Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-05 20:29:30

Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu? Nếu không chữa sớm thì có thể gây nên hậu quả gì không? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này thì đừng bỏ qua những lý giải của bác sĩ trong bài viết sau.

Xem thêm: Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không [Chuyên gia tư vấn]

Câu hỏi:

Anh Ngô Thế Hùng, Hà Nội, 34 tuổi: “Thưa bác sĩ, tôi mấy năm nay do tính chất công việc nên thường xuyên phải thức đêm, ăn uống và giờ giấc sinh hoạt không được điều độ nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, khó tập trung và dễ cáu gắt. Do lo lắng cho sức khỏe nên tôi đã điều chỉnh lại lịch làm việc cũng như chế độ sinh hoạt nhưng hiện vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Vậy bác sĩ cho hỏi tình trạng chung của những người suy nhược cơ thể như tôi thường kéo dài bao lâu ạ? cảm ơn bác sĩ.”

Bác sĩ trả lời:

Tình trạng suy nhược cơ thể của mỗi người dài ngắn là tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, thời gian bị đã lâu chưa, đã khắc phục đúng cách và đủ các biện pháp từ bên trong lẫn bên ngoài chưa.

Cụ thể như trường hợp của bạn chỉ mới điều chỉnh lại chế độ làm việc và sinh hoạt thôi thì chưa đủ. Cơ thể bạn trước đó đã bị suy nhược một thời gian làm cho nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể đã không còn hoạt động được tốt như bình thường nên nếu muốn nhanh hồi phục thì bạn phải kết hợp cả các biện pháp bồi bổ cơ thể từ bên trong.

1. Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?

Thời gian suy nhược cơ thể kéo dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Thời gian suy nhược cơ thể kéo dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như nhiều yếu tố khác như:

  • Thời gian phát hiện các triệu chứng: Nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi chỉ mới bị suy nhược nhẹ thì sẽ nhanh hồi phục hơn và ngược lại.
  • Sự kết hợp các biện pháp cải thiện sức khỏe cho cơ thể: Nếu bạn xác định được nguyên nhân cốt lõi và có biện pháp khắc phục phù hợp thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn.

Ở Việt Nam, chỉ riêng tỷ lệ những người bị suy nhược thần kinh đã chiếm tới 3-4% dân số. Chưa kể những người bị suy nhược do nhiều nguyên nhân khác.

Tuy là tình trạng phổ biến và đáng quan ngại nhưng hiện nay vẫn chưa có một xét nghiệm chính thức nào có thể chẩn đoán một người có bị suy nhược cơ thể hay không. Tất cả đều căn cứ vào các triệu chứng của người bệnh mà kết luận.

Tùy thuộc từng cơ địa, từng nguyên nhân mà người bệnh có các dấu hiệu suy nhược cơ thể khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, da dẻ xấu, kiệt sức, ra nhiều mồ hôi, thậm chí ngất xỉu.
  • Dễ bị ốm vặt, dễ lây bệnh từ người khác, tình trạng ốm yếu kéo dài trên 6 tháng.
  • Đau đầu, hay chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh.
  • Khó tập trung làm việc, học tập.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, gầy, giảm cân.
  • Hay lo lắng, hồi hộp, suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu gắt, nổi nóng, tính khí không ổn định.
  • Nhiều người trầm cảm, lười không muốn vận động, không muốn giao thiệp.

Có thể thấy tình trạng suy nhược cơ thể có rất nhiều biểu hiện tương đồng với nhiều bệnh lý khác nhau, nên khi bạn có các triệu chứng như trên kéo dài ít nhất 6 tháng thì nhiều khả năng bạn đang bị suy nhược cơ thể.

2. Cảnh báo hậu quả khi suy nhược cơ thể kéo dài

Suy nhược cơ thể nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng nếu kéo dài thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm:

2.1. Khả năng tập trung giảm sút

Suy nhược cơ thể khiến hiệu quả công việc giảm sút do mất tập trung

Suy nhược cơ thể khiến hiệu quả công việc giảm sút do mất tập trung

Cơ thể mệt mỏi, uể oải thường xuyên làm cho bạn khó tập trung, hiệu quả làm việc và học tập cũng vì thế mà giảm sút đáng kể. Là một trong những nguyên nhân sâu xa làm cho bạn ngày một “nghèo” đi cả về sự sáng tạo trong công việc.

2.2. Dễ rơi vào tình trạng trầm cảm

Khi bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, bạn sẽ thích ở một chỗ hơn là vận động. Tính khí thất thường, ngại gặp gỡ và nói chuyện với người khác. Nếu tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài thì lâu dần bạn có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, suy nhược.

2.3. Sợ ăn, chán ăn

Cơ thể không khỏe, thiếu dinh dưỡng như Kẽm khiến bạn ăn không thấy ngon miệng và chán ăn, thậm chí sợ ăn làm cho tình trạng suy nhược càng trở nên trầm trọng hơn.

2.4. Mộng mị

Suy nhược cơ thể kéo dài khiến bạn thường xuyên gặp ác mộng về đêm

Suy nhược cơ thể kéo dài khiến bạn thường xuyên gặp ác mộng về đêm

Mệt mỏi dễ khiến cơ thể rơi vào mộng mị, luôn muốn nằm một chỗ và không muốn tỉnh giấc. Bạn nghĩ rằng ngủ càng nhiều thì càng nhanh khỏe nhưng thực chất càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn do các hoạt động trao đổi chất bị đình trệ.

2.5. Giảm trí nhớ nghiêm trọng

Suy nhược lâu ngày làm cho các cơ quan, bộ phận trong cơ thể ngày một xuống cấp trong đó có hệ tuần hoàn hay tim mạch và hệ thần kinh. Trí nhớ giảm làm cho hiệu quả làm việc và học tập đi xuống ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng cuộc sống.

2.6. Ảnh hưởng hệ tim mạch

Suy nhược cơ thể kéo dài khiến chất lượng máu suy giảm (suy nhược cơ thể thiếu máu), khiến cho sức khỏe tim mạch giảm sút nghiêm trọng và gây nên một số bệnh lý nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng như: huyết áp không ổn định, tai biến, đột quỵ…

2.7. Cơ thể uể oải, dễ đau nhức cơ

Một trong những hậu quả nữa khi bị suy nhược lâu ngày đó là cơ thể bị thiếu Canxi, Protein khiến các cơ rất dễ đau nhức, chân tay yếu, dễ bị tổn thương trong quá trình làm việc, vận động.

3. Chú ý khi bị suy nhược cơ thể kéo dài và cách giúp phục hồi

Tập yoga giúp giảm stress hiệu quả

Tập yoga giúp giảm stress hiệu quả

Nếu bạn không muốn gặp một trong những hậu quả như ở trên thì ngay khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu suy nhược cơ thể, bạn nên thực hiện ngay một số biện pháp như sau để giúp phục hồi suy nhược cơ thể nhanh nhất có thể:

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức: Cân bằng giữa cuộc sống và công việc để cơ thể luôn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Ngủ đủ và sâu giấc: Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể hồi phục lại sau một ngày mệt mỏi cũng như giúp cung cấp đủ năng lượng cho một ngày mới tiếp theo. Ngủ trước 23h và ngủ đủ 8h/ngày. Trước khi ngủ hãy tránh xa thiết bị điện tử, cafe, trà đặc… .
  • Luôn để cơ thể đủ nước: Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu, thanh lọc cơ thể tránh suy nhược.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý: Bổ sung các thực phẩm cho người suy nhược cơ thể vào thực đơn hàng ngày là điều vô cùng quan trọng để phục hồi suy nhược cơ thể. Bạn nên ăn uống đủ chất, cân bằng, đúng giờ đúng bữa sẽ là những việc làm thiết thực nhất và cần thiết nhất nếu bạn muốn nhanh chóng phục hồi, hết mệt mỏi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời và nhanh chóng có biện pháp khắc phục trước khi sức khỏe bị ảnh hưởng quá nặng.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng: Sử dụng thực phẩm chức năng là một trong những cách hiệu quả giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi trở lại. Bạn có thể sử dụng Viên nhung hươu của Công ty Dược phẩm TW3 giúp
    • Bổ sung khí huyết.
    • Tăng cường sinh lực.
    • Tăng sức đề kháng.
    • Tăng khả năng tiêu hóa hấp thu

Từ đó dần dần đưa cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường. Bạn hãy cân đối các loại thực phẩm trong thực đơn hằng ngày và thực phẩm hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ để giúp cơ thể nhanh phục hồi nhất.

Bạn hãy chú ý đến những biểu hiện hàng ngày của cơ thể mình. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ thể sẽ nhanh khỏe lại, ngăn chặn các nguy cơ nguy hiểm khác. Bởi suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Đọc thêm:

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: