THIẾU MÁU ở người già – BIẾN CHỨNG, PHÒNG NGỪA VÀ ĐIÊU TRỊ


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-11-07 19:10:32

Thiếu máu ở người già là một tình trạng phổ biến mà người cao tuổi phải đối mặt. Bệnh phát triển âm thầm nhưng có thể trở nặng bất cứ khi nào khiến người lớn tuổi có thể bị ngất xỉu, choáng váng, hạ huyết áp, chấn thương do ngã… . Tuy nhiên, nếu có kiến thức phòng ngừa và chữa bệnh thì người cao tuổi có thể hạn chế được nhiều tình huống nguy hiểm.

Thiếu máu ở người già là căn bệnh phổ biến hiện nay

Thiếu máu ở người già là căn bệnh phổ biến hiện nay

1. Dạng thiếu máu người cao tuổi thường gặp

1.1. Thiếu máu ở người già do thiếu vitamin B12

1.1.1. Vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể

Thiếu Vitamin B12 có thể gây thiếu máu

Thiếu Vitamin B12 có thể gây thiếu máu

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của não và hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của tim. Vì vậy thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến cả rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Và có liên quan đến trầm cảm và sức khỏe tâm thần kém.

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi cực độ.
  • Thiếu năng lượng, uể oải.
  • Đau và đỏ lưỡi, loét miệng.
  • Yếu cơ.
  • Thị lực bị rối loạn.
  • Các vấn đề tâm lý, có thể bao gồm trầm cảm và các vấn đề về trí nhớ…

Một nghiên cứu về vấn đề thiếu vitamin B12 ở người cao tuổi tại hội nghị lão khoa thế giới 1998 cho kết quả: Những người bị thiếu vitamin B12 sẽ có tần suất bị cao huyết áp và tai biến mạch máu não cao hơn nhiều so với nhóm người được cung cấp đủ vitamin B12.

1.1.2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin B12

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến thiếu vitamin B12. Phổ biến nhất là bệnh tự miễn thiếu máu ác tính. Rối loạn không miễn dịch của dạ dày hoặc ruột non như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac cũng có thể cản trở sự hấp thụ vitamin B12

Những yếu tố nguy cơ khác gây ra thiếu vitamin B12 bao gồm:

  • Chế độ ăn kiêng, ăn chay (do giảm thực phẩm từ động vật).
  • Các tình trạng tự miễn dịch khác như bệnh tuyến giáp hoặc bạch biến.
  • Một số loại loạn di truyền hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến nồng độ B12.
  • Người cao tuổi (10-30%) bị giảm khả năng hấp thụ được vitamin B12 tự phát.
  • Các loại thuốc như metformin, chất đối kháng thụ thể histamin, thuốc ức chế bơm proton và oxit nitơ đều có thể có tác động tới sự hấp thu vitamin B12 trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh thiếu máu ở người già.

1.1.3. Đặc điểm chung khi thiếu máu do thiếu B12

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 khiến da xanh xao hoặc vàng

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 khiến da xanh xao hoặc vàng

Khi thiếu vitamin B12 cơ thể sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy. Điều đó khiến cơ thể sẽ không nhận được oxy cần thiết để hoạt động như bình thường gây nên mệt mỏi, suy yếu và khó thở.

Các đặc điểm khi thiếu máu do thiếu vitamin B12 là:

  • Da trông nhợt nhạt hoặc vàng.
  • Hay cảm thấy chóng mặt.
  • Không có cảm giác ngon miệng.
  • Giảm cân mà không cần cố gắng.
  • Bàn tay và bàn chân có cảm giác như bị tê hoặc ngứa ran.
  • Tim đập quá nhanh hoặc bị đau ngực .
  • Cơ bắp cảm thấy yếu.
  • Thường có sự thay đổi tâm trạng.
  • Hay bối rối hoặc hay quên.

1.2. Thiếu máu ở người già do thiếu sắt

Thiếu máu sắt là trường hợp mà cơ thể thiếu lượng Sắt nhất định hoặc do chảy máu trong đường tiêu hóa. Lúc này cơ thể không đủ Sắt để tạo tế bào máu, số lượng tế bào máu xuống quá thấp từ đó không thể cung cấp oxy cho cơ thể, đặc biệt có thể gây ra tình trạng thiếu máu não người già.

Người cao tuổi thường có hệ thống nội tạng bị lão hóa nên làm giảm khả năng hấp thụ Sắt. Một số bệnh dạ dày khiến cho Sắt trong thức ăn không thể hấp thu vào máu.

Những trường hợp thiếu máu do bị rò rỉ qua đường tiêu hóa có thể là do bị nhiễm giun móc. Những người cao tuổi dùng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày. Biến chứng của bệnh này có thể là chảy máu dạ dày khiến cơ thể hấp thu Sắt kém, cuối cùng dẫn đến thiếu máu.

Các triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu do thiếu Sắt là:

  • Da vàng, xanh xao, niêm mạc trở nên nhợt nhạt
  • Người thường xuyên mệt mỏi, uể oải
  • Bị chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu

Thông thường, để chẩn đoán tình trạng thiếu máu do thiếu Sắt, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và thực hiện thêm các xét nghiệm nhằm xác định được lượng tế bào máu và hàm lượng Sắt trong máu.

1.3. Người cao tuổi thiếu máu do bệnh thận

Người già bị suy thận có thể gây thiếu máu rất nguy hiểm

Người già bị suy thận có thể gây thiếu máu rất nguy hiểm

Thận tạo ra một loại hormone quan trọng gọi là erythropoietin (EPO). Hormone này đi đến các mô và cơ quan để giúp cơ thể khỏe mạnh. EPO gửi tín hiệu tới cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi người cao tuổi bị bệnh thận, nồng độ EPO thấp khiến số lượng tế bào hồng cầu giảm gây ra thiếu máu.

Hầu hết những người bị bệnh thận sẽ bị thiếu máu. Thiếu máu có thể xảy ra sớm và ngày càng nặng hơn do thận bị suy và không thể tạo ra EPO nữa.

Không phải ai bị thiếu máu do bệnh thận cũng có triệu chứng rõ ràng. Nếu bị bệnh thận, để kiểm tra thiếu máu, người bệnh nên làm xét nghiệm máu để đo mức huyết sắc tố ít nhất một lần một năm.

1.4. Một số nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu ở người già

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, người già có thể bị thiếu máu vì những vấn đề sau đây:

  • Thiếu máu do thiếu axit folic: Thiếu máu ở người già do thiếu axit folic. Thiếu axit folic làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp ADN khiến trong máu có nhiều tế bào hồng cầu lớn gây ra thiếu tế bào hồng cầu bình thường.
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: Thiếu máu ở người lớn do tán huyết miễn dịch. Đây là trường hợp mà trong cơ thể có kháng thể chống lại tế bào hồng cầu. Kết quả là hồng cầu bị vỡ gây ra hiện tượng thiếu máu.
  • Thiếu máu do suy tủy xương: Thiếu máu ở người lớn do suy tủy xương. Tủy xương vì các nguyên nhân như nhiễm trùng, tia xạ, di truyền, hóa chất … nên không thể sản xuất lượng máu cần thiết gây ra thiếu máu.
  • Thiếu máu do suy thận mạn: Thiếu máu ở người lớn do suy thận mạn .Tình trạng suy thận làm giảm tế bào cạnh cầu thận khiến lượng Erythropoietin làm giảm khả năng sản xuất máu.
  • Thiếu máu do bệnh Thalassemia (Thal): Do bất thường trong cấu tạo của chuỗi hemoglobin hồng cầu, khiến cho thời gian sống của hồng cầu bị rút ngắn và gây ra bệnh Thalassemia. Đây là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay thiếu máu tán huyết bẩm sinh.  Có hai thể bệnh thường gặp là beta – thalassemia và alpha – thalassemia.

2. Triệu chứng thiếu máu ở người già

Những triệu chứng thiếu máu ở người già phổ biến nhất là:

  • Da và niêm mạc xanh xao nhợt nhạt.
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sụt giảm cân nhanh chóng.
  • Mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
  • Móng tay, móng chân khô.

Các triệu chứng thiếu máu có thể nhiều hơn tùy từng tình trạng cụ thể của người bệnh.

Xem thêm: Dấu hiệu người thiếu máu và 6 câu hỏi thường gặp

3. Biến chứng có thể xảy ra của bệnh thiếu máu ở người già

Khi người lớn tuổi thiếu máu, có thể xảy ra những tình trạng như sau

3.1. Mệt mỏi nghiêm trọng

Tình trạng thiếu máu nặng khiến cơ thể thường xuyên ở trong trạng thái mất sức, mệt mỏi và uể oải. Người già bị thiếu máu thường khó có thể hoàn thành các công việc thường ngày.

3.2. Vấn đề về tim

Thiếu máu gây suy tim rất nguy hiểm

Thiếu máu gây suy tim rất nguy hiểm

Thiếu máu ở người lớn tuổi có thể gây nên những biến chứng về tim. Thiếu máu có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Các vấn đề thường thấy là tăng nhịp tim, nhịp tim không đều. Tình trạng thiếu máu làm cho tim phải hoạt động vất vả hơn để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Điều này có thể dẫn tới suy tim.

3.3. Tử vong

Những trường hợp thiếu máu do di truyền như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể đưa tới những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng. Thiếu máu gây mất nhiều máu nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.

4. Phòng ngừa và cách khắc phục bệnh thiếu máu người cao tuổi

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu ở người lớn tuổi. Người nhà nên thực hiện những cách sau:

4.1. Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý

Chế độ ăn hàng ngày được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu máu ở người già hiệu quả. Người bị thiếu máu cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

4.1.1. Bổ sung thực phẩm giàu Sắt

Các thực phẩm giàu Sắt sẽ giúp tạo tế bào hemoglobin. Cả thực vật và động vật đều có các thực phẩm giàu Sắt. Tuy nhiên, nguồn Sắt từ động vật dễ hấp thu hơn.

    • Nguồn chất Sắt từ thực vật gồm: cải xoong, cải xoăn, rau bina, rau xanh collard, rau bồ công anh, trái cây có múi, ớt đỏ và vàng, bông cải xanh, củ cải đường, củ dền đỏ, táo tàu, câu kỷ từ, hạt bí ngô, hạt điều, hạt hồ trăn, hạt thông…
    • Nguồn Sắt từ động vật gồm: thịt bò, cừu, thịt nai, gan, động vật có vỏ, hàu, con tôm, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá chim, cá rô,…

Tốt nhất nên kết hợp phong phú cả thực phẩm từ động vật và thực vật để đạt hiệu quả bổ sung Sắt cao nhất.

4.1.2. Bổ sung thêm vitamin B12

Thông thường, người già thường bị thiếu hụt B12. Điều này có thể xuất phát từ việc ít thực phẩm vitamin B12 trong chế độ ăn uống hoặc từ việc giảm axit dạ dày do tuổi tác mà cơ thể cần để hấp thụ B12 từ thực phẩm.

Các thực phẩm giàu vitamin B12 là: sò, gan, ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, thịt bò, sữa chua không béo Hy Lạp, giăm bông, trứng gà, ức gà… .

4.1.3. Vitamin C

Bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người lớn. Vitamin C sẽ giúp ích cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, từ đó giúp ta có được lượng máu nuôi cơ thể lý tưởng. Loại vitamin này có thể được bổ sung vào cơ thể thông qua các loại trái cây, rau mùi tây, bông cải xanh… .

Tham khảo chi tiết:

4.2. Ăn uống hợp vệ sinh

Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Để phòng tránh tình trạng thiếu máu ở người lớn tuồi thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm nên được ưu tiên. Hệ tiêu hóa của người già đang lần lão hóa nên cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh để tránh các bệnh về tiêu hóa. Thực hiện chế độ ăn uống hợp vệ sinh bằng cách:

  • Không ăn các thực phẩm sống như thịt cá sống, rau sống.
  • Hạn chế ăn thực phẩm để qua đêm. Đặc biệt không để rau đã nấu chín, nấm qua đêm.
  • Thận trọng với các thực phẩm gây dị ứng.

4.3. Hạn chế thực phẩm làm giảm hấp thụ sắt

Một số thực phẩm có thể giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể mà người bị thiếu máu nên hạn chế sử dụng. Chúng bao gồm:

  • Trà và cà phê.
  • Sữa và một số sản phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm có chứa tanin, chẳng hạn như nho, ngô và lúa mạch.
  • Thực phẩm giàu gluten, chẳng hạn như mì ống và các sản phẩm khác làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc yến mạch.
  • Thực phẩm có chứa phytates hoặc axit phytic, chẳng hạn như gạo nâu và các sản phẩm lúa mì nguyên hạt.
  • Thực phẩm có chứa axit oxalic, chẳng hạn như đậu phộng, rau mùi tây và sô cô la.

4.4. Chế độ sinh hoạt, làm việc cân đối

Bệnh thiếu máu ở người già có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không có chế độ làm việc và sinh hoạt cân đối. Để hạn chế tối đa những nguy hiểm cận kề người bệnh cần:

  • Hạn chế làm việc nặng và vận động mạnh.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Tránh stress, cố gắng thư giãn tinh thần.

4.5. Tập luyện nâng cao sức khỏe

Người già bị thiếu máu nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp. Duy trì tập thể dụng đều đặn 30 phút mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe như: tăng sự dẻo dai, tăng cường trao đổi chất, ăn ngủ tốt hơn.

Những lưu ý về cách tập luyện thể thao cho người bị thiếu máu là:

  • Bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng: Người già bị thiếu máu có thể cảm thấy mệt mỏi do thiếu oxy lưu thông trong cơ thể. Vì vậy cần tập luyện chậm và tăng dần cường độ theo thời gian. Nên tập trung vào các bài tập cường độ thấp hơn như yoga hoặc đi bộ hơn là chạy bộ hoặc tập luyện cường độ cao.
  • Nghỉ giải lao thường xuyên: Luôn luôn lắng nghe cơ thể nếu cảm thấy mệt mỏi, tạm dừng và đánh giá xem có thể tiếp tục hay không. Nếu cảm thấy kiệt sức, hãy ngồi xuống và hít thở.
  • Thời gian là chìa khóa: Tập luyện khi cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo thói quen tập luyện an toàn và nhớ luôn luôn tuân thủ kế hoạch điều trị đã được quy định.

4.6. Bài thuốc “đương quy bổ huyết thang”

Nguyên liệu:  Hoàng kỳ 40g (trích), Đương quy 8g (rửa rượu)

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc với liều lượng như trên đem sắc với 3 bát nước tới khi còn nửa bát, đợi nguội bớt và uống. Đổ nước vào lần 2 và lần 3, đun trong 15 phút. Chia đôi và uống 2 lần trong ngày. Uống khi đói.
  • Ngoài ra có thể đem tán nhỏ các vị thuốc, trộn với mật ong đem viên thành viên nhỏ phơi khô. Uống mỗi ngày 60 viên chia làm 3 lần.

Bài thuốc Đông y này gồm các vị thuốc bổ giúp chữa âm hư, khí hư, huyết hư, bồi bổ và cường tráng cơ thể. Bài thuốc chủ yếu hỗ trợ chữa trị thiếu máu do lao lực, cơ quan bị hư tổn, nguyên khí kém. Trong đó, có hai vị thuốc được kết hợp để bồi bổ sinh huyết và chữa trị thiếu máu là:

  • Đương quy giúp bổ huyết hòa vinh
  • Hoàng kỳ với tác dụng bổ phế nguyên khí để sinh huyết – chủ dược

Như vậy, đương quy giúp bổ huyết, hoàng kỳ thì bổ khí. Huyết là hữu ích, khí thì vô hình. Khi lấy vô hình sinh hữu hình thì cần đương quy là thuốc dẫn.

4.7. Viên uống nhung hươu giúp bổ huyết

Viên uống nhung hươu TW3 cải thiện tình trạng thiếu máu ở người già

Viên uống nhung hươu TW3 cải thiện tình trạng thiếu máu ở người già

Viên uống nhung hươu là sản phẩm của công ty dược phẩm TW3. Với thành phần chính là nhung hươu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và đặc biệt là giúp bổ máu.

Nhung hươu tự nhiên là vị thuốc quý được sử dụng trong Đông y với tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ huyết. Theo các nghiên cứu, nhung hươu có khả năng giúp bổ máu nhờ nuôi dưỡng tủy xương. Nhung hươu cũng giúp tăng tuần hoàn máu và tăng thể tích máu.

Sản phẩm viên uống nhung hươu của TW3 ngoài thành phần nhung hươu còn có: bột gạc hươu, huyết hươu khô, vitamin C, vitamin E. Các thành phần từ tự nhiên mang tới tác dụng:

  • Cung cấp các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe.
  • Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu.
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.

Cách sử dụng:

  • Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 2 viên. Uống 1h sau khi ăn.
  • Uống 1 tháng sau đó dừng 2-3 tháng. Uống liên tục 3 liệu trình/năm để có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: TOP 10 thực phẩm chức năng cho người thiếu máu

4.8. Khám sức khỏe định kỳ

Người cao tuổi cần đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Trường hợp đang có bệnh cần theo dõi thì khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc 3 tháng/lần.

Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp bệnh tật từ đó sẽ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bệnh thiếu máu có thể được phát hiện thông qua 1 số xét nghiệm hoặc triệu chứng. Điều trị bệnh càng sớm thì thời gian điều trị càng nhanh và sẽ hạn chế được các biến chứng cho sức khỏe.

5. Các biện pháp điều trị bệnh thiếu máu

Ngoài chế độ ăn uống và sinh hoạt là biện pháp hỗ trợ, người bị thiếu máu có thể được điều trị bằng những phương pháp sau đây:

  • Truyền máu: Phương pháp truyền máu thường được áp dụng cho các trường hợp thiếu máu do tan máu bẩm sinh.
  • Sử dụng corticosteroid: Thuốc ức chế miễn dịch corticosteroid có thể được sử dụng với trường hợp thiếu máu do hệ miễn dịch phản ứng quá mức và tấn công, phá hủy nhầm các tế bào hồng cầu.
  • Sử dụng erythropoietin: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng erythropoietin – loại hormone tổng hợp được sản sinh từ thận. Hormone này có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu và giúp giảm mệt mỏi.
  • Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và các loại vitamin, khoáng chất khác: Bằng một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Trường hợp dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Hy vọng với những chia sẻ về bệnh thiếu máu ở người già giúp bạn có cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm và đưa phương pháp điều trị tốt nhất.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: