Top 3+ nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người già, người cao tuổi


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-04-07 13:35:08

Khó ngủ, ít ngủ, mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng ghi nhớ. Khi tuổi càng cao, dường như tình trạng này xảy ra càng nhiều. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ ở người già là gì? Có cách gì để khắc phục không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già

Cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ ở người già để biết cách khắc phục nhanh chóng

Tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến ở người già tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong 1 năm, có khoảng 30% – 45% người lớn bị mất ngủ và có gần 50% người già trên 60 tuổi bị mất ngủ.

Mất ngủ ở người già, người cao tuổi là tình trạng:

  • Thời gian ngủ ít hơn, ban đêm ngủ dưới 4 tiếng
  • Ngủ không ngon giấc
  • Đi vào giấc ngủ dễ dàng nhưng tỉnh giấc từ nửa đêm cho đến sáng, trằn trọc suốt đêm
  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ rất khuya

Mất ngủ sẽ làm cơ thể mệt mỏi vào ban ngày, suy nhược cơ thể, suy giảm sức khỏe, có thể bị ngất xỉu, tăng nguy cơ trầm cảm, đột quỵ, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch,…

Mất ngủ khác với đảo lộn giấc ngủ. Đảo lộn giấc ngủ là hiện tượng ban đêm không ngủ được nhưng ban ngày lại ngủ nhiều.

Nó xuất phát từ việc rối loạn chức năng hoạt động ở não sau khi bị bệnh nặng, tai biến mạch máu não hoặc đơn thuần xảy ra trong quá trình lão hóa.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người già nhưng nhìn chung do 4 nhóm nguyên nhân sau.

2.1. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ nguyên nhân nguyên phát

Hội chứng chân không yên là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Hội chứng chân không yên là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Đây là tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ không do bệnh lý hoặc các nguyên nhân tâm thần mà chủ yếu là do:

  • Hội chứng chân không yên (RLS):
    • RLS là tình trạng người già cảm thấy ngứa, bồn chồn, khó chịu, muốn cựa quậy chân trong khi chân không đau dẫn đến bồn chồn, mất ngủ. Tình trạng này có thể do nồng độ dopamine và sắt trong não gây ra. Đặc biệt, tình trạng có thể được cải thiện khi vận động cơ thể.
    • Rối loạn tứ chi theo chu kỳ là hiện tượng chân tay cử động trong vô thức về đêm gây mất ngủ.
  • Suy giảm chức năng:
    • Đây là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuổi tác ngày càng cao thì các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần bị lão hóa, đặc biệt là tế bào thần kinh và chức năng của hệ thần kinh trung ương.
    • Từ lúc hình thành bào thai đến 25 tuổi, tế bào thần kinh trung ương của con người dần hoàn chỉnh. Sau thời gian này, mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơ ron thần kinh bị chết đi, gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là giấc ngủ.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn nhịp thở, hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ làm cho người già bị thức giấc nhiều lần trong đêm. Đây là tình trạng khá phổ biến và nó tăng dần theo tuổi tác. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở nam giới và những người thừa cân.
  • Rối loạn nhịp ngủ sinh học, chu kỳ nghỉ thức bị gián đoạn:
    • Thông thường, con người sẽ tỉnh táo vào ban ngày, ngủ ngon hơn vào ban đêm. Khi bị rối loạn nhịp ngủ sinh học, bạn sẽ buồn ngủ vào ban ngày, tỉnh táo vào ban đêm.
    • Rối loạn nhịp ngủ sinh học thường có 4 dạng là chậm đi vào giấc ngủ, mất ngủ do thay đổi múi giờ, rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca kíp và luân phiên thức – ngủ khác nhau trong 24 giờ, không đều đặn.
  • Rối loạn hành vi giấc ngủ REM:
    • Là rối loạn hành vi chu kỳ giấc ngủ liên quan đến hành vi hoặc hành động bất thường trong quá trình ngủ, mắt cử động nhanh (REM). Tình trạng này thường gặp nhiều ở nam giới trên 50 tuổi.
    • Khi bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM, người già thường nghiến răng, la hét, đấm đá trong giấc ngủ. Buồn ngủ nhiều vào ban ngày, làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm nhận thức và tăng tỷ lệ tử vong.
  • Hay lo lắng, suy nghĩ nhiều, sa sút trí tuệ: Do gặp vấn đề về tài chính, ám ảnh khi thấy người thân bị bệnh tật, tai nạn hoặc qua đời, sợ mất sự tín nhiệm, uy tín khi về hưu,… làm tăng khả năng dẫn đến việc mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng khi ngủ.

2.2. Mất ngủ ở người cao tuổi nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân nguyên phát, người già cũng có thể bị mất ngủ do mắc các loại bệnh sau:

  • Các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, ho kéo dài, hen suyễn … gây khó thở dẫn đến khó ngủ. Đặc biệt, các loại bệnh này thường trở nặng vào nửa đêm và sáng sớm, lúc thời tiết giao mùa, có gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt,… càng khiến người già dễ bị tỉnh giấc mà khó ngủ lại được.
  • Các bệnh về xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút,… thường gây đau hơn vào ban đêm làm giấc ngủ chập chờn, không sâu, thậm chí còn không ngủ được, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
  • Các bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng mạn tính, bệnh về dạ dày, đầy bụng, khó tiêu,… gây đau suốt đêm, dẫn đến không ngủ được.
  • Trầm cảm: Theo ước tính, có tới 30% người già trong cộng đồng và 50% người già trong các viện dưỡng não có biểu hiện trầm cảm. Đây là loại bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng mất ngủ ở người già. Ở những thời điểm bị kích động người già càng khó ngủ.

Ho nhiều về đêm gây khó thở là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Ngoài ra, mất ngủ còn do các bệnh về tim mạch (thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim) gây đau ngực, khó thở; các bệnh về tiết niệu (tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi tiết niệu như sỏi thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản) làm tiểu đêm; bệnh Alzheimer, Parkinson, …

2.3. Người già mất ngủ do ảnh hưởng của một số loại thuốc

Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già là do tác dụng phụ của thuốc

Một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già là do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể có tác dụng phụ đến hệ thần kinh trung ương và gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

  • Thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm
  • Thuốc lợi tiểu cho người bị cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp
  • Các loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp
  • Thuốc kháng cholinergic dùng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Thuốc hạ huyết áp Methyldopa
  • Thuốc ức chế histamin trên thụ thể H2 (Zantac, Tagamet ) cho người bị bệnh loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Các thuốc chẹn beta giao cảm
  • Thuốc levodopa điều trị Parkinson
  • Corticosteroid (prednisone) dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc adrenergic dùng khi bị tình trạng đe dọa tính mạng như hen suyễn hoặc tim ngừng đập.

2.4. Nguyên nhân khác gây mất ngủ ở người già

Môi trường xung quanh ồn ào, không yêu tĩnh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Môi trường xung quanh ồn ào, không yêu tĩnh là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Những tác động từ đời sống xung quanh cũng là những nguyên nhân cần xem xét.

  • Quá trình lão hóa tự nhiên: Việc thay đổi nội tiết tố do tuổi tác làm cho người già ngủ ít hoặc ngủ thất thường hơn người trẻ
  • Môi trường xung quanh không yên tĩnh, chật chội, ồn ào, mất vệ sinh khiến người già khó ngủ, ngủ không yên giấc
  • Không gian phòng ngủ bí bách, không thoáng đãng ….
  • Ăn uống không đúng giờ, không đủ chất, hay ăn đêm, ăn đồ cay nóng, ăn uống quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
  • Uống cà phê, chè đặc, uống nhiều bia, rượu, nước uống có ga, hút thuốc lá, thói quen dùng thuốc an thần lâu ngày rồi dừng đột ngột.
  • Dùng các đồ điện tử như máy tính, điện thoại,… trước khi ngủ. Các sóng điện từ trong các thiết bị đó sẽ ảnh hưởng đến não gây khó ngủ.
  • Những người nhàn rỗi, lười vận động, ít tiếp xúc với ánh sáng dễ bị mất ngủ.

3. Cách chữa mất ngủ cho người già

Để khắc phục các tình trạng mất ngủ nêu trên, người già có thể hạn chế các nguyên nhân gây bệnh bằng các cách sau.

3.1. Cách phương pháp không dùng thuốc

Thiết lập lịch ngủ khoa học giúp hạn chế nguyên nhân gây mất ngủ ở người già và giúp ngủ ngon hơn

Thiết lập lịch ngủ khoa học giúp hạn chế nguyên nhân gây mất ngủ ở người già và giúp ngủ ngon hơn

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, giữ thói quen tốt, loại bỏ các thói quen xấu là cách chữa tự nhiên, an toàn mà không cần đến thuốc.

  • Thiết lập một lịch ngủ khoa học để đồng bộ hóa chu kỳ ngủ và thức. Người già cần ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ trước 10 giờ tối và thức dậy khoảng 6 giờ sáng là phù hợp. Khi dậy, không nên nán lại trên giường quá lâu.
  • Ăn uống, khoa học, hợp lý để đảm bảo sức khỏe, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên ăn uống một số loại thực phẩm giàu melatonin và L-tryptophan giúp dễ ngủ như bột yến mạch, hạnh nhân, trà hoa cúc, sữa ấm,…
  • Trong bữa ăn nhẹ vào buổi tối, chỉ nên ăn đồ ăn dễ tiêu như sữa, sữa chua, ngũ cốc, táo, mứt, bánh mì nướng.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn quá no hoặc quá đói. Bữa tối nên ăn trước giờ đi ngủ vài tiếng.
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà đặc, sô cô la, một số loại nước ngọt. Không uống hơn 1 ly rượu mỗi ngày và chỉ nên uống trước 2 giờ so với giờ ngủ.
  • Không uống nhiều nước trước khi ngủ 2 – 3 tiếng.
  • Thư giãn trước khi ngủ bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc, tắm và ngâm chân bằng nước ấm, không bàn luận công việc hay thảo luận những vấn đề gay gắt.
  • Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, chơi cầu lông, quần vợt, thể dục dưỡng sinh,… Tuy nhiên, không tập sau 6 giờ tối, lúc trời quá lạnh hoặc quá nóng, gió mạnh, không đi bộ quá 60 phút một ngày, nên chia làm 2 – 3 lần, mỗi lần không quá 30 phút.
  • Ngủ trưa ngắn 15 – 20 phút giúp tỉnh táo mà không cảm thấy chệnh choạng.
  • Không gian phòng ngủ mát mẻ, thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh, tối, giường nằm êm ái, thoải mái.

3.2. Phương pháp dùng thuốc

Nếu thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt mà vẫn chưa hạn chế được tình trạng mất ngủ, người già có thể áp dụng đồng thời phương pháp dùng thuốc sau.

  • Sử dụng thuốc bổ cho người già mất ngủ: Nên sử dụng khi mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân để hỗ trợ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Bài thuốc dân gian: Bài thuốc hạt sen tươi, đường phèn, quế khô; bài thuốc đậu đen, hạt sen; bài thuốc lòng đỏ trứng gà, hoa loa kèn, đường phèn; bài thuốc đậu xanh, đường phèn, sữa tươi;,…
  • Thực phẩm chức năng:
    • Boni Sleep của Canada, BoniHappy của Canada, Swisse Sleep của Úc,…
    • Lưu ý: Không nên dùng nhóm thuốc benzodiazepine (Valium, Seduxen) vì chúng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, dễ gây té ngã cho người già.
  • Sử dụng thuốc điều trị các nguyên nhân gây mất ngủ: Người già nên dùng các loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau, thuốc chữa thoái hóa khớp,…để khỏi bệnh, chấm dứt nguyên nhân gây mất ngủ từ bệnh lý và có lại giấc ngủ bình thường.

Để biết chi tiết hơn về các loại thuốc bổ cho người già, bạn có thể tham khảo tại đây:

Xem thêm: Thuốc bổ cho người già mất ngủ: 4 loại TPCN + 8 bài thuốc dân gian CỰC HỮU ÍCH

Xác định đúng nguyên nhân gây mất ngủ ở người già và cách khắc phục là giải pháp tốt nhất để người cao tuổi có sức khỏe tốt, giấc ngủ ngon, không ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Đồng thời đừng quên chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục mỗi ngày nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: