Người thiếu máu và những điều cần biết 


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-11-03 09:28:18

Tùy thuộc vào nguyên nhân người thiếu máu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhẹ thì người bệnh chỉ hoa mắt chóng mặt nhưng nặng thì thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tình trạng thiếu máu. Hãy tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của mình từ hôm nay.

1. Thực trạng về người thiếu máu hiện nay

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến hiện nay

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến hiện nay

Với mức độ ô nhiễm cũng như thói quen sinh hoạt ăn uống như hiện nay, tình trạng thiếu máu ở Việt Nam ngày một tăng nhanh. Tùy thuộc mỗi đối tượng mà bệnh tiến triển nặng nhẹ khác nhau.

  • Thiếu máu ở trẻ em thường do một số nguyên nhân như nhiễm giun, di truyền, hay do rối loạn tiêu hóa.
  • Thiếu máu ở phụ nữ mà đặc biệt là phụ nữ đang mang thai – là nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao nhất. Tại Việt Nam phụ nữ thường bị thiếu máu do chế độ dinh dưỡng thiếu chất.
  • Thiếu máu ở người lớn, người già, người cao tuổi gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và các căn bệnh tuổi già.

2. Định nghĩa thiếu máu

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi giảm dẫn đến tình trạng thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể thì khi đó cơ thể đang trong tình trạng thiếu máu.

Các dạng thiếu máu thường gặp bao gồm:

  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Thiếu máu do thiếu B12
  • Thiếu máu do thiếu acid folic
  • Thiếu máu do giảm sản xuất máu tại tủy xương
  • Thiếu máu do bất thường di truyền
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch
  • Thiếu máu do suy tủy xương
  • Thiếu máu do suy thận mạn

Xem thêm:

3. Triệu chứng và dấu hiệu của người thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn dễ mệt mỏi hơn bình thường

Khi thiếu máu, bạn dễ mệt mỏi hơn bình thường

Ở tình trạng nhẹ và mới bắt đầu cũng như nếu bệnh tiến triển chậm, bạn sẽ thấy cơ thể có một số biểu hiện như sau:

  • Khó tập trung khi cần suy nghĩ.
  • Nhức đầu.
  • Tâm trạng gắt gỏng.
  • Cơ thể mệt mỏi hơn bình thường.

Nếu tình trạng thiếu máu trở nên nặng hơn, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn như sau:

  • Choáng nhẹ khi đứng lên ngồi xuống.
  • Da nhợt màu.
  • Thi thoảng khó thở.
  • Lưỡi đau.
  • Móng tay giòn.
  • Lòng trắng của mắt có màu xanh.
  • Thèm ăn đá lạnh.

Mỗi một người tùy thuộc vào cơ địa mà có những biểu hiện triệu chứng bệnh khác nhau. Nên khi thấy mình có một trong số bất kỳ biểu hiện nào ở trên hoặc nghi ngờ bản thân bị thiếu máu thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chi tiết: 15 triệu chứng người thiếu máu không phải ai cũng nhận ra

4. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu

Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu

Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể thiếu máu như:

  • Chế độ dinh dưỡng và bệnh lý: Do chế độ ăn uống mất cân bằng hoặc do tình trạng bệnh lý dẫn đến cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B12, cụ thể:
    • Một số bệnh lý gây mất máu làm cho cơ thể thiếu sắt như: viêm loét dạ dày, rong huyết, cường kinh, u trĩ chảy máu…
    • Thiếu acid folic do hấp thu kém, uống quá nhiều rượu bia, hay do sử dụng thuốc ngừa thai.
    • Thiếu vitamin B12 do viêm hồi tràng, cắt đoạn dạ dày hoặc hồi tràng, thiểu năng tuyến tụy.
  • Hồng cầu tiêu hủy sớm hơn bình thường: Do một số bất thường trong di truyền làm cho cấu tạo của chuỗi Hemoglobin hồng cầu bị lỗi và thời gian sống của hồng cầu ngắn hơn bình thường.
  • Các vấn đề với tủy xương: Khi tủy xương gặp một số vấn đề như nhiễm trùng, xạ trị, hóa chất, di truyền hay một số trường hợp không rõ nguyên nhân làm cho tủy xương không sản xuất đủ số lượng tế bào máu mà cơ thể cần gây ra thiếu máu.
  • Cơ thể bị xuất huyết: Khi cơ thể bị xuất huyết ở một vị trí nào đó quá nhiều hoặc quá lâu sẽ dẫn đến thiếu máu, chẳng hạn như viêm và xuất huyết dạ dày, ruột; Giun sán di chuyển gây tổn thương và xuất huyết gan…

Thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm: Thuốc bổ cho người thiếu máu

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu

5.1. Tiền sử gia đình

Nếu trong gia đình bạn có ông, bà hoặc bố, mẹ bị thiếu máu thì bạn cũng có nguy cơ bị thiếu máu.

5.2. Rối loạn đường ruột

Khi ruột bị rối loạn hoặc cắt bỏ một phần sẽ khiến cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng trở nên kém hơn bình thường và nguy cơ thiếu máu cũng vì thế mà cao hơn bình thường.

5.3. Phụ nữ thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn cho cả mẹ và bé

Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn cho cả mẹ và bé

Phụ nữ lúc mang thai nếu không bổ sung sắt đầy đủ sẽ rất dễ bị thiếu máu vì giai đoạn này. Các mẹ cần một lượng sắt nhiều hơn bình thường để cung cấp cho em bé phát triển mà lượng sắt dự trữ của cơ thể mẹ thì chỉ có hạn.

5.4. Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ trong giai đoạn hành kinh nguy cơ thiếu máu luôn cao hơn những người còn lại vì lượng máu mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt dễ làm cho cơ thể thiếu hồng cầu.

5.5. Chế độ ăn thiếu một số vitamin nhất định

Chế độ ăn uống không đầy đủ chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng dễ làm cho cơ thể thiếu chất mà đặc biệt là thiếu vitamin B12 dẫn đến tình trạng thiếu máu.

5.6. Các bệnh mãn tính

Nhiều bệnh mãn tính thường làm mất máu mỗi ngày một ít, lâu dần làm giảm đáng kể số lượng hồng cầu gây thiếu hụt hồng cầu cũng như làm hao hụt lượng sắt dự trữ của cơ thể gây tình trạng thiếu máu.

5.7. Các yếu tố khác

Người sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất hồng cầu

Người sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất hồng cầu

Ngoài 6 yếu tố trên thì cũng còn một số yếu tố khác có thể làm cho cơ thể tăng nguy cơ thiếu máu như:

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Nghiện rượu bia.
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sản xuất tế bào hồng cầu.
  • Người có tiền sử bệnh nhiễm trùng.
  • Người bị các bệnh về máu và rối loạn tự miễn.

6. Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho người thiếu máu

6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Khi bạn nghi ngờ hoặc có dấu hiệu thiếu máu và đi kiểm tra, trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng dựa vào các biểu hiện của cơ thể.

Chẩn đoán lâm sàng thiếu máu là biện pháp chẩn đoán dựa vào các biểu hiện triệu chứng của bệnh nhân. Rồi đem đối chiếu với các biểu hiện điển hình của bệnh. Từ đó đưa ra những nhận định chẩn đoán ban đầu. Một số dấu hiệu thường được sử dụng để chẩn đoán lâm sàng thiếu máu bao gồm:

  • Chóng mặt, hoa mắt, ù tai và ngất.
  • Niêm mạc nhợt màu, da xanh xao.
  • Dễ mệt, thở dốc, hay hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Phụ nữ có thể mất kinh.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn.

6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng thiếu máu

Xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng thiếu máu

Sau khi chẩn đoán lâm sàng và nghi ngờ bạn bị thiếu máu. Các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn gọi là chẩn đoán cận lâm sàng:

Bước 1: Kiểm tra máu mà cụ thể là đo hàm lượng hemoglobin (Hb) trong máu để xác định bạn có bị thiếu máu hay không. Cụ thể đối với từng đối tượng thì nồng độ Hb như sau được coi là thiếu máu:

  • Với nam giới: Hb < 13 g/dl (130 g/l)
  • Với nữ giới: Hb < 12 g/dl (120 g/l)
  • Với người lớn tuổi: Hb < 11 g/dl (110 g/l)

Bước 2: Phân loại mức độ thiếu máu

Đối với thiếu máu cấp, người ta phân loại nặng nhẹ căn cứ vào tốc độ mất máu (mất hơn 15% lượng máu tương đương 500ml máu được xem là thiếu máu mức độ nặng) và sự thay đổi huyết động học.

Đối với thiếu máu mạn tính, người ta phân loại nặng nhẹ dựa vào số lượng hemoglobin đo được trong máu.

Bước 3: Làm các xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân gây ra thiếu máu. Ví dụ các xét nghiệm để chẩn đoán một số loại thiếu máu phổ biến bao gồm:

  • Đo nồng độ axit folic, sắt, vitamin B12, vitamin và các khoáng chất.
  • Đếm số lượng hồng cầu và đo nồng độ hemoglobin.
  • Đếm số lượng hồng cầu lưới.

6.3. Phương pháp điều trị cho người thiếu máu

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân gây thiếu máu mà có các phương pháp điều trị khác nhau như:

  • Sử dụng các thuốc giúp tủy xương tạo ra nhiều tế bào máu hơn như Erythropoietin.
  • Truyền máu.
  • Sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch như Corticosteroid.
  • Bổ sung vitamin B12, sắt, acid folic hay vitamin và các khoáng chất khác.

7. Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh thiếu máu

Thiếu máu làm bạn khó tập trung, hay mệt mỏi

Thiếu máu làm bạn khó tập trung, hay mệt mỏi

Thiếu máu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng:

  • Mệt mỏi: Trong trường hợp bạn bị thiếu máu quá nhiều hoặc quá lâu mà không điều trị kịp thời thì bạn rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi thậm chí là kiệt sức.
  • Vấn đề về tim: Thiếu máu tức là thiếu oxy trong máu để cung cấp cho các tế bào. Bởi vậy nên tim phải tăng cường hoạt động để bơm thêm nhiều máu bù đắp oxy cho tế bào. Điều này dẫn tới việc tim đập nhanh hay rối loạn nhịp tim thậm chí gây suy tim.
  • Tử vong: Trong một số trường hợp nặng khiến cơ thể mất quá nhiều máu dẫn đến thiếu máu cấp tính và có thể gây tử vong.

8. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người thiếu máu

8.1. Chế độ sinh hoạt

Nhiều nguyên nhân thiếu máu có thể bắt nguồn từ việc chế độ sinh hoạt tập luyện không điều độ, không khoa học như thức quá muộn, làm việc quá căng thẳng hay lười vận động… .

Bởi vậy mà đối với những người thiếu máu, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt sao cho khoa học như ngủ đủ giấc, tăng cường vận động, không hút thuốc, không uống rượu bia quá nhiều…sẽ giúp bệnh trở nên nhẹ hơn thậm chí có thể hồi phục.

8.2. Dinh dưỡng cho người thiếu máu

Thiếu máu trong một số trường hợp sẽ không thể điều trị được. Tuy nhiên đối với các trường hợp bệnh nhẹ bạn có thể cải thiện tình hình thông qua một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất. Đặc biệt là bổ sung một số vitamin và khoáng chất thiết yếu như:

  • Vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây đặc biệt nhiều trong cam, chanh, ổi… ..
  • Vitamin B12: Có nhiều trong sữa, thịt, một số loại ngũ cốc hay các sản phẩm từ đậu nành.
  • Sắt: Có nhiều trong thịt bò, đậu, ngũ cốc, rau lá xanh đậm… .
  • Folate: Có nhiều trong trái cây, nước ép trái cây, đặc biệt nhiều trong chuối, các loại rau lá xanh đậm, bánh mì.

Thông tin chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm: Người thiếu máu uống gì để đẩy lùi bệnh?

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng giúp bổ huyết như Viên uống nhung hươu của dược phẩm TW3. Được lấy từ nhung hươu Maral quý hiếm đến từ vùng Siberia của Liên Bang Nga – được coi là loại nhung hươu danh tiếng nhất thế giới.

Viên uống nhung huơu TW3 giúp bổ huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả

Viên uống nhung hươu có tác dụng bổ huyết, kích thích tạo máu, tăng thể tích và lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra viên nhung hươu còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh lực, mạnh gân cốt, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hạn chế lão hóa cơ thể.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết sản phẩm tại https://viennhunghuoutw3.vn/

Hoặc liên hệ số hotline: 1900 3199 để được tư vấn giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm: Tác dụng của viên nhung hươu

8.3. Thực đơn cho người thiếu máu

Như trên đã nói, một chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân bằng không chỉ giúp bạn ngăn ngừa thiếu máu ngay từ đầu mà còn giúp cho những bệnh nhân thiếu máu có cơ hội hồi phục cao hơn. Dưới đây là một số dạng thực phẩm nên bổ sung vào trong thực đơn cho những bệnh nhân thiếu máu:

  • Rau củ quả: đặc biệt là các loại rau có lá xanh đậm như cải bó xôi, cải rổ, cải xoăn, bồ công anh…bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm các loại ngũ cốc và các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, dưa hấu, ớt đỏ…
  • Thịt đỏ và gia cầm.
  • Gan.
  • Hải sản.
  • Các loại đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu xanh…
  • Các loại hạt: hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt điều, hạt thông…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng thiếu máu. Nó không chỉ giúp những người thiếu máu chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh mà còn giúp cả những người khỏe mạnh hiểu và phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: