[Cảnh báo] 10 Nguyên nhân gây thiếu máu bạn KHÔNG ngờ tới


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-11-12 20:06:35

Thiếu máu căn bệnh phổ biến thế kỉ 21. Hãy theo dõi ngay bài viết sau để để tìm hiểu xem thiếu máu là gì và những nguyên nhân thiếu máu cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này nhé.

Thiếu máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Thiếu máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

1. Bệnh thiếu máu là gì? Triệu chứng của bệnh thiếu máu

Thiếu máu được biết đến là tình trạng lượng huyết sắc tố kèm theo tình trạng số lượng hồng cầu có sẵn trong máu ngoại vi gặp phải tình trạng suy giảm. Từ đó kéo theo tình trạng thiếu lượng oxy cung cấp đến với các mô tế bào của cơ thể.

Người bị thiếu máu sẽ gặp phải một số triệu chứng sau đây:

  • Những khi vận động hoặc đặc biệt là khi leo cầu thang, người bị thiếu máu thường nhanh hết hơi hơn so với người khác.
  • Người bị thiếu máu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Móng tay của người bị thiếu máu giòn, dễ bị gãy, mọc cong lõm vào.
  • Khuôn mặt mặt vàng vọt, xanh xao, thiếu sức sống.
  • Khi đi ngủ hay bị mơ màng hoặc thức giấc đột ngột.
  • Chân tay có dấu hiệu bị phù và dễ bị tê
  • Tóc dễ bị gãy rụng trong khi chảy hoặc gội đầu, số lượng tóc trắng hoặc đỏ có dấu hiệu tăng.
  • Ở nữ giới thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều, có người chu ky kinh chỉ xuất hiện sau 2-3 tháng, hoặc một số trường lớp khác thì lượng kinh nguyệt ra quá nhiều.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân gây thiếu máu

Để hiểu tổng quan về những nguyên nhân gây thiếu máu, bạn hãy xem chi tiết tại biểu đồ sau đây.

Biểu đồ các nguyên nhân thiếu máu

3. Giải thích về các nguyên nhân gây thiếu máu

3.1. Thiếu máu do thiếu sắt

3.1.1. Vai trò của sắt và nhu cầu trong cơ thể

Sắt được xem là một trong những nguyên liệu chính của Hemoglobin, thông thường sắt tồn tại trong hemoglobin dưới dạng ion sắt mang hóa trị II. Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân thiếu máu hàng đầu.

Bên cạnh đó, sắt còn có vai trò giúp chuyển hóa thành phần beta-carotene sang sinh tố A, từ đó giúp tạo nên collagen có chức năng liên kết những tế bào trong cơ thể lại với nhau.

Nhu cầu sắt của mỗi người sẽ tăng dần theo sự trưởng thành của cơ thể, đặc biệt phụ nữ mang thai, cho con bú và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt là những đối tượng cần bổ sung sắt nhiều hơn. Sau đây là nhu cầu sắt hàng ngày tính theo đơn vị mg

Nhóm tuổi Cân nặng (kg) Nhu cầu (mg)
Trẻ em:
3 tháng – 1 tuổi 8 0,96
1- 2 tuổi 11 0,61
2-6 tuổi 26 0,70
6-12 tuổi 29 1,17
Nam thiếu niên (12 – 16 tuổi) 53 1,82
Nữ thiếu niên (12 – 16 tuổi) 51 2,02
Trưởng thành nam 65 1,14
Trưởng thành nữ:
Tuổi hành kinh 55 3.28
Tuổi mãn kinh 55 0,96
Cho con bú 55 1,31

3.1.2. Không cung cấp đủ nhu cầu Sắt của cơ thể

Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

Nguyên nhân thiếu máu do không cung cấp đủ lượng Sắt cần thiết cho cơ thể vì:

  • Cơ thể tăng nhu cầu sắt: Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em sinh thiếu tháng… là những đối tượng có nhu cầu sắt trong cơ thể tăng cao, dẫn đến thiếu sắt.
  • Cơ thể giảm hấp thu sắt: Bị viêm dạ dày, cắt đoạn dạ dày, viêm ruột,… hoặc khi ăn phải các loại thực phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt như phytate, tanin (có trong các loại chất kích thích và nước uống có gas) sẽ khiến cơ thể giảm hấp thu sắt, dẫn đến tình trạng thiếu sắt.

3.1.3. Mất sắt do mất máu mạn tính

Thiếu sắt còn có thể xuất phát từ những biến chứng như chảy máu do loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, polyp đường ruột, chảy máu do khối u đường tiết niệu, mất máu do rong kinh, u xơ tử cung…

Tan máu trong lòng mạch: Một số bệnh nhân mắc phải chứng đái huyết sắc tố kịch phát vào ban đêm cũng có thể là nguyên nhân gây ra thiếu sắt.

3.1.4. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh

Đây là một trong những tình trạng khá hiếm gặp. Người bị rối loạn chuẩn hóa sắt bẩm sinh sẽ không thể tổng hợp được transferrin – một trong những chất có chức năng vận chuyển sắt cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

3.2. Thiếu protein

Protein là một trong những nguyên liệu chính có chức năng hỗ trợ cấu tạo nên màng hồng cầu, nhân porphyrin và chuỗi globin α, β và γ,… là các thành phần quan trọng của Hemoglobin.  Tình trạng thiếu máu do suy dinh dưỡng Protein – năng lượng hiện nay khá phổ biến.

3.3. Các bất thường trong sản xuất hồng cầu

Một số bất thường trong cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu:

  • Bất thường tại tủy xương: Tủy xương là cơ quan quan trọng để tạo máu trong cơ thể. Những bất thường do bệnh lý hay nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến tủy xương như: giảm sản tủy, suy tủy, bất sản tủy,… đều có thể là dẫn đến ngăn chặn quá trình sản xuất hồng cầu là nguyên nhân thiếu máu.
  • Bất thường về màng hồng cầu: Các bệnh lý hồng cầu hình bi, hồng cầu hình liềm, hồng cầu hình bầu dục … làm cho các hồng cầu không có khả năng thay đổi hình dạng khi xuyên qua những mao mạch hẹp nên dễ bị vỡ dẫn đến thiếu máu huyết tán.
  • Bất thường về Hemoglobin: Các bệnh lý bẩm sinh như: bệnh β – Thalassemia hoặc bệnh hồng cầu hình liềm (khiến phân tử β – Globin trong huyết sắc tố Hemoglobin bị thay thế bởi acid amin Valine)… là những nguyên nhân thiếu máu.
  • Bất thường về quá trình phân chia của hồng cầu:
    • Thiếu vitamin B12: Thiếu Vitamin B12 hồng cầu sẽ khó tái tạo và phân chia, từ đó làm giảm số lượng hồng cầu, gây thiếu máu.
    • Thiếu axit folic: Khi cơ thể bị thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ADN, trong khi đó các thành phần khác của hồng cầu như: ARN, protein … lại được tổng hợp liên tục, tạo thành hồng cầu lớn trong máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt hồng cầu bình thường, hay còn có tên gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

3.4. Thiếu yếu tố kích thích sản xuất hồng cầu – Erythropoietin

Erythropoietin còn có tên gọi khác là hematopoietin hay hemopoietin. Thông thường các Cytokine glycoprotein được tạo ra bởi thận giúp cơ thể xử lý tình trạng thiếu oxy tế bào.

Hormone này giữ chức năng giúp kích thích quá trình sản xuất hồng cầu (erythropoiesis) có trong tủy xương. Khi cơ thể gặp phải các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận cấp tính hoặc mãn tính có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành Cytokine glycoprotein là nguyên nhân thiếu máu.

3.5. Bất thường về đời sống hồng cầu

Nọc độc của rắn làm giảm thời gian sống của hồng cầu

Nọc độc của rắn làm giảm thời gian sống của hồng cầu

Hồng cầu bình thường trong cơ thể có thời gian sống trung bình từ 90 đến 120 ngày – đây được xem là 1 chu kỳ sống của hồng cầu. Một số người gặp phải các vấn đề như: ngộ độc, rắn cắn, truyền nhầm nhóm máu có thể dẫn đến bất thường trong chu kỳ sống và làm giảm thời gian sống của hồng cầu.

3.6. Mất máu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất máu của cơ thể như:

  • Do nhiễm ký sinh trùng sốt rét khiến hồng cầu bị ăn mất, dẫn đến mất máu, ngoài ra virus Dengue gây ra sốt xuất huyết ngoài da hoặc xuất huyết nội tạng dẫn đến tình trạng mất máu.
  • Thận – tiết niệu: Hiện tượng đái máu vi thể hoặc đại thể do các bệnh lý về thận, tiết niệu có thể là nguyên dân dẫn đến mất máu mãn tính.
  • Tiêu hóa: Các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch, trĩ, bệnh về thực quản … là những nguyên nhân gây ra mất máu, nếu không được điều trị có thể dẫn đến thiếu máu.

Nguyên nhân từ những rối loạn quá trình đông – cầm máu:

  • Các bệnh lý về gan: Gan có chức năng dự trữ máu khi cơ thể gặp phải những bệnh lý về gan sẽ gây ra tình trạng xuất huyết, rối loạn sản xuất máu.
  • Các bệnh lý về tủy xương: Tủy xương có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Khi tủy xương gặp vấn đề sẽ gây cản trở quá trình đông máu nội sinh, gây tình trạng xuất huyết.
  • Nguyên nhân bên ngoài: Sau các cuộc phẫu thuật, tiểu phẫu, chấn thương gây mất máu và không được bù đắp hợp lý có thể dẫn đến thiếu máu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có tủy xương bình thường thì sẽ nhanh chóng được bù trừ và tình trạng thiếu máu không diễn ra lâu.

3.7. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt bị rối loạn chảy máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu

Kinh nguyệt bị rối loạn chảy máu nhiều khiến cơ thể thiếu máu

Một số người gặp phải vấn đề kinh nguyệt không đều, chảy máu kinh nguyệt quá nhiều… có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề giảm hồng cầu máu ở phụ nữ.

Trung bình mỗi chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ mất 80ml máu, đây được xem là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu mức độ nhẹ hoặc trung bình.

3.8. Thiếu máu do bất thường di truyền

Hiện nay trên thế giới có khoảng 7% người bệnh thiếu máu bất thường do di truyền. Thiếu máu bất thường di truyền có thể biểu hiện từ rất sớm, ngay từ khi 4-6 tháng tuổi, trẻ em bị thiếu máu bất thường đã có những dấu hiệu như xanh xao, củng mạc mắt vàng, thể chất phát triển chậm… .

3.9. Thiếu vitamin C, B1

Thiếu vitamin C, B1 có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu, chảy máu dưới da… Đặc biệt, thiếu Vitamin C, B1 có thể dẫn đến mạch máu dễ vỡ, vết thương lâu lành… về lâu dài có thể gây ra thiếu máu. Đây chính là nguyên nhân thiếu máu mà không phải ai cũng biết.

3.10. Một số bệnh lý gây nên thiếu máu

Hiện nay một số bệnh lý gây thiếu máu như:

  • Suy tủy xương: Suy tủy xương có thể dẫn đến tình trạng suy giảm cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chính vì vậy, 100% bệnh nhân suy tủy xương đều gặp phải những vấn đề về máu và thiếu máu.
  • Tán huyết miễn dịch: Thiếu máu do tan máu miễn dịch gây ra bởi sự hình thành của một số kháng thể bất thường. Những kháng thể này sẽ liên tục chống lại kháng nguyên tại các hồng cầu, gây nên hiện tượng vỡ hồng cầu hoặc thiếu hụt hồng cầu khiến bệnh nhân bị thiếu máu.
  • Suy thận mạn: Có 2 nguyên nhân khiến những bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu:
    • Cơ thể không tạo ra được EPO: Chất kích thích tủy xương tái tạo lượng hồng cầu cung cấp cho cơ thể. Khi bệnh nhân bị thiếu máu sẽ khiến cơ thể không tạo ra EFO, lượng hồng cầu trong máu ít đi và gây ra tình trạng thiếu máu.
    • Thiếu Sắt, Vitamin B12, Axit folic chính là những dưỡng chất có vai trò quan trọng để cơ thể hấp thu và tạo nên hemoglobin, protein… .

4. Phòng ngừa thiếu máu

Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng phòng tránh thiếu máu

Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng phòng tránh thiếu máu

Một số biện pháp sẽ giúp bạn phòng ngừa thiếu máu và hỗ trợ quá trình điều trị thiếu máu đạt hiệu quả nhanh.

  • Duy trì chế độ làm việc, học tập hợp lý như: Đi ngủ đúng giờ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, thể trạng, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để bổ sung những dưỡng chất cần thiết ngăn ngừa thiếu máu như sắt, vitamin B1, B12, C… .
  • Đối với phụ nữ nên chú ý khi đến chu kỳ kinh nguyệt và những ngày hành kinh nên bổ sung nhiều sắt, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Lắng nghe cơ thể nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu như hoa mắt chóng mặt, hay mệt mỏi, người xanh xao, tê chân tay… Mỗi người nên tiến hành khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện các bệnh lý gây thiếu máu sớm nhất có thể để có biện pháp điều trị kịp thời.

5. Người thiếu máu cần làm gì?

Một số biện pháp đơn giản nhưng sẽ giúp người bệnh bổ sung lượng máu nhanh chóng, bạn có thể thực hiện như sau

  • Nên bổ sung các loại thực phẩm dành cho người thiếu máu giàu sắt, vitamin B1, B12, Vitamin C như: Cam, bưởi, thịt bò, bông cải xanh, ngũ cốc, cá hồi… .
  • Bạn có thể sử dụng những bài thuốc cho người thiếu máu trong dân gian từ nấm linh chi, hà thủ ô, hạt sen… để giúp bổ máu và giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục, thể thao như: Chạy bộ, bơi lội, yoga… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chi tiết: Thực đơn khoa học đầy đủ dưỡng chất cho người thiếu máu

Ngoài ra nên kết hợp thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược với những thành phần có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết như nhung hươu trong Viên uống nhung hươu.

Viên uống nhung hươu TW3 có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ và tăng tuần hoàn máu

Viên uống nhung hươu TW3 có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ và tăng tuần hoàn máu

Nhung hươu được coi là 1 trong tứ đại thượng dược gồm “nhung-sâm-phụ-quế”, là thảo dược có lợi ích vượt trội với sức khỏe con người. Trong nhung hươu có đến 25 loại acid amin, nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Mg… protein, collagen có tác dụng:

  • Bổ huyết hoạt huyết.
  • Tăng cường lưu thông máu.
  • Bồi bổ cơ thể, phòng chống bệnh tật.

Với thành phần gồm nhung hươu, huyết hươu, vitamin C, E… Viên uống nhung hươu rất thích hợp dùng cho những người bị thiếu máu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, chúng ta cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại: https://viennhunghuoutw3.vn

Số điện thoại liên hệ đặt mua và tư vấn miễn phí: 19003199

Thiếu máu tùy thuộc vào từng mức độ sẽ dẫn đến những biến chứng khác nhau, vì vậy bạn tuyệt đối không được xem thường những biến chứng bị thiếu máu. Việc xác định được nguyên nhân thiếu máu giúp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả hơn.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: