Người thiếu máu não và 7 điều cần biết


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-04-16 06:10:19

Người thiếu máu não sẽ phải đối mặt thường xuyên với chứng mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thị lực, đau nhức đầu, choáng váng … Thiếu máu não ngày nay xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau từ người trẻ cho đến người lớn tuổi.

Dấu hiệu nhận biết người bị thiếu máu não là gì? Thiếu máu não có nguy hiểm không? Cách điều trị, phòng ngừa để tránh bị thiếu máu lên não. Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây. Các bạn cùng đón đọc nhé.

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là hiện tượng giảm tuần hoàn máu lên não

Thiếu máu não là hiện tượng giảm tuần hoàn máu lên não

Thiếu máu não là hiện tượng giảm tuần hoàn máu lên não do quá trình tuần hoàn bị gặp trở ngại, không thể cung cấp đủ máu lên não, làm giảm oxy và dưỡng chất lên não. Điều đó khiến các tế bào thần kinh không đủ năng lượng để hoạt động, gây ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng của não, dẫn đến rối loạn chức năng não.

Thiếu máu não có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Theo thống kê, có đến 80% người Việt bị thiếu máu lên não.

Trước đây, hiện tượng này thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Nhưng ngày nay, hiện tượng này có xu hướng trẻ hóa. Thiếu máu lên não ở người trẻ, làm văn phòng, hay lao động trí óc, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi trở nên phổ biến hơn.

Xem thêm: Thiếu máu não người già: Từ dấu hiệu đến cách chữa

2. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thiếu máu não

Vậy nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu não là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong phần viết dưới đây.

2.1. Nguyên nhân gây thiếu máu não

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não nhưng có 2 nguyên nhân chính được nhiều bác sĩ đề cập đến. Đó là do thoái hóa đốt sống cổ và xơ vữa động mạch.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ ở người già có thể là do xương khớp yếu, cơ thể lão hóa. Còn người trẻ có thể là do gối đầu quá cao, ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế, gục đầu trên bàn làm việc, lười vận động, vác hoặc đội đồ quá nặng,…

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các đốt sống cổ sẽ bị tổn thương, chèn ép mạch máu làm cho quá trình cung cấp máu lên não bị chặn lại, gây thiếu máu não.

Xơ vữa động mạch

Các mảng xơ vữa động mạch có thể làm thu hẹp lòng mạch, gây thiếu máu lên não

Các mảng xơ vữa động mạch có thể làm thu hẹp lòng mạch, gây thiếu máu lên não

Hiện tượng xơ vữa động mạch có thể là do bạn nạp quá nhiều chất béo từ thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.

Các mảng xơ vữa thành mạch làm cho lòng mạch bị thu hẹp, quá trình lưu thông máu bị khó khăn, gây tắc mạch máu dẫn đến thiếu máu lên não.

Các nghiên cứu cho thấy 80% nguyên nhân thiếu máu não xuất phát từ xơ vữa, lão hóa động mạch.

Ngoài ra, hiện tượng thiếu máu não có thể là do các nguyên nhân khác như:

  • Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài: Gây hẹp thành động mạch, máu lưu thông ít dẫn đến thiếu máu lên não
  • Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu: Dòng máu bị cản trở lên lưu thông chậm, thiếu máu lên não cũng như toàn bộ cơ thể
  • Dị tật bẩm sinh: U, sùi, bóc tách thành mạch,… làm hẹp lòng mạch, giảm lượng máu nuôi não và giảm lượng oxy cung cấp lên não.
  • Co mạch máu: Mạch máu co lại cũng làm lượng máu lưu thông ít, gây thiếu máu lên não

Bên cạnh đó, ăn uống quá thừa chất, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, bệnh tiểu đường, huyết áp thấp, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, các bệnh liên quan đến tim mạch,… cũng gây ra hiện tượng thiếu máu não.

2.2. Dấu hiệu nhận biết người bị thiếu máu não

5 dấu hiệu thiếu máu não dễ nhận biết nhất mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Bạn bị hoa mắt, chóng mặt bất ngờ hoặc thoáng quá. Bị ù tai ngay cả khi đang ở trong không gian yên tĩnh, không có gió, bị mất thăng bằng, té ngã. Vậy thì rất có thể bạn đang bị thiếu máu não.

Hãy ngồi ngay xuống hoặc dựa vào một thứ gì đó để tránh bị té ngã, gây chấn thương xương khớp hoặc sọ não.

Đau đầu

Cơn đau khởi phát thường xuyên và mỗi lúc 1 nặng thêm có thể là dấu hiệu của người bị thiếu máu não

Cơn đau khởi phát thường xuyên và mỗi lúc 1 nặng thêm có thể là dấu hiệu của người bị thiếu máu não

Đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh thiếu máu não. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy nhức đầu nhè nhẹ, đau nhói một vùng cố định. Sau đó, cơn đau lan dần, làm bạn cảm thấy nặng đầu, đau đầu như búa bổ, nhất là khi đang suy nghĩ nhiều, di chuyển, vận động hay mới ngủ dậy.

Thường xuyên mất ngủ

Do máu lên não bị chậm hoặc tắc nghẽn, bạn sẽ thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ như giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường gặp ác mộng, hay tỉnh giấc vào nửa đêm hoặc sáng sớm, khó ngủ lại, khó kiểm soát được giấc ngủ…

Mất ngủ thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán nản, mất hứng thú và tinh thần làm việc, hay gắt gỏng, dễ bị kích động và thờ ơ với mọi thứ xung quanh.

Tê bì, nhức mỏi chân tay

Bạn luôn cảm thấy tê ở các đầu ngón chân, ngón tay, cảm giác râm ran như có kiến bò dưới da.

Nhiều người bị thiếu máu não còn cảm thấy vai gáy đau mỏi, đau dọc sườn, đau dọc sống lưng, thậm chí là lạnh sống lưng, cử động khó khăn, đi lại không thoải mái. Nặng có thể gây thiếu máu cục bộ, mặt mũi tê liệt, hàm cứng, nói năng khó khăn.

Một số chức năng trong cơ thể bị suy giảm

Thiếu máu khiến cho oxy và dưỡng chất lên não không đầy đủ, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị

  • Suy giảm trí nhớ mau quên, khó tiếp thu kiến thức mới,…
  • Suy giảm thị lực: Não thiếu máu cục bộ, thiếu oxy trong máu dẫn đến thị lực suy giảm. Lúc này, dây thần kinh võng mạc bị ảnh hưởng, mắt thường bị mờ một bên hoặc hai bên và nặng dần theo thời gian.
  • Suy giảm thính lực nghe kém, nghe không rõ, ù tai,…

Ngoài ra, người bị thiếu máu não cũng hay bị những dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, hay hồi hộp, lo lắng, tay đổ mồ hôi, đánh trống ngực,…

3. Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm, cần có biện pháp chữa trị kịp thời ngay

Thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm, cần có biện pháp chữa trị kịp thời ngay

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng não bộ chỉ chiếm có 2% trọng lượng cơ thể nhưng nó cần đến 15% lượng máu từ tim, 20% lượng oxy trong máu, 25% lượng glucose. Những thứ này giúp sản sinh năng lượng và làm cho các tế bào thần kinh hoạt động bình thường.

Thiếu máu não khiến hoạt động thần kinh bị suy giảm. Chỉ cần 10 giây không được cung cấp máu, mô não sẽ xảy ra tình trạng rối loạn. Nếu thiếu máu não trong vòng 4 phút thì các thần kinh bị hủy hoại và không thể phục hồi.

Thiếu máu não nhẹ có thể gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, cơ thể lảo đảo, mất ngủ mãn tính, rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, khả năng tư duy, mệt mỏi, stress, thậm chí là trầm cảm. Nhiều người thiếu máu não khi làm việc, tham gia giao thông có thể gây ra tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông thương tâm.

Thiếu máu não nặng có thể gây ra tình trạng mất ý thức hoặc trí nhớ tạm thời, choáng váng, sợ lạnh, da xanh, liệt nhẹ nửa người,…..

Thiếu máu não kéo dài có thể làm tổn hại mô não, thiếu máu não cục bộ, teo não, gây ra tai biến mạch máu não và nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người với các mức độ khác nhau, liệt toàn thân, mất giọng nói, mất trí nhớ, đột quỵ, đột tử,…

Nghiên cứu đã cho thấy thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não. Ở nước ta, mỗi năm có tới 200.000 người bị tai biến mạch máu não và gần một nửa trong số đó tử vong.

Những điều trên cho thấy, bệnh thiếu máu não RẤT NGUY HIỂM. Khi có dấu hiệu, bạn cần đi thăm khám ngay để điều trị kịp thời.

4. Chế độ ăn uống cho người thiếu máu lên não

Thiếu máu não ăn gì cho tốt là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Để chữa trị bệnh chữa máu não hiệu quả, trước tiên bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn những thực phẩm tốt cho não, bao gồm thực phẩm giàu đạm, vitamin và sắt.

4.1. Nhóm giàu vitamin – sắt

Tiêu biểu là các loại thực phẩm như bí ngô, cà rốt, rau chân vịt, rau cần tây, súp lơ xanh, dâu tây, quả mâm xôi, quả mận, nho đen khô, lựu.

  • Bí ngô: Giàu protein, vitamin C, sắt, carotene, sắt, kẽm, canxi,…tốt cho máu và hệ tuần hoàn
  • Cà rốt: Chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E, axit folic, beta-carotene, sắt, canxi, kali, magie, phốt pho,….giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu.
  • Rau chân vịt: Giàu sắt, vitamin B12, axit folic
  • Rau cần tây: Chứa nhiều sắt, kẽm, axit amin và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu
  • Súp lơ xanh: Giàu chất xơ, vitamin A, C, sắt, magie,…tốt cho hoạt động của não
  • Dâu tây và quả mâm xôi: Chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, folate, carbohydrate, kẽm,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng hấp thu sắt.
  • Quả mận: Giàu chất xơ, vitamin A, E, sắt, magie giúp loại bỏ gốc tự do gây hại, phòng ngừa bệnh tật.
  • Nho đen khô: Giàu vitamin C và sắt giúp tăng khả năng hấp thu sắt dẫn đến tăng lượng hemoglobin trong máu và tham gia vào quá trình tạo máu.
  • Lựu : Chứa nhiều vitamin C, sắt, magie, canxi,…giúp tăng hấp thu sắt, tham gia vào quá trình tạo máu và giúp chống oxy hóa.

4.2. Nhóm giàu đạm – sắt

https://image.thanhnien.vn/1080/uploaded/hoangnam/2019_06_08/shutterstock_1327128554_fheg.jpg

https://image.thanhnien.vn/1080/uploaded/hoangnam/2019_06_08/shutterstock_1327128554_fheg.jpg

Bao gồm lòng đỏ trứng gà, thịt bò, hải sản, cá hồi,… chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, tăng cường sản sinh máu và chất lượng máu.

  • Lòng đỏ trứng gà: Chứa nhiều sắt, canxi, phốt pho, nhiều vitamin tham gia vào quá trình tạo máu và chứa nhiều đạm có giá trị sinh học cao.
  • Thịt bò: Chứa nhiều đạm, vitamin B2, B6, B12, sắt giúp kích thích quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Hải sản: Chứa nhiều vitamin B12, sắt, kẽm, các axit amin giúp sản xuất ra hồng cầu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao sức đề kháng, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó cung cấp oxy cho não.
  • Đặc biệt là cá hồi: Chứa nhiều vitamin A, B6, B12, D, axit béo không no omega-3, canxi, kẽm, kali, phốt pho,… tốt cho não.

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm chất giàu vitam, đạm, sắt trong thực đơn cho người thiếu máu não. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc cho người bị thiếu máu não. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân.

5. Bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não

Các loại thực phẩm, thảo dược tự nhiên như tỏi, hành tây, nấm, rau cần… cũng rất hữu ích để tăng cường máu lên não.

5.1. Bài thuốc sử dụng tỏi

Tỏi có thể loại bỏ các chất béo tích tụ trong động mạch giúp máu lưu thông thuận lợi, đồng thời, ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông trong não, bảo vệ bộ não.

  • Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ, ép lấy nước uống
  • Cách sử dụng: Uống 2 – 3 lần/tuần
  • Lưu ý khi dùng: Để nước ép tỏi ngon, dễ uống hơn, bạn có thể cho vào ít mật ong, gừng,..

5.2. Bài thuốc sử dụng hành tây

Hành tây có tác dụng giảm mỡ máu, kiểm soát đường máu nhớ quercetin. Chứa nhiều flavonoid giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào.

Hành tây còn làm giảm mức cholesterol LDL (có hại), ngăn ngừa sự tích tụ các mảng bám trong mạch máu (nguyên nhân gây xơ vữa động mạch). Từ đó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu lên não.

  • Cách thực hiện: Lấy 100g hành tây bóc vỏ, cắt rễ, rửa sạch, thái miếng rồi luộc hoặc xào với các gia vị
  • Cách sử dụng: Ăn trực tiếp

5.3. Bài thuốc sử dụng các loại nấm

Có thể sử dụng nấm linh chi chế biến thành bài thuốc dân gian chữa trị bệnh thiếu máu não hiệu quả

Có thể sử dụng nấm linh chi chế biến thành bài thuốc dân gian chữa trị bệnh thiếu máu não hiệu quả

Trong các loại nấm, nấm linh chi nổi tiếng là thượng dược giàu chất đạm thực vật, chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe con người, giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả.

  • Cách thực hiện: Xay nhỏ nấm linh chi rồi hãm lấy nước uống
  • Cách sử dụng: Uống mỗi ngày. Sau 1 tháng, tình trạng thiếu máu não sẽ được cải thiện
  • Lưu ý khi dùng: Bạn có thể sử dụng mộc nhĩ hoặc nấm lim xanh nấu thành canh điều trị bệnh đều được.

5.4. Sử dụng rau cần

Rau cần chứa nhiều đạm, tinh dầu, vitamin, phốt pho,… tốt cho máu, tim mạch. Bạn có thể làm thành bài thuốc chữa thiếu máu não hiệu quả.

  • Cách thực hiện: Lấy 20 cây rau cần, đoạn dài 10cm từ dưới rễ lên, rửa sạch, sắc lấy nước uống
  • Cách sử dụng: Uống hàng ngày
  • Lưu ý khi dùng: Bạn có thể sắc lấy 200ml nước đầu uống rồi sắc tiếp nước thứ hai uống tiếp để đạt kết quả tốt nhất.

5.5. Sử dụng lá sen

Theo Đông Y, lá sen có tính bình, thơm, giúp thanh nhiệt, cầm máu,… Còn theo y học hiện đại, lá sen giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều trị bệnh cao huyết áp và thiếu máu não. Vì thế, lá sen là một nguyên liệu quan trọng trong các bài chữa thiếu máu não.

  • Cách thực hiện: Lấy 50g lá sen sắc lấy nước uống
  • Cách sử dụng: Uống hàng ngày

6. Bài tập cho người thiếu máu não

Các bài tập tốt cho việc lưu thông máu lên não như đi bộ nhanh, massage đầu mặt, thở bụng, các bài tập yoga. 2 bài tập đơn giản có thể thực hiện tại nhà bất cứ lúc nào đó là.

6.1. Tư thế gác chân lên tường

Bài tập yoga tư thế gác chân lên tường tốt cho người thiếu máu não

Bài tập yoga tư thế gác chân lên tường tốt cho người thiếu máu não

Với bài tập này, bạn cần tập gần tường và làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai tay đặt lên bụng, hai chân đưa lên cao, áp chặt vào tường sao cho chân và mặt sàn vuông góc với nhau
  • Bước 2: Mắt nhắm lại, chân giữa thẳng, hít sâu, thở chậm. Hãy giữa ở tư thế này khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Từ từ hạ hai chân xuống, ngồi ôm đầu gối một lúc rồi mới đứng dậy

6.2. Tư thế chó úp mặt

Bạn tập tư thế chó cúi đầu từ 1-3 phút mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày

Bạn tập tư thế chó cúi đầu từ 1-3 phút mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày

Tư thế chó úp mặt sẽ cải thiện lưu thông máu nhanh chóng, với 4 bước đơn giản như sau

  • Bước 1: Nằm sấp trên thảm yoga, duỗi tay và chân thẳng, thoải mái.
  • Bước 2: Chống hai tay xuống thảm, nâng nửa người trước dậy. Hai đầu gối giữ vuông góc với sàn, tạo thành tư thế quỳ.
  • Bước 3: Chống hai mũi chân xuống sàn, cúi nửa người trước xuống, nâng hông lên cao, tạo thành tư thế chữ V ngược. Giữ lưng, vai, tay thẳng hàng, không cong chân. Giữ từ 1-3 phút.
  • Bước 4: Co hai chân lại về tư thế quỳ, hạ thấp nửa người trước và thư giãn.

7. Phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não có thể ngăn ngừa với những thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt như sau:

  • Nên ăn các thực phẩm tốt cho máu, não, bao gồm
    • Rau xanh, hoa quả tươi: Để cung cấp các loại vitamin và khoáng chất
    • Thực phẩm cung cấp các chất tham gia tạo máu (chất đạm, vitamin B12, vitamin C, sắt, magie, folat): Thịt bò, gan động vật, trứng gà, cần tây,…
    • Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá trích , cá tuyết, cá mòi, tảo biển
    • Thực phẩm giàu nitrate: Cải bó xôi (rau chân vịt), rau diếp (xà lách),…
    • Thực phẩm giàu polyphenols: Hạt, đậu, ca cao, trà,…
  • Hạn chế:
    • Thịt, nội tạng động vật, các loại mỡ động vật: Vì chúng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra tắc nghẽn mạch máu.
    • Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm
    • Thức uống có cồn (rượu, bia), thuốc lá, các chất kích thích
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Không làm việc quá sức, đứng quá lâu vì dễ gây chóng mặt, choáng ngất. Không nóng giận đột ngột vì nó có thể làm mạch máu thu hẹp, xảy ra nguy cơ  đột quỵ.
  • Bỏ thói quen xấu: Ngủ kê cao gối, dùng nhiều điện thoại, máy tính, ngồi lâu một chỗ,…
  • Tập thể dục thể thao, luyện thở: Ít nhất 30 phút/ngày để giảm nguy cơ hẹp lòng mạch, thiếu máu lên não và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
  • Cân nặng: Duy trì ở mức vừa phải, tránh thừa cân, béo phì,
  • Khám sức khỏe định kỳ: 6 tháng/lần, để phát hiện và chữa trị kịp thời nhiều căn bệnh, trong đó có thiếu máu não.
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính: Theo dõi chỉ số huyết áp, đường huyết, kiểm soát mỡ máu,…
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Không tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng, chỗ ngủ cần tránh vị trí gió lùa, khi thời tiết lạnh không thức dậy ngay mà nằm một lúc mới thức dậy, không để lạnh đột ngột.

Áp dụng đúng cách các biện pháp trên đây đồng thời đi khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 2 lần/năm sẽ giúp người thiếu máu não chữa trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi dưới phần bình luận nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: