10 Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể KHÔNG THỂ BỎ QUA


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-18 09:06:37

Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Tìm hiểu ngay 10 nguyên nhân gây suy nhược cơ thể sẽ giúp bạn có hướng khắc phục nhanh và đúng đắn mang lại hiệu quả tối ưu.

Xem thêm:

1. Lao động quá sức

Cuộc sống hiện đại với cường độ làm việc ngày càng cao, yêu cầu công việc cũng ngày càng khắt khe đã trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Bởi người lao động sẽ mất nhiều sức lực hoặc lao động trí óc căng thẳng thường xuyên, phải suy nghĩ nhiều, thức đêm, chịu nhiều áp lực… Đây là điều kiện giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa làm lão hóa cơ thể, từ đó phá hủy các mô, cơ quan, hệ cơ quan. Lâu ngày làm cho cơ thể dần trở nên mệt mỏi, thiếu năng lượng và cuối cùng là suy nhược.

2. Ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn kiêng ít dưỡng chất chính là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Chế độ ăn kiêng ít dưỡng chất chính là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Khi chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc không cân bằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bên trong. Lâu dần làm cho các cơ quan đó suy giảm chức năng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

Ví dụ như một chế độ ăn thiếu Kẽm sẽ làm giảm dần cảm giác ngon miệng dẫn đến ăn không ngon, ăn ít. Hay một chế độ ăn thiếu Sắt sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

3. Bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh nở

Sau khi trải qua phẫu thuật, cơ thể bị tổn hao khí huyết và năng lượng. Nên nếu như không được nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý thì rất dễ dẫn đến tình trạng suy yếu, khó phục hồi.

Suy nhược cơ thể sau sinh là tình trạng phổ biến ở các bà mẹ bỉm sữa. Bởi cuộc chiến “vượt cạn” đã lấy đi của mẹ rất nhiều năng lượng, mất nhiều máu. Khoảng thời gian ở cữ, chăm con cũng khiến nhiều mẹ bị stress, căng thẳng. Nếu thiếu sự quan tâm từ gia đình thì mẹ có thể bị suy nhược kèm với trầm cảm và những bất ổn về tâm lý khác.

Xem thêm

4. Lối sống hạn chế vận động

Vận động không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức bền mà ngoài ra, quá trình vận động còn giúp cơ thể bài tiết độc tố, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Từ đó làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan, bộ phận như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn…

Ngược lại, một người ít vận động sẽ tạo “cơ hội” cho các độc tố tích tụ, tăng khả năng mắc bệnh do sức đề kháng kém hơn. Thời gian sinh bệnh dài hơn gấp 3 lần những người vận động thường xuyên. Quá trình phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật, tổn thương cũng kéo dài hơn so với người khác.

5. Nhiễm trùng kéo dài

Khi các tác nhân gây bệnh xuất hiện và tấn công cơ thể, đồng nghĩa với việc cơ thể luôn mất một phần năng lượng để khống chế chúng, không cho chúng gây hại. Và khi nhiễm trùng kéo dài thì cơ thể sẽ mất dần năng lượng, khả năng hồi phục suy giảm và rơi vào tình trạng suy nhược.

6. Mang thai

Thời kỳ mang bầu cũng là lúc mẹ dễ bị suy nhược

Thời kỳ mang bầu cũng là lúc mẹ dễ bị suy nhược

Mang thai là một trong những nguyên nhân gây suy nhược cơ thể phổ biến.Khi mang thai, cơ thể của người mẹ bị đảo lộn rất nhiều thứ. 3 tháng đầu là thời gian nhiều mẹ bị nghén, không ăn uống được và dễ bị mệt mỏi.

Những tháng sau đó khi thai nhi ngày một lớn và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển. Bởi vậy nếu trong quá trình mang thai, mẹ không được ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý thì rất dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

7. Yếu tố tuổi tác, giới tính

Khi tuổi càng cao thì quá trình oxy hóa diễn ra càng mạnh dẫn đến tình trạng lão hóa gây hư hỏng hoặc ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan nội tạng, hệ cơ quan. Hệ miễn dịch, sức đề kháng cũng giảm dần và dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại. Khả năng phục hồi sau ốm chậm hơn khiến cho thời gian bị suy nhược kéo dài.

Theo các nghiên cứu, nữ giới có thể năng bị suy nhược nhiều hơn nam giới. Bởi yếu tố tâm lý yếu hơn, dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh cũng kém hơn so với nam giới.

Xem thêm: Suy nhược cơ thể ở người già: 5 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

8. Chơi thể thao quá sức

Chơi thể thao nếu hợp lý thì rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể dẻo dai hơn, khỏe mạnh hơn, tinh thần hưng phấn hơn. Ngược lại, nếu chơi quá sức sẽ làm cơ thể mất nhiều sức, nhiều năng lượng và có thể bị chấn thương. Chính là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể ít người để ý.

9. Người thường xuyên đau ốm

Đa phần những người có sức đề kháng kém lại sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều nguồn bệnh là những người thường xuyên đau ốm. Lúc này, mọi nguồn năng lượng dường như chỉ tập trung vào việc chống chọi lại với mầm bệnh virus, vi khuẩn làm sao để ức chế được chúng nên người bệnh không còn thời gian để phục hồi sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Lâu dần như vậy khiến cơ thể mệt càng thêm mệt và sức lực suy kiệt ngày một nặng hơn.

10. Tâm lý căng thẳng, tiêu cực kéo dài

Căng thẳng công việc khiến người trẻ dễ bị suy nhược

Căng thẳng công việc khiến người trẻ dễ bị suy nhược

Những người luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, stress, suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ bị mất đi cảm giác ăn ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn. Stress còn huy động cortisol dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày, gây ra hàng loạt các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất, cơ thể ngày càng mệt mỏi hơn, suy nhược hơn.

Xem thêm: Stress gây suy nhược cơ thể: Hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời

11. Một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý

Ngoài 9 nguyên nhân gây suy nhược cơ thể trực tiếp trên thì còn có một số nguyên nhân gián tiếp bắt nguồn từ một số vấn đề bệnh lý như:

  • Thiếu máu: Không đủ máu cung cấp cho các tế bào hoạt động lâu ngày dẫn đến việc suy giảm chức năng của tế bào, mô, cơ quan… gây ra trạng thái mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
  • Trầm cảm: Những bệnh nhân trầm cảm ngoài việc không muốn giao tiếp với ai thì còn rất ít vận động, tinh thần không ổn định và sức khỏe thường không được tốt như người bình thường.
  • Đau cơ xơ hóa giảm khả năng vận động, thậm chí nặng có thể làm “bại liệt cục bộ”, khiến cơ bắp dần trở nên suy yếu và lâu dần khiến cơ thể suy nhược.
  • Viêm khớp dạng thấp làm giảm, thậm chí mất khả năng vận động cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cơ thể dần suy nhược.
  • Rối loạn giấc ngủ: Một giấc ngủ không chất lượng khiến cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục nên khi ngủ dậy cơ thể thường rất mệt mỏi, đau nhức khắp người. Nếu kéo dài trên 6 tháng sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân.
  • Huyết áp thấp: Máu đẩy từ tim đi đến các tế bào không đáp ứng được nhu cầu mà cơ thể cần và không cung cấp đủ để tế bào hoạt động được tối ưu. Nếu không được điều trị kịp thời thì đó chính là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Nhiễm virus: Sự tấn công của virus làm tổn thương cơ thể nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, làm mất máu, thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu trong một thời gian dài.
  • Ngoài ra còn có một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể nữa như:
    • Bệnh tiểu đường tuýp 2.
    • Bệnh lupus.
    • Nhiễm trùng toàn thân.
    • Tăng bạch cầu đơn nhân.
    • Suy giảm miễn dịch.
    • Thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận… .

Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng như chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện suy nhược. Bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thông qua các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe như Viên nhung hươu của dược phẩm TW3 giúp:

  • Bồi bổ khí huyết.
  • Tăng cường năng lượng.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết một cách nhanh nhất.
  • Tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây ra suy nhược cơ thể để khắc phục tình trạng này một cách triệt để. Chúc bạn luôn vui vẻ và khỏe mạnh.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Hoàng thị oanh Oanhbmt2001@gmail.com

05/04/2020 13:01:00

Bị suy nhược cơ thể có nên nhập viện để điều trị và chuyền thuốc k ạ

Các tin cùng chuyên mục: