thích để cơ thể năng động hơn.

3.3. Tập thể dục tăng cường sức khỏe

Các hoạt động thể chất giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, khả năng ăn uống. Bị suy nhược cơ thể kéo dài có thể tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như thiền, bơi, yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe… và không nên tập quá sức, quá lâu.

Đặc biệt là khi bơi, áp lực nước tác động vào tay chân sẽ giúp hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, giúp tim mạch và phổi hoạt động tốt hơn.

Nước có tác dụng massage cơ thể một cách tự nhiên giúp cơ thể được thư giãn, đỡ mệt mỏi, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh kéo dài.

3.4. Massage cơ thể, lưu thông máu

Các động tác massage chân, tay, đặc biệt là lưng và khớp gối sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm stress, căng thẳng và giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

3.5. Sử dụng viên nhung hươu cải thiện suy nhược cơ thể

Viên uống nhung huơu TW3 giúp bồi bổ cơ thể tăng cường sức khỏe hiệu quả

Viên uống nhung huơu TW3 giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe hiệu quả

Để bồi bổ cơ thể suy nhược hiệu quả hơn, người bệnh có thể tham khảo các thực phẩm chức năng hỗ trợ được bào chế từ những thảo dược tốt cho sức khỏe như viên nhung hươu của dược phẩm TW3.

Viên uống nhung hươu của dược phẩm TW3 gồm có nhung hươu Siberia Nga, huyết hươu khô, bột gạc hươu là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sử dụng viên uống nhung hươu sẽ giúp:

  • Bổ huyết, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
  • Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài hiệu quả.

3.6. Sử dụng thuốc chữa suy nhược cơ thể kéo dài

Tùy theo cách điều trị và sự chỉ định của bác sĩ, người bị suy nhược cơ thể kéo dài có thể sử dụng một trong số các loại thuốc chữa suy nhược cơ thể như: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta,…

Bên cạnh đó thì thuốc Đông y chữa suy nhược cơ thể cũng được rất nhiều người tin dùng: bài thuốc chứa đương quy, xuyên tiêu, ích trí giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp và một số loại thuốc khác.

Ngay khi có những triệu chứng suy nhược cơ thể, bạn nên áp dụng những phương pháp điều trị ở trên và đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín, hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị suy nhược cơ thể phù hợp tình trạng sức khỏe.

Nếu để suy nhược cơ thể kéo dài thì hậu quả càng nghiêm trọng và việc trị bệnh cũng trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian hơn, không nên chủ quan!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: