Suy nhược cơ thể có nên truyền nước?


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-09 20:43:59

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Truyền nước có cải thiện được tình trạng mệt mỏi, suy nhược, cơ thể khỏe mạnh nhanh chóng như nhiều người thường nghĩ không? Sau đây là câu trả lời bạn cần biết.

Xem thêm:

1. Truyền nước là gì?

Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch là phương pháp truyền nhỏ giọt trực tiếp một khối lượng lớn dịch truyền vào thẳng tĩnh mạch. Dịch truyền ở đây có thể là nước biển vô khuẩn hoặc là dung dịch hòa tan có chứa các chất khác nhau tùy vào mục đích và được chia làm 3 nhóm chính là:

  • Những loại dịch truyền chỉ cung cấp nước và điện giải cho cơ thể.
  • Những loại dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Những loại dịch truyền đặc biệt: là những dịch truyền có mục đích cung cấp một chất nào đó cho cơ thể trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như những dịch truyền giúp bù nhanh các chất albumin chẳng hạn.

2. Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Câu hỏi 1: Bác Bùi Kim Liên, 54 tuổi, Quảng Bình: “Chào bác sĩ, khoảng gần 2 năm trở lại đây do tuổi ngày càng cao cộng thêm việc ăn uống không được tốt như trước nên càng ngày tôi càng cảm thấy sức khỏe giảm sút. Tôi thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và ngủ không sâu giấc, cơ thể thì luôn trong tình trạng mệt mỏi nhưng tôi đi khám thì lại không phát hiện ra bệnh gì. Nhiều người bảo tôi bị suy nhược cơ thể và khuyên nên truyền nước để bổ sung điện giải cũng như chất dinh dưỡng thì sẽ nhanh hồi phục nhưng tôi không rõ liệu có đúng là như vậy hay không, nhờ bác sĩ giải đáp giùm tôi ạ, cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Theo như những gì bác mô tả thì đúng là nhiều khả năng bác đang bị suy nhược cơ thể. Đa phần mọi người khi ốm hoặc mệt mỏi, suy nhược cơ thể thường nghĩ đến việc truyền nước để phục hồi sức khỏe.

Thực tế thì việc truyền nước có thể giúp bổ sung thêm nước, điện giải và chất dinh dưỡng cho cơ thể một cách trực tiếp và nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó giúp cơ thể khỏe mạnh trở lại.

Hơn nữa nếu không cẩn thận thì truyền nước cũng có thể gây ra rất nhiều mặt trái thậm chí tử vong. Bởi vậy, bác cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu truyền thì việc truyền bao nhiêu, loại dịch truyền gì sẽ do bác sĩ quyết định dựa vào các kết quả xét nghiệm liên quan.

Câu hỏi 2: Bạn Dương Thùy Linh, 26 tuổi, Hà Nội: “Chào bác sĩ, thời gian gần đây em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và không muốn làm gì. Em đi khám thì bác sĩ chẩn đoán em bị suy nhược và có thể tạm thời truyền nước để giúp cơ thể bổ sung thêm nước, điện giải và các chất dinh dưỡng cần thiết vì chúng đang ở dưới mức trung bình. Nhưng hiện em đang trong kỳ kinh nguyệt nên không biết liệu có thể truyền nước vào lúc này được không? Mong bác sĩ giải đáp giùm ạ, cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn tùy thuộc vào sức khỏe hiện tại mà quyết định. Nếu như kỳ kinh của bạn bình thường, không bị rong kinh hay ra quá nhiều máu, đồng thời huyết áp ổn định, ngoài mệt mỏi ra mà sức khỏe không có vấn đề gì thì bạn vẫn có thể truyền nước được như bình thường.

3. Khi nào nên truyền nước?

Chỉ nên truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ

Chỉ nên truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ

Câu hỏi 3: Chị Trần Thị Lụa, Ba Vì, Hà Nội: “Chào bác sĩ, tôi năm nay mới 37 tuổi nhưng cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và thiếu năng lượng, cả ngày không muốn vận động làm gì, ăn uống không thấy ngon miệng và thường xuyên đau đầu, chóng mặt. Nhiều người khuyên tôi nên truyền nước hoa quả để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng tôi không biết trong trường hợp của tôi thì có nên truyền nước không? Ngoài ra bác sĩ cho hỏi với những người suy nhược cơ thể như tôi thì khi nào nên truyền nước và khi nào thì không nên ạ? cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Truyền nước nhìn chung thì có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải cứ suy nhược, mệt mỏi thì lại truyền nước là tốt. Mỗi chất trong cơ thể từ protein (đạm), chất bột đường, điện giải, muối…đều có một hàm lượng nhất định và chỉ khi một trong những chất này giảm hàm lượng xuống dưới mức trung bình thì mới nên bổ sung thông qua việc truyền nước.

Bên cạnh đó, nếu người suy nhược cơ thể nhưng vẫn tỉnh táo và ăn uống được bình thường thì không nên truyền nước vì cơ thể vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng thông qua thức ăn.

Dưới đây là tất cả các trường hợp mà người suy nhược có thể truyền nước và cần truyền nước:

  • Khi các bệnh nhân suy nhược quá mệt mỏi, không ăn uống được nhưng ngoài mệt mỏi ra thì sức khỏe không còn vấn đề gì khác.
  • Khi có chỉ định của bác sĩ căn cứ vào kết quả xét nghiệm (xét nghiệm xem hàm lượng các chất trong cơ thể có ở dưới mức trung bình hay không).

Ngoài ra, có những trường hợp mà các bệnh nhân suy nhược tuyệt đối không được truyền dịch, bao gồm:

  • Những người bị suy nhược do suy tim, suy gan hoặc viêm gan, suy thận cấp hoặc mạn tính, những người có tiền sử bị suy thận khi truyền lượng lớn nước vào nhưng thận không đào thải kịp làm ứ nước và gây phù.
  • Những người suy nhược nhưng vừa mới tập luyện và mất nhiều mồ hôi hoặc bị choáng sau khi tập không nên truyền dịch.
  • Những người suy nhược quá nặng, huyết áp không ổn định… không nên truyền nước vì lúc này cơ thể quá yếu không thể tiếp nhận lượng chất dinh dưỡng quá lớn nên sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh nhân bị sốc.

Bạn chỉ nên truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng để đảm bảo an toàn cho cơ thể chính là lời giải đáp cho câu hỏi suy nhược cơ thể có nên truyền nước không.

4. Một số lưu ý và biến chứng khi truyền nước cho cơ thể suy nhược

Trước khi truyền nước bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ

Trước khi truyền nước bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ

Câu hỏi 4: Anh Nguyễn Mạnh Nhân, 28 tuổi, Thanh Hóa: “Thưa bác sĩ, cách đây 2 năm tôi bị tai nạn giao thông và phải nằm viện một thời gian. Tuy hiện tại các chấn thương đã được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng cơ thể tôi vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, hay cáu gắt và khi làm một việc gì cũng rất nhanh mệt. Tôi đi khám thì không ra bệnh gì cụ thể và bác sĩ kết luận tôi bị suy nhược cơ thể. Gần đây càng ngày tôi càng yếu hơn đến mức được chỉ định phải truyền nước. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp như tôi khi truyền nước có cần lưu ý gì hơn so với những người ốm bình thường khác không và có thể sẽ xảy ra những biến chứng gì không? cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Đối với trường hợp của anh là truyền nước trong khi cơ thể đang bị suy nhược nên không hoàn toàn giống với việc truyền nước cho những người bình thường hay truyền nước cho những người mới ốm dậy. Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như chủ động trong và sau khi truyền anh có thể xem kỹ những lưu ý và các biến chứng được liệt kê cụ thể dưới đây.

Câu hỏi 5: Chị Lan Phương, 39 tuổi, Quảng Ninh: “Bác sĩ cho hỏi tôi bị suy nhược cơ thể và thi thoảng phải truyền nước nhưng trong lúc truyền nước thường phải mất nhiều thời gian và có lúc tôi cảm thấy rất đói, vậy tôi có thể vừa truyền vừa ăn được không? cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Thời gian truyền nước thường kéo dài ít nhất là 3 tiếng và cũng không ít người cảm thấy đói trong lúc truyền. Việc vừa ăn vừa truyền về lý thuyết thì không gây hại cho cơ thể nhưng để cẩn thận và đảm bảo an toàn nhất thì không nên ăn. Nếu quá đói bạn có thể uống một chút nước hoa quả ngọt hoặc ăn một ít đồ ăn nhẹ dễ hấp thu như cháo loãng, bột ngũ cốc dinh dưỡng chẳng hạn.

4.1. Lưu ý

Một số lưu ý khi truyền nước đối với người bị suy nhược.

  • Tuyệt đối không truyền nước khi không có sự giám sát của chuyên gia y tế. Nếu trong quá trình truyền nước có bất trắc gì mà không có chuyên gia y tế ở đó để xử lý thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
  • Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về lượng dịch truyền, thời gian và tốc độ truyền, yêu cầu vô khuẩn với các dụng cụ truyền dịch.
  • Khi đang truyền dịch nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đau nhức vị trí lấy ven, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, toát mồ hôi… thì cần phải báo ngay cho nhân viên y tế kịp thời xử lý.
  • Các bệnh nhân suy nhược không nên truyền nước ở nhà mà nên tiến hành truyền nước ở cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn và có khả năng xử lý tai biến trong khi truyền.

4.2. Biến chứng

Người suy nhược cơ thể khi truyền nước không nên chủ quan cần tìm hiểu kĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể gặp như:

  • Sốc phản vệ: Đây là trường hợp biến chứng nặng nhất và có thể gây chết người. Nguyên nhân có thể là do cơ thể người bệnh quá yếu không tiếp nhận được một lượng lớn chất dinh dưỡng một cách đột ngột hoặc do tốc độ truyền quá nhanh… .
  • Quá tải dịch: Một lượng nước quá lớn so với mức nhu cầu được đưa vào cơ thể trong thời gian ngắn khiến cơ thể không thể tiếp nhận hết được trong chốc lát dẫn đến tình trạng quá tải dịch truyền.
  • Nhiễm trùng, sưng phù, đau tại vùng tiêm: Do kỹ thuật lấy ven sai cách hoặc dụng cụ bị nhiễm khuẩn làm bệnh nhân bị nhiễm trùng.
  • Hủy hoại thận cầu: Một lượng lớn dịch truyền đi vào cơ thể trong thời gian ngắn khiến thận không thể làm việc kịp thời để đào thải bớt. Dẫn đến các biến chứng như phù nề và nặng hơn là hủy hoại thận cầu, tổn thương thận.
  • Rối loạn điện giải và thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Trong trường hợp nạp cho cơ thể quá nhiều dịch truyền trong thời gian lâu dẫn đến dư thừa làm rối loạn điện giải. Lâu dần làm thoái hóa nhung mao ruột khiến hấp thu kém dẫn đến việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng.

5. Phải làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Viên uống nhung hươu TW3 hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Viên uống nhung hươu TW3 hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả

Câu hỏi 6: Chị Nguyễn Thị Thu, 34 tuổi, quận 9-Sài Gòn: “Chào bác sĩ, sau khi sinh em bé thứ 2 do không được nghỉ ngơi hợp lý. Nên sức khỏe của tôi bắt đầu đi xuống và hiện đang trong tình trạng suy nhược ở mức độ nhẹ. Tôi đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng tình hình vẫn không cải thiện nhiều. Vậy bác sĩ cho hỏi tôi cần phải làm gì để nhanh chóng hồi phục nhất? cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Mỗi người khi bị suy nhược thường do một nguyên nhân nhất định nào đó nên ngoài việc tìm và giải quyết nguyên nhân, bạn còn cần phải thực hiện đồng bộ cùng với các biện pháp “bên trong và bên ngoài” khác nữa. Cụ thể:

  • Tìm và giải quyết triệt để nguyên nhân gây suy nhược.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học. Giữ cho tinh thần luôn thư thái, tươi trẻ, không stress.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua 2 biện pháp:
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng các chất, đa dạng món ăn để kích thích vị giác…
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sinh lực như Viên uống nhung hươu. Đây là sản phẩm của công ty dược phẩm TW3, với thành phần chính là nhung hươu Maral ở vùng đất Siberia – Nga giúp cơ thể:
    • Bổ sung nhanh chóng dưỡng chất.
    • Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.
    • Tăng sức đề kháng.
    • Tăng cường năng lượng.
    • Đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

Xem thêm: [Hỏi – Đáp ] Suy nhược cơ thể nên làm gì? Ăn gì tốt?

Như vậy, truyền nước chỉ là một trong những giải pháp tạm thời khi bệnh nhân bị suy nhược quá nặng, không thể ăn uống như bình thường. Chỉ truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ sau khi căn cứ vào kết quả xét nghiệm. Hy vọng các thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi suy nhược có thể có nên truyền nước không.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: