Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không? [Chuyên gia tư vấn]


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-11 20:25:07

Áp lực công việc, ăn uống thiếu chất, căng thẳng stress kéo dài đều là những lý do hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Vậy suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

[Hỏi]: Xin chào bác sĩ, tôi là Hương, 24 tuổi hiện đang làm công nhân về đêm tại một xưởng nhỏ. Dạo gần đây vì một số lý do gia đình nên tôi thường hay suy nghĩ nhiều nên ngủ rất ít đồng thời sút cân trầm trọng, mới đây nhất thì tôi bị ngất xỉu lúc làm việc. Tôi có đi khám và bác sĩ có chẩn đoán tôi bị suy nhược cơ thể và cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Xin bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi bệnh này có nguy hiểm không, hướng điều trị thế nào hiệu quả. Tôi xin cảm ơn. 

Đáp: Chào bạn. Suy nhược cơ thể hiểu một cách đơn giản là triệu chứng cơ thể mệt mỏi, hư hao, mất sức toàn thân và tình trạng này đã kéo dài thời gian dài ít nhất 6 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị thiếu chất, căng thẳng thần kinh kéo dài gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe.

Thực chất để điều trị suy nhược cơ thể thì dùng thuốc chữa suy nhược cơ thể chỉ là một biện pháp tạm thời. Căn bản là người bệnh cần phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tẩm bổ để hồi phục sức khỏe. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về căn bệnh này nhé.

1. Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị suy nhược

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi là dấu hiệu của suy nhược cơ thể

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi là dấu hiệu của suy nhược cơ thể

Làm thế nào để biết mình đang bị suy nhược cơ thể? Hãy kiểm tra xem bạn có đang mắc phải những triệu chứng điển hình của tình trạng này, đó là:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, vàng vọt
  • Dễ bị mất sức so với thường ngày, bị hụt hơi khi leo cầu thang, thậm chí là ngất xỉu.
  • Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng, dù đã tẩm bổ, điều trị nhưng cơ thể không khỏe mạnh, dễ bị ốm trở lại.
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ. Nổi hạch lympho mềm.
  • Nhức đầu, khó ngủ, thường xuyên bị mất ngủ, thậm chí thức trắng đêm.
  • Giảm sút trí nhớ hoặc kém tập trung trong học tập, công việc.
  • Tính khí thất thường, lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt.
  • Thờ ơ, chán nản thậm chí là trầm cảm.
  • Cảm giác chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon, đầy bụng, sụt cân.
  • Giảm khả năng tình dục.

Đọc thêm:

Nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược là do đâu?

Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân gây suy nhược

Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân gây suy nhược

Những biểu hiện suy nhược trên là tiếng chuông cảnh báo bạn cần chăm sóc cơ thể ngay lúc này. Để tìm được biện pháp chữa trị, bạn cần xác định nguyên nhân gây nên suy nhược cơ thể. Đó có thể là các nguyên nhân:

  • Thiếu máu do thiếu Sắt, Vitamin B12, folate.
  • Do bất thường di truyền cấu tạo chuỗi Hemoglobin trong hồng cầu.
  • Do cơ thể tồn tại kháng thể bất thường chống hồng cầu, làm hồng cầu bị vỡ.
  • Nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ.
  • Stress căng thẳng kéo dài.

Các nguyên nhân trên sẽ khiến cơ thể gặp mệt mỏi, suy nhược nhưng không gây nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Suy nhược cơ thể kéo dài gây nguy hiểm và dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh

Phát hiện sớm suy nhược sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn

Phát hiện sớm suy nhược sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn

Trường hợp suy nhược cơ thể nhẹ, phát hiện sớm, bạn chỉ cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc thì có thể mau chóng lấy lại sức khỏe.

Nếu bạn để tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài lâu ngày thì sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Một số ảnh hưởng mà người bệnh suy nhược cơ thể có thể gặp phải như:

  • Dễ mất bình tĩnh, rối loạn cảm xúc: khi cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng sẽ khó điều khiển và khống chế cảm xúc. Dù một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng sẽ khiến bạn “bùng nổ”.
  • Thiếu Sắt, Vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến thiếu dưỡng chất, tình trạng suy nhược càng nghiêm trọng hơn.
  • Hạ đường huyết, ngất xỉu đột ngột thường xảy ra do thiếu chất, mất sức.
  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng, thường xuyên khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Da kém sắc, xanh xao, dễ nổi mụn.
  • Khả năng tập trung giảm sút.
  • Giảm trí nhớ nghiêm trọng do tình trạng thiếu dưỡng chất.
  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn do gặp một số rối loạn tiêu hoá
  • Dễ đau nhức cơ, mệt mỏi khi vận động do thiếu canxi ở khung xương khiến khung xương yếu, nhanh mệt khi vận động.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống do không đủ các dưỡng chất để chuyển hóa thành năng lượng hoạt động.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao do tình trạng cao huyết áp, mất ngủ, ít vận động.
  • Tăng huyết áp.
  • Thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn và một số bệnh về thần kinh vô cùng nguy hiểm.

Một số bệnh nhân mắc chứng suy nhược kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm. Do vậy khi có các dấu hiệu suy nhược cần đi khám bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

2. Lưu ý giúp người suy nhược cơ thể nhanh chóng hồi phục

Các món mền như cháo súp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa người suy nhược

Các món mền như cháo súp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa người suy nhược

Để phục hồi suy nhược cơ thể, ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng sụt cân, chán ăn, mệt mỏi kéo dài bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần chú ý đặc biệt không nên bỏ bữa. Vì đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến hệ tiêu hoá rối loạn, cơ thể bị mất chất, chán ăn và gây nên một số bệnh nguy hiểm khác dẫn đến suy nhược cơ thể cho cơ thể.

Chú ý đến dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày:

  • Nên tăng cường bổ sung thực đơn đảm bảo 4 thành phần đạm – béo – bột đường – vitamin bằng các thực phẩm cho người suy nhược cơ thể.
  • Người bị suy nhược cơ thể cần tránh bia rượu, các chất kích thích, cafein, nicotin trong thuốc lá vì có thể khiến tình trạng suy nhược càng thêm trầm trọng.
  • Chế độ làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất nên duy trì chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi trước 11 giờ, không làm việc quá sức hay thường xuyên thức khuya gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe, giải toả tâm lý hiệu quả, đồng thời tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn.
  • Massage chân, tay, khớp gối, tránh tình trạng đau nhức kéo dài giúp cơ thể giảm bớt sự mỏi mệt sau mỗi ngày làm việc.
  • Bổ sung thực phẩm hỗ trợ giàu dưỡng chất như nhung hươu. Viên nhung hươu của công ty Dược phẩm TW3 với thành phần chính là nhung hươu Siberia – Nga kết hợp cùng huyết hươu, vitamin C, vitamin E giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp cho việc điều trị. Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc bạn phát hiện bệnh sớm hay muộn và quá trình điều trị thế nào.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: