# Người thiếu máu uống gì giúp cơ thể KHỎE MẠNH, BỔ MÁU


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-11-02 11:10:50

Thiếu máu là vấn đề gây ra nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe. Vậy người thiếu máu uống gì để hỗ trợ tăng cường lượng máu, nhanh chóng đẩy lùi bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thức uống giúp bổ sung máu hiệu quả ngay sau đây.

Xem thêm:

1. Sắt

Bổ sung Sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu

Bổ sung Sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu

Sắt là một yếu tố thiết yếu để sản xuất máu. Khoảng 70% Sắt của cơ thể được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu trong máu – hemoglobin và trong các tế bào cơ – myoglobin. Huyết sắc tố là điều cần thiết để chuyển oxy trong máu của bạn từ phổi đến các mô Myoglobin, trong các tế bào cơ, chấp nhận, lưu trữ, vận chuyển và giải phóng oxy.

Thiếu Sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thiếu máu từ đó hồng cầu không thể mang oxy đến các cơ quan khác. Do đó, thiếu máu do thiếu Sắt có thể gây mệt mỏi và khó thở.

Sắt có ở những dạng như:

  • Viên nén hàm lượng 50mg, 200mg
  • Viên nén bao tan trong ruột
  • Viên nang
  • Dung dịch
  • Viên nén, dạng phóng thích kéo dài
  • Hỗn hợp
  • Siro
  • Cồn thuốc

Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ khuyên dùng những dạng uống khác nhau để đạt hiệu quả hấp thu Sắt tốt nhất.

Những lưu ý của người thiếu máu khi uống Sắt:

  • Uống viên Sắt khi bụng đói để tăng cường khả năng hấp thu.
  • Đừng uống Sắt với thuốc kháng axit: Các loại thuốc làm giảm ngay các triệu chứng ợ nóng có thể cản trở sự hấp thu Sắt. Uống Sắt trước 2h hoặc sau 4h sau khi bạn uống thuốc kháng axit.
  • Uống viên Sắt có vitamin C. Do Vitamin C cải thiện sự hấp thu Sắt.

2. Vitamin B12

Vitamin B12 là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình hình thành máu

Vitamin B12 là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình hình thành máu

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng giúp giữ cho các tế bào thần kinh và tế bào máu khỏe mạnh và giúp tạo ra DNA, vật liệu di truyền trong tất cả các tế bào. Các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có hình dạng nhỏ và tròn.

Trong trường hợp thiếu vitamin B12, hình dạng hồng cầu lớn hơn, chúng không thể di chuyển từ tủy xương vào máu, gây thiếu máu megaloblastic. Khi đó, cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan khác. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và choáng váng.

Vì vậy, vitamin B12 đóng một vai trò vô cùng cần thiết trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu.

Các dạng của vitamin B12: viên nén, dạng lỏng, dạng thuốc tiêm.

Lưu ý khi bổ sung vitamin B12:

  • Người bị viêm loét dạ dày không được dùng vitamin B12 ở dạng uống mà phải tiêm.
  • Một số loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của vitamin B12 mà bạn không nên uống cùng nhau: Chloromycetin ®, Thuốc ức chế bơm proton, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường,…

3. Acid folic

Axit Folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9 được thêm vào một số thực phẩm và chất bổ sung. Nó cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sự thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến mức độ huyết sắc tố thấp.

Những trường hợp sau nên hỏi ý kiến bác sĩ khi bổ sung Acid folic:

  • Người đã có một phản ứng dị ứng với axit folic hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác trong quá khứ.
  • Người có nồng độ vitamin B12 thấp hoặc thiếu máu ác tính.
  • Bệnh nhân ung thư (trừ khi cũng bị thiếu máu do thiếu folate)
  • Người đang lọc máu thận, chạy thận nhân tạo

Một số loại thuốc sau có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Acid folic: Thuốc chống co giật, Methotrexate (Trexall), Pyrimethamine (Daraprim), Barbiturat,…

4. Sinh tố, nước ép từ rau củ

Người thiếu máu uống gì để bổ máu không thể không nhắc đến rau củ. Là những thực phẩm đặc biệt tốt cho người thiếu máu bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất khá lớn và đa dạng.

Đặc biệt, các loại rau xanh lá đậm cung cấp chất Sắt, vitamin B12 và cả acid folic đều có tác dụng tốt cho việc tạo máu trong cơ thể.

4.1. Rau chân vịt

Rau chân vịt có chứa nhiều vitamin C và Sắt hỗ trợ tăng cường máu hiệu quả

Rau chân vịt có chứa nhiều vitamin C và Sắt hỗ trợ tăng cường máu hiệu quả

100g rau chân vịt cung cấp khoảng 2.7mg Sắt và nó cũng rất giàu vitamin C. Rau chân vịt cũng giàu hàm lượng vitamin K (558 mg/100g) để sản xuất ra prothrombin có tác dụng chống chảy máu quá mức. Vì vậy, loại rau này có thể hỗ trợ tăng cường lượng máu trong cơ thể hiệu quả.

Cách dùng: Bạn lấy 1 chén rau chân vịt, nửa quả cam, 1 quả chuối. Sơ chế các nguyên liệu rồi cho vào máy xay sinh tố xay mịn. Có thể thêm chút đường để dễ uống hơn.

4.2. Cải xoăn, cải cầu vồng

Cải xoăn và cải cầu vồng có lợi ích đặc biệt trong việc bổ sung các tế bào hồng cầu và tăng khả năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của máu. Chúng rất giàu folate có thể giúp giảm tình trạng huyết áp cao. 100g cải xoăn chứa tới 120mg vitamin C và 1.5g Sắt.

Cách dùng: Dùng 1 nắm lá cải xoăn, cải cầu vồng kết hợp với 1 lát dứa ép lấy nước uống. Bạn cũng có thể kết hợp các loại rau cải này với dâu tây ép và ép nước để dễ uống hơn.

4.3. Rau bồ công anh

Lá bồ công anh từ lâu đã được sử dụng như 1 loại thuốc với nhiều tác dụng, trong đó có bổ máu. Rau bồ công anh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt có chứa Sắt lớn. Vì vậy, người ta thường sử dụng rau bồ công anh để hỗ trợ tăng lượng máu cho phụ nữ sau sinh.

Cách dùng: Lấy lá bồ công anh, 1 nhánh gừng, 1 quả táo, nửa quả dứa ép lấy nước uống. Lá bồ công anh có vị khá đắng. Bạn cũng có thể thêm vào đó chút đường cho dễ uống.

4.4. Cải bó xôi

Cải bó xôi có chứa hàm lượng Sắt lớn. 100g cải bó xôi cung cấp 3.75mg Sắt. Vì vậy, nó có thể giúp cơ thể bổ sung máu và rất nhiều các vitamin, khoáng chất đa dạng như folate, Canxi, vitamin B, C, K…

Cách dùng: Cải bó xôi có vị khá khó uống khi sống. Vì vậy, bạn nên hấp chín cải. Sau đó, dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn cải đã hấp chín ra, thêm 1 chút muối cho dễ uống. Bạn cũng có thể kết hợp với 1 thìa mật ong giúp vị dễ chịu hơn.

5. Kết hợp uống nước trái cây

5.1. Táo

Uống nước ép táo mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu

Uống nước ép táo mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu

Táo là trái cây chứa lượng vitamin C lớn giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả chất Sắt. Táo là một nguồn chất phong phú với nhiều thành phần thân thiện với sức khỏe. Mỗi ngày, bạn nên uống 1 cốc nước ép từ táo để phòng ngừa thiếu máu.

5.2. Kiwi

100g kiwi cung cấp 92.7mg vitamin C. Vì vậy, loại quả này cũng có thể giúp cơ thể hấp thu chất Sắt hiệu quả. Ngoài ra, những người ăn kiwi thường xuyên còn tránh được nguy cơ tập hợp tiểu cầu – nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Kiwi cũng giúp chất lượng máu tốt hơn khi làm giảm lượng chất béo trung tính trong máu tới 15%.

5.3. Chuối

Chuối là một lựa chọn tốt trong những trái cây giàu chất Sắt. Nó kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu. Cùng với Sắt, chuối cũng cung cấp một nguồn axit folic tốt là vitamin tổng hợp B cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Bạn có thể dùng nước ép chuối kết hợp với dưa chuột hoặc lá bạc hà để tăng hương vị.

5.4. Bưởi

Điều quan trọng trong quá trình bổ sung máu là phải có sự kết hợp của cả Sắt và vitamin C. Vì vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ Sắt nhiều hơn, tốt hơn nhờ thế tăng hiệu quả bổ sung máu. 100g bưởi cung cấp cho cơ thể 31.2mg vitamin C và nhiều khoáng chất tốt khác như Magie, Canxi, vitamin B6… Chính vì vậy bưởi chính là lời giải đáp cho câu hỏi người thiếu máu uống gì.

6. Uống sữa cho người thiếu máu

6.1. Sữa từ các loại đậu

Sữa từ các loại đậu rất tốt cho người thiếu máu

Sữa từ các loại đậu rất tốt cho người thiếu máu

Các loại đậu như đậu lăng, đậu phộng, đậu Hà Lan và đậu đỏ, đậu đen cũng có thể giúp tăng nồng độ hemoglobin đáng kể. Hàm lượng Sắt và axit folic của chúng giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Ngoài chất Sắt thì các loại đậu này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.

Cách làm sữa đậu Hà Lan cho các bạn tham khảo như sau:

  • Đem đậu Hà Lan rửa sạch và ngâm qua đêm
  • Cho đậu vào nồi, thêm lượng nước gấp đôi lượng đậu đun sôi trong 5 phút và tiếp tục ủ trong nồi 10 phút.
  • Để đậu nguột bớt thì đổ cả đậu và nước luộc vào máy xay, thêm đường phèn vào xay nhuyễn.
  • Lọc qua rây để loại bỏ xác đậu là có thể uống.

6.2. Sữa từ các loại hạt ngũ cốc

Ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mì, gạo lứt,…là những thực phẩm có hàm lượng Sắt rất cao. Đồng thời cung cấp chất xơ dễ tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác hiệu quả hơn. Hàm lượng chất béo trong ngũ cốc rất thấp nên cũng giúp chống lại nguy cơ tắc mạch máu và bệnh tim.

Cách làm sữa gạo lứt cho bạn tham khảo như sau:

  • Dùng 100g gạo lứt vo sạch để ráo nước sau đó rang trên bếp cho tới khi hạt gạo nở
  • Thêm 300ml nước sạch đổ vào nồi đun sôi tới khi gạo chín mềm
  • Đem gạo và nước đã đun cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Lọc nước bằng rây để loại bỏ phần gạo.
  • Thêm 700ml nước và 1l sữa tươi vào đun sôi trong 5 phút là hoàn thành. Để nguội và bảo quản trong tủ lạnh để dùng trong 3-4 ngày.

6.3. Các loại sữa chua uống

Sữa chua uống cung cấp rất nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Chúng bao gồm các loại vitamin và khoáng chất tốt cho máu như vitamin C, B, Sắt, Magie… Đặc biệt, sữa chua chứa lượng lợi khuẩn khổng lồ.

Cung cấp sữa chua đều đặn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên sử dụng các loại sữa chua uống kết hợp với các loại quả như: chuối, lựu, táo, dâu tây,..

6.4. Sữa từ bí ngô

Bổ sung sữa bí ngô vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ tăng cường máu

Bổ sung sữa bí ngô vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ tăng cường máu

Bí ngô chứa Sắt cùng với hàm lượng Canxi, Magie, Tryptophan, Kẽm và Mangan. Các chất này đều cần thiết cho cơ thể để bổ sung máu hiệu quả. Ngoài ra, ăn bí ngô còn giúp giảm lượng chất béo trong máu và cholesterol trong cơ thể.

Cách làm sữa bí ngô:

  • Dùng khoảng nửa kg bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc đem hấp chín
  • Lấy bí đỏ đã hấp chín cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Thêm vào 1l sữa tươi không đường, 5 thìa sữa đặc và nước cốt dừa
  • Đun hỗn hợp tới khi sôi khoảng 3-5 phút.
  • Đợi nguội bớt có thể dùng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

6.5. Sữa dành cho người thiếu máu

Ngoài các loại thực phẩm tự nhiên, bạn có thể dùng thêm sữa công thức để bổ sung máu hiệu quả. Các loại sữa dành cho người thiếu máu thường chứa Sắt và cung cấp đa dạng các loại chất dinh dưỡng khác. Một số loại sữa dành cho người bị thiếu máu là: Sữa ensure gold, sữa primavita… .

7. Viên uống nhung hươu

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu máu

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ khắc phục tình trạng thiếu máu

Viên uống nhung hươu là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Sản phẩm được sản xuất dựa trên sự kiểm định nghiêm ngặt với thành phần từ thiên nhiên mang lại sự an toàn cho khách hàng khi sử dụng.

Thành phần nhung hươu đặc biệt tốt cho bệnh nhân thiếu máu. Nhung hươu bổ sung các nguyên tố vi lượng như Sắt, Magie, Đồng… 25 loại acid amin và nhiều dưỡng chất có tác dụng:

  • Khắc phục tình trạng thiếu máu.
  • Tăng tuần hoàn máu.
  • Cải thiện khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu.

Viên uống nhung hươu rất tốt cho người bị thiếu máu, người vừa trải qua phẫu thuật và đang cần phục hồi sức khỏe. Sản phẩm cũng phù hợp với những người muốn tăng cường sức đề kháng, kém ăn, suy nhược cơ thể.

Cách sử dụng: Uống 2 viên/lần, dùng 2 lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khách hàng có thể mua viên uống nhung hươu của TW3 tại các nhà thuốc hoặc thông qua những địa chỉ sau đây:

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã không còn băn khoăn về việc người thiếu máu uống gì? Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng hiệu quả của quá trình bổ sung máu.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: