Thuốc cho người thiếu máu


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-11-08 19:58:41

Thuốc cho người thiếu máu nên chọn như thế nào để được sản phẩm phù hợp nhất? Câu trả lời sẽ có trong giải đáp sau đây của bác sĩ. Bạn đừng bỏ qua nhé.

Xem thêm: Thực phẩm dành cho người thiếu máu

1. Sơ lược về thiếu máu

1.1. Thiếu máu là gì?

Tình trạng máu bình thường (bên trái) và thiếu máu (bên phải)

Tình trạng máu bình thường (bên trái) và thiếu máu (bên phải)

Thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Thiếu máu cũng xảy ra khi các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin – một protein giàu chất sắt khiến máu mang màu đỏ. Loại protein này cũng giúp hồng cầu mang oxy ở phổi đến với các bộ phận khác của cơ thể.

Chỉ số hồng cầu thường ở trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào trên một cm3. Tương đương với lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào trên một lít.

Giá trị chuẩn chỉ số RBC:

  • Trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl.
  • Nữ giới là 3.9 – 5.6 M/μl.
  • Nam giới là 4.5 – 6.5 M/μl.

Muốn biết chính xác mình có bị thiếu máu hay không thì cách chính xác nhất chính là đến bệnh viện để xét nghiệm.

1.2. Nguyên nhân thiếu máu

Bệnh thiếu máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như:

  • Sự tiêu hủy các hồng cầu sớm hơn mức thông thường (do các vấn đề miễn dịch).
  • Thiếu máu do các bệnh lâu dài.
  • Một số dạng thiếu máu di truyền, mang thai.
  • Các vấn đề về tủy xương như u lympho.
  • Loạn sản tủy, bạch cầu, thiếu máu bất sản.

1.3. Triệu chứng thiếu máu

Khi thiếu máu, người bệnh ít có triệu chứng cụ thể nhưng vẫn có thể cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, khó thở thường xuyên… Khi bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:

  • Lòng trắng của mắt bắt đầu có màu xanh
  • Móng tay trở nên khô giòn, dễ gãy
  • Người bệnh đột nhiên có ham muốn ăn đá và những loại phi thực phẩm khác
  • Có cảm giác choáng váng nhẹ khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.
  • Sắc da nhợt nhạt, xanh xao
  • Có dấu hiệu khó thở
  • Đau lưỡi.

Tham khảo chi tiết: 15 Triệu chứng người thiếu máu không phải ai cũng nhận ra

2. Phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc dành cho người thiếu máu

Hiện nay để điều trị chứng thiếu máu, nhiều người thường chọn cách sử dụng thuốc hoặc sử dụng thực phẩm chức năng. Cả hai đều là những phương thức giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh tật ở nhiều mức độ, tuy vậy giữa chúng cũng có khá nhiều điểm khác biệt:

Thuốc cho người thiếu máu Thực phẩm chức năng dành cho người thiếu máu
Là một hoặc nhiều chất được sử dụng với công dụng phòng ngừa, chữa bệnh. Thuốc thường được sản xuất cô đọng thành viên hoặc dung dịch, muốn sử dụng phải có đơn của bác sĩ. Là sản phẩm hỗ trợ cho việc phục hồi, tăng cường cũng như duy trì chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng rất cao, có khả năng đề phòng bệnh tật, tăng cường miễn dịch cho người sử dụng.
Là thuốc được sản xuất theo Luật Dược Là Thực phẩm chức năng được sản xuất theo luật an toàn thực phẩm
Có hàm lượng hoạt chất cao Hàm lượng hoạt chất không quá 3 lần mức nhu cầu thường nhật của cơ thể
Có chỉ định, chống chỉ định, liều dùng cụ thể Có vai trò hỗ trợ chức năng của các bộ phận cơ thể
Người dùng phải sử dụng theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ. Người dùng có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng
Dành cho người bệnh Dành cho cả người bệnh và người khỏe mạnh
Có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp Nguồn gốc tự nhiên
Có thể sử dụng theo từng đợt, có nguy cơ biến chứng hay tai biến Có thể sử dụng thường xuyên, không để lại biến chứng, không hạn chế sử dụng

3. Thuốc dành cho người thiếu máu

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho người thiếu máu

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho người thiếu máu

Chào bác sĩ. Tôi là nữ, 38 tuổi, hiện tôi đang có những biểu hiện như chóng mặt, cơ thể suy nhược và mệt mỏi thường xuyên, hay bị hụt hơi. Như vậy có phải là biểu hiện của thiếu máu không ạ? Có thuốc nào giúp tôi khắc phục được tình trạng này? Xin cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn, đây là những biểu hiện thường thấy khi bị thiếu máu mức độ nhẹ. Để biết chính xác, bạn cần phải làm xét nghiệm tại bệnh viện.

Các xét nghiệm thường được làm để chẩn đoán và phát hiện chứng thiếu máu. Bao gồm:

  • Phết máu.
  • Đếm hồng cầu lưới.
  • Sắt huyết thanh.
  • Khả năng gắn sắt toàn phần.
  • Khả năng gắn sắt không bão hòa.
  • Ransferrin bão hòa.
  • Ferritin huyết thanh.
  • Xét nghiệm Coombs.
  • Xét nghiệm G6PD.
  • Xét nghiệm tế bào tủy và sinh thiết tủy xương.

Tùy theo kết quả xét nghiệm như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp. Thuốc cho người thiếu máu có nhiều loại, có thể dùng riêng rẽ từng thứ hoặc loại thuốc phối hợp.

Việc sử dụng thuốc nào cho người thiếu máu cần phụ thuộc  vào nguyên nhân gây thiếu máu. Các hoạt chất trong thuốc dành cho người thiếu máu thường chứa các chất như sau:

3.1. Acid folic

Acid folic hay còn gọi là Vitamin B9 (Folacin hoặc Folat, là các dạng hòa tan của vitamin B9). Acid folic vô cùng cần thiết trong hàm lượng dinh dưỡng của cơ thể, nhất là với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai vì nó phục vụ cho quá trình tạo tế bào, giúp tế bào phát triển.

Acid folic có trong rau chân vịt, đậu bắp, rau diếp cá, củ cải, măng tây, bông cải xanh, rau bina, cải bruxen, đậu hà lan, các loại trái cây như chanh, bưởi, dưa gang, gan và thận bò… .

Tình trạng thiếu acid folic thường do những nguyên nhân như ăn uống thiếu thốn, ăn không đủ hoa quả tươi, nấu thức ăn quá chín…

3.2. Sắt

Sắt có khá nhiều trong thịt, gan, tim bò, đậu nành, ngũ cốc, các loại rau củ

Sắt có khá nhiều trong thịt, gan, tim bò, đậu nành, ngũ cốc, các loại rau củ

Sắt là khoáng chất chủ lực trong quá trình hình thành nên hemoglobin, myoglobin. Sắt còn có khả năng tăng cường sự tập trung của trí não, có lợi cho quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể… Lượng sắt trong cơ thể người tập trung ⅔ ở hemoglobin, 30% được dữ trữ ở ferritin và hemosiderin hệ liên võng nội mô ở gan, lá lách và tủy xương.

Tình trạng thiếu sắt thường do những nguyên nhân như bệnh tiêu hóa, bệnh crohn (viêm ruột), ung thư. Các nguyên nhân làm giảm hấp thu sắt như phẫu thuật cắt bỏ một phần hệ tiêu hóa, trẻ em uống quá nhiều sữa bò hằng ngày…. .

Nếu thuốc cho người thiếu máu có chứa sắt người bệnh cần lưu ý:

  • Không dùng thuốc có hoạt chất sắt cho người bị bệnh ở dạ dày, ruột hoặc bệnh viêm loét ruột kết mạn.
  • Cần chú ý tác dụng phụ của sắt như gây đau bụng, buồn nôn, táo bón, đi ngoài ra phân đen, răng đen, một số trường hợp còn bị nổi ban trên da.
  • Không kết hợp với thuốc kháng sinh như ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin… vì chúng có thể làm giảm sự hấp thu sắt.
  • Tránh uống vào buổi tối vì sắt có thể làm trào ngược, gây ra mất ngủ.
  • Không kết hợp với những thực phẩm không tốt cho việc hấp thụ sắt như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước trái cây, táo… .
  • Không dùng cùng lúc với canxi, những thực phẩm chứa canxi do sắt và canxi có thể cản trở quá trình hấp thu của nhau. Những thực phẩm có canxi mà bạn cần lưu ý là sữa, sữa chua, phô mai… .

3.3. Vitamin B12

Thiếu Vitamin B12 có thể gây thiếu máu

Thiếu Vitamin B12 có thể gây thiếu máu

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo các tế bào máu cũng như tế bào thần kinh hoạt động tốt. Thiếu vitamin B12 có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu và nhiều tổn thương khác.

Vitamin B12 có nhiều trong các loại hải sản như cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi, ngao, hàu, trai, tôm, cua, thịt bò, trứng ngỗng, phô mai, sữa… .

Tình trạng thiếu vitamin B12 thường bắt nguồn từ các nguyên nhân rối loạn hấp thu, do người bệnh ăn thiếu chất. Ngoài ra nhóm người nghiện rượu, người mang thai, người cao tuổi, bị ung thư… cũng rất dễ bị thiếu vitamin B12.

4. Bài thuốc cho người thiếu máu theo y học cổ truyền

4.1. Bài thuốc theo thể khí huyết đều hư

Theo y học cổ truyền chứng khí huyết đều hư là chỉ nguyên khí trong cơ thể bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, khí không thể sinh huyết… Bệnh nhân có thể tận dụng bài thuốc sau để trị bệnh.

Chuẩn bị: đảng sâm 15g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, kỷ tử 12g,

Tất cả các vị thuốc trên đem sắc uống. Uống ngày một thang, liên tục trong 10 ngày.

4.2. Bài thuốc theo thể can thận âm hư

Sử dụng thảo dược làm bài thuốc cho người thiếu máu theo phương pháp Đông y

Sử dụng thảo dược làm bài thuốc cho người thiếu máu theo phương pháp Đông y

Chứng can thận âm hư thường gặp phải trong các chứng bệnh hiếp thống (đau hai mạn sườn), hư lao, yêu thống (đau lưng) huyễn vậng (choáng váng), huyết chứng, kinh nguyệt trước kỳ, bế kinh, thống kinh, … Bệnh nhân có thể theo các thang thuốc sau đây để điều trị:

Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang

Chuẩn bị: Bạch cúc hoa 120g, câu kỷ tử 120g, đan bì 120g, phục linh 120g, sơn dược 160g.Sơn thù 160g, thục địa 320g, trạch tả 120g.

Các vị thuốc trên đem đi tán bột, làm hoàn. Mỗi ngày có thể dùng dùng 8 – 16g với nước muối nhạt.

Bài thuốc Lục vị quy thược thang

Chuẩn bị: Bạch thược 8g, đương quy 12g, hoài sơn 16g, mẫu đơn 12g, phục linh 12g, sơn thù 8g, thục địa 32g.Trạch tả 6g.

Các vị thuốc trên đem sắc uống hằng ngày. Lưu ý không được dùng vị thuốc Bạch thược với Lê Lô  vì chúng có thể sinh ra độc tố nguy hiểm. Ngoài ra cũng nên uống thuốc cách giờ ăn trên 1 giờ đồng hồ.

Bài thuốc Đại bổ âm hoàn

Chuẩn bị: Hoàng bá sao 16g, thục địa ( chưng rượu) 24g, tri mẫu ( rượu sao) 16g, quy bản (tẩm giấm nướng) 24g.

Đem tất cả các vị thuốc trên đi tán thành bột mịn, hòa với nước tủy xương sống heo đun chín luyện mật làm hoàn, làm nhiều ít tùy ý. Mỗi lần có thể uống từ 8g cho tới 12g, uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tốt, có thể làm thang sắc uống.

4.3. Bài thuốc theo thể tỳ thận dương hư

Tỳ thận dương hư là tình trạng dương khí của 2 tạng tỳ thận không đủ để biểu hiện ra. Bệnh nhân gặp phải chứng bệnh này thường lạnh chân tay, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần ủ rũ, mạch trầm vô lực. Người bệnh có thể áp dụng thang thuốc sau để điều trị:

Chuẩn bị:

  • A giao 12g.
  • Bạch truật 12g.
  • Hoàng cầm 8g.
  • Chích thảo 8g.
  • Táo tâm hoàng thổ 50g.
  • Can địa hoàng 12g.
  • Phụ tử chế 8g.

Đem các vị thuốc trên đi sắc uống, ngày uống 1 tháng, uống 3 lần trong ngày.

5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả

Ngoài việc sử dụng thuốc cho người thiếu máu bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh nhờ vào những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bạn nên thực hiện đồng thời với quá trình điều trị bằng thuốc để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

  • Cần có chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin và yếu tố vi lượng cho cơ thể. Sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế đường, muối, chất kích thích.
  • Sử dụng TPCN để bổ sung dưỡng chất. Viên nhung hươu có tác dụng hỗ trợ bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ sức khỏe, tốt cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy giảm tiểu cầu.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, không thức khuya, nghỉ ngơi và làm việc đúng giờ.
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, thường xuyên thư giãn bằng các hoạt động bổ ích, vận động nhẹ nhàng
  • Tập luyện, thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, phòng tránh các nguyên nhân gây thiếu máu.

Mỗi loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng đều có những công dụng riêng. Chính vì thế những lưu ý về thuốc cho người thiếu máu giúp bạn lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình. Hãy nhớ tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: