11+ Bài thuốc dân gian trị mất ngủ HIỆU QUẢ


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-04-08 09:30:28

Ưu điểm của bài thuốc dân gian trị mất ngủ là an toàn, sử dụng 100% là thảo dược tự nhiên, mang đến hiệu quả lâu dài. Trong đó, 11 bài thuốc sau đây đã được nhiều người sử dụng và có được những giấc ngủ ngon, an tâm mỗi đêm.

Bạn hãy cùng theo dõi đến cuối để xem hết được công dụng và cách thực hiện của từng bài thuốc và áp dụng cho mình nhé!

1. Mất ngủ là gì? Nguyên nhân do đâu?

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già

Mất ngủ là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy trằn trọc, khó ngủ, ngủ không đủ, không ngon, không sâu giấc, thường xuyên tỉnh dậy vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm.

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, nhanh quên, khó tập trung, hay cáu gắt,… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc.

Đối tượng nào cũng có thể bị mất ngủ. Tuy nhiên mất ngủ thường xuất hiện ở người già. Ước tính có tới 48% người trên 50 tuổi thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ.

Xem thêm: Thuốc bổ cho người già mất ngủ

Mất ngủ được chia thành 3 dạng chính là:

  • Thoáng qua: Tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tuần
  • Ngắn hạn: Tình trạng mất ngủ kéo dài 1 – 4 tuần
  • Mãn tính: Tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng

Các nguyên nhân gây mất ngủ bao gồm:

  • Nguyên nhân nguyên phát: Rối loạn tứ chi theo chu kỳ, hội chứng chân không yên (RLS); suy giảm chức năng; rối loạn nhịp ngủ sinh học, chu kỳ nghỉ thức bị gián đoạn; chứng ngưng thở khi ngủ; hay lo lắng, suy nghĩ nhiều, sa sút trí tuệ; rối loạn hành vi giấc ngủ REM
  • Nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh về đường hô hấp, về xương khớp mãn tính, về đường tiêu hóa, trầm cảm
  • Do sử dụng 1 số loại thuốc gây tác dụng phụ: Thuốc lợi tiểu, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chứa cafein, thuốc chứa corticoide, thuốc hạ huyết áp Methyldopa, thuốc điều trị trầm cảm hay bệnh thần kinh, …
  • Một vài yếu tố khác: Nhàn rỗi, lười vận động; quá trình lão hóa tự nhiên; trước khi ngủ dùng các đồ chứa caffein; ăn uống không đúng giờ và hay ăn đêm; môi trường xung quanh không yên tĩnh; không gian phòng ngủ bí bách, chật chội,..

Mất ngủ thường xuyên khiến trí nhớ sa sút, kém tập trung, sức khỏe suy giảm. Nếu đang trong quá trình điều trị 1 bệnh nào đó thì mất ngủ sẽ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần chữa trị nhanh chóng.

2. Bài thuốc dân gian trị chứng mất ngủ

2.1. Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ gừng

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già

Khi gặp phải tình trạng mất ngủ, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ củ gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có thể tác động vào 3 kinh phế, tỳ, vị mang đến tác dụng như phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Còn theo y học hiện đại thì trong gừng có chứa tinh dầu 2% – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như shogaola, zingeron. Đặc biệt là chất cinehowc giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức đầu, làm cho tinh thần sảng khoái và ngủ ngon hơn.

Từ gừng có thể làm thành nhiều bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả. Tiêu biểu là hai bài thuốc dưới đây:

Cách 1: Nấu nước uống

  • Nguyên liệu:
    • Gừng: ½ củ
    • Đường phèn: 500ml. Đường phèn  có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, thường được dùng để điều trị khí huyết  hư, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ kéo dài, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng.
    • Nước: 500ml
  • Công dụng: Giúp chữa mất ngủ kinh niên
  • Cách thực hiện: Cho gừng, đường phèn, nước vào nồi đun sôi để lấy nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống nước gừng vào buổi trưa và buổi chiều
  • Lưu ý: Khi kết hợp bài thuốc này với việc ngâm chân trong nước ấm với ½ chén giấm sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Cách 2: Dùng để ngâm chân

  • Nguyên liệu: Củ gừng
  • Công dụng: Giúp các kinh mạch được thư giãn, thúc đẩy tuần hoàn máu,  giấc ngủ đến dễ dàng hơn và dùng để chữa cho người bị mất ngủ dạng nhẹ.
  • Cách thực hiện: Cho gừng vào nồi nước đun lên, để đến khi còn ấm thì dùng để ngâm chân hoặc cho vài lát gừng tươi vào chậu nước ấm và ngâm chân.
  • Hướng dẫn sử dụng: Dùng hàng ngày vào mỗi tối, trước khi đi ngủ 30 phút.

2.2. Bài thuốc với hoa nhài

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già

Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già

Từ hoa nhài có thể chế biến thành nhiều bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả

Hoa nhài có vị cay, ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp. Rễ hoa nhài có tác dụng trấn thống. Cả rễ và cây hoa nhài đều có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Bạn có thể tham khảo 2 bài thuốc sau.

Cách 1: Hoa nhài, tâm sen, hạt muồng

  • Nguyên liệu:
    • Hoa nhài: 10g
    • Tâm sen: 10g
    • Hạt muồng: 12g. Hạt muồng (thảo quyết minh) có vị mặn, tính bình, tác dụng vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, khử phong, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng để điều trị bệnh mất ngủ.
  • Công dụng: Chữa mất ngủ dạng nhẹ
  • Cách thực hiện: Cho hoa nhài, tâm sen, hạt muồng vào ấm và sắc lấy nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày uống 1 thang, chia 3  lần. Nếu mới mất ngủ chỉ cần dùng 3 – 5 ngày liên tục là sẽ ngủ ngon.

Cách 2: Rễ hoa nhài với rượu ( hoặc nấu với nước)

  • Nguyên liệu:
    • Rễ hoa nhài: 100 – 200g
    • Rượu trắng: 35 – 45 độ C
  • Công dụng: Chữa mất ngủ kéo dài
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Lấy rễ hoa nhài cắt nhỏ, phơi khô
    • Bước 2: Cho rễ hoa nhài đã phơi khô vào rượu ngâm 1 tháng đến khi ngả sang màu vàng là có thể uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống 10 – 20ml mỗi ngày, trước khi ngủ. Sau 1 tuần, tình trạng mất ngủ sẽ giảm
  • Lưu ý: Nếu không uống được rượu, bạn có thể rửa sạch rễ cây hoa nhài rồi cho vào nồi đun lấy nước uống

2.3. Chữa mất ngủ với tâm sen

Tâm sen hãm trà uống là bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả

Tâm sen hãm trà uống là bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả

Tâm sen (tim sen) là phần lõi xanh nằm giữa hạt sen, vị đắng, có tác dụng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can, hạ áp, giúp tinh thần thư thái, ổn định tâm trí, giảm suy nghĩ lo âu. Alcaloid trong tâm sen chính là chất có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn; nuciferin có tác dụng kéo dài giấc ngủ; nelumbin giúp trấn tĩnh.

Cách 1: Dùng tâm sen để hãm chè uống trong ngày

  • Nguyên liệu: Tâm sen sao vàng 2 – 3g
  • Công dụng: Thanh tâm, hỗ trợ điều trị mất ngủ, giảm hiện tượng lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao
  • Cách thực hiện: Cho tâm sen vào ấm rồi cho nước sôi vào, hãm trong vòng 3 – 5 phút và lấy nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống sau bữa ăn hoặc thay nước uống hàng ngày
  • Lưu ý: Không sử dụng tâm sen quá nhiều và không dùng liên tục quá 1 tháng. Các đối tượng như phụ nữ mang thai, rối loạn kinh nguyệt, cơ thể hàn, thận hư,….không nên sử dụng quá nhiều tâm sen.

Cách 2: Dùng tâm sen, lá dâu tằm, lá lạc tiên, lá cây vông

  • Nguyên liệu:
    • Tâm sen
    • Lá dâu tằm: Vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, giúp thư giãn thần kinh, chữa chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi nên dễ chìm vào giấc ngủ hơn, có giấc ngủ chất lượng hơn. Ngoài ra, lá dâu tằm còn giúp bổ huyết, sản sinh ra dịch vị, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả, an toàn  và lâu dài.
    • Lá lạc tiên
    • Lá cây vông
  • Công dụng: Chữa mất ngủ.
  • Cách thực hiện: Lấy tâm sen, lá dâu tằm, lá lạc tiên, lá cây vông cho vào ấm, sắc lấy nước uống.
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày.

2.4. Bài thuốc dân gian với hạt sen tươi trị mất ngủ

Không chỉ dùng để ăn, hạt sen tươi còn là một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian trị mất ngủ

Theo khoa học, hạt sen tươi có chất kiềm, gluxit thơm có tác dụng an thần. Khi ăn hạt sen, tuyến tụy sẽ tiết ra chất insulin giúp dễ ngủ hơn. Còn theo Đông y, hạt sen có cả tâm có tác dụng kích thích tiêu hóa, kiện tỳ, giúp an thần, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Từ hạt sen tươi có thể chế biến thành bài thuốc chữa mất ngủ sau:

  • Nguyên liệu:
    • Hạt sen tươi (có cả tâm sen): 100g.
    • Quế khô: 10g. Quế là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa, loại bỏ lượng đường trong thức ăn, giúp ngủ ngon hơn.
    • Đường phèn: 10g.
    • Nước: 300ml.
  • Công dụng: Cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài, giúp ngủ sâu và ngon hơn.
  • Cách thực hiện: Trộn quế khô với hạt sen tươi rồi cho vào nồi với nước, đường phèn nấu thành canh.
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày.
  • Lưu ý: Nếu bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón thì nên hạn chế dùng.

2.4. Cây nữ lang

Từ cây nữ lang có thể chế thành bài thuốc dân gian trị mất ngủ tốt

Từ cây nữ lang có thể chế thành bài thuốc dân gian trị mất ngủ tốt

Cây nữ lang vị ngọt cay, tính ấm, có tác dụng an thần, điều trị mất ngủ. Dưới đây là bài thuốc chữa mất ngủ từ cây nữ lang:

  • Nguyên liệu: Cây nữ lang  10 – 15g
  • Công dụng: An thần, chữa mất ngủ
  • Cách thực hiện: Cho cây và rễ nữ lang vào ấm sắc lấy nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày

2.5. Nụ hoa tam thất

Làm bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ nụ hoa tam thất bằng cách hãm trà

Làm bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ nụ hoa tam thất bằng cách hãm trà

Nụ hoa tam thất có vị ngọt, tính mát, giúp bình can, thanh nhiệt, điều hòa chức năng tạng can, điều hòa huyết áp. Đặc biệt, nó còn giúp an thần, bổ thần kinh, trấn an tinh thần, tăng cường máu lên não, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp không nên dùng loại hoa này.

  • Nguyên liệu: Hoa tam thất 3 – 4g
  • Công dụng: Đem lại cảm giác dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ, không gây mệt mỏi khi thức dậy
  • Cách thực hiện: Pha hoa tam thất  với nước sôi thành trà
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày. Sau 1 tuần sẽ cảm thấy rõ tác dụng
  • Lưu ý: Dùng trong ngày, không uống trà hoa tam thất đã pha để qua đêm vì dược tính của nó có thể bị biến chất, không tốt cho sức khỏe.

2.6. Cây trinh nữ

Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ cây trinh nữ khá dễ kiếm

Cây trinh nữ (cây xấu hổ, cây mắc cỡ) vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, giúp an thần, xoa dịu thần kinh, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

  • Nguyên liệu: Lá cây trinh nữ 20g
  • Công dụng: Chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ ở dạng nhẹ
  • Cách thực hiện: Cho lá cây trinh nữ vào ấm sắc lấy 100ml nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống vào mỗi tối, trước khi đi ngủ

2.7. Lá vông nem

Từ lá vông nem có thể làm thành bài thuốc dân gian trị mất ngủ

Từ lá vông nem có thể làm thành bài thuốc dân gian trị mất ngủ

Lá vông nem (lá vông, hải đồng bì, thích đồng bì) vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, gây ngủ, trấn tĩnh thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, chữa nhức đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh, lo âu, phiền muộn, tim hay hồi hộp, ít ngủ, mất ngủ.

Bạn có thể dùng lá vông nem theo 2 cách.

Cách 1: Lá vông nem, táo nhân sao đen, hoa nhài tươi

  • Nguyên liệu:
    • Lá vông: 16g
    • Táo nhân (sao đen): 10g. Táo nhân là hạt của quả táo chua đã phơi khô. Táo nhân vị ngọt, tính bình, tác động vào tâm, tỳ, can đởm giúp dưỡng tâm, an thần, bổ âm liễm hãn, trị bồn chồn kích ứng, hồi hộp mất ngủ, vùng ngực đau tức, tim đập mạch, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, nó có chứa saponin và dầu béo, giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm mỡ huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống kinh giật, giảm đau, trấn tĩnh giấc ngủ
    • Tâm sen (sao thơm): 5g
    • Hoa nhài tươi: 2 – 3 bông
  • Công dụng: Chữa mất ngủ
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Cho lá vông, táo nhân, tâm sen vào một chỗ,  trộn đều, vò vụn rồi hãm với 1 lít nước sôi
    • Bước 2: Khi nước nguội, cho hoa nhài tươi vào
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống nhiều lần trong ngày
  • Lưu ý: Những người khí uất hóa hỏa, tiêu chảy, nhiều đàm, mộng tinh không nên dùng

Cách 2: Ngâm rượu nem

  • Nguyên liệu:
    • Lá vông phơi khô: 100g
    • Rượu 30 – 40 độ: 1 lít
  • Công dụng: Chữa mất ngủ kéo dài
  • Cách thực hiện: Lấy lá vông phơi khô thái nhỏ rồi cho vào bình cùng 1 lít rượu, ngâm khoảng 15 – 20 ngày là được
  • Hướng dẫn sử dụng: Ngày uống 10 – 20ml

2.8. Chữa mất ngủ với bài thuốc từ đậu đen

Đậu đen không chỉ dùng để nấu chè, giải nhiệt mà còn dùng để làm thuốc trong các bài thuốc dân gian trị mất ngủ

Đậu đen không chỉ dùng để nấu chè, giải nhiệt mà còn dùng để làm thuốc trong các bài thuốc dân gian trị mất ngủ

Trong đậu đen có chứa chất gây ức chế thần kinh, giúp lưu thông khí huyết, điều hòa cơ thể, giảm đau đầu, hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Bạn có thể dùng đậu đen theo nhiều cách như nấu chè, xay làm bột uống hoặc cách sau đây.

  • Nguyên liệu:
    • Đậu đen
    • Rượu
  • Công dụng: Chữa mất ngủ, đau đầu
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Rang chín đậu đen.
    • Bước 2: Cho đậu đen và rượu vào bình theo tỷ lệ 3:5 rồi để trong vòng 7 ngày thì đem ra uống.
  • Hướng dẫn sử dụng: Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ
  • Lưu ý: Nếu bạn không uống được rượu thì có thể đun đậu đen rang lấy nước uống hàng ngày.

2.9. Bài thuốc từ hoa loa kèn, trứng gà

Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ hoa loa kèn có tác dụng tốt

Bài thuốc dân gian trị mất ngủ từ hoa loa kèn có tác dụng tốt

Hoa loa kèn tính hàn, giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ,… Cách làm bài thuốc từ hoa loa kèn, trứng gà chữa mất ngủ như sau:

  • Nguyên liệu:
    • Hoa loa kèn: 200g
    • Trứng gà: 1 lòng đỏ. Lòng đỏ trứng gà  có chứa choline nên rất tốt cho não bộ
    • Đường phèn: 50g
  • Công dụng: Giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh để tinh thần khoan khoái, dễ chịu, ngủ ngon hơn, chữa trị bệnh mất ngủ kéo dài. Ngoài ra, nó còn giúp giảm căng thẳng, stress, hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, kém tập trung.
  • Cách thực hiện:
    • Bước 1: Cho hoa loa kèn vào nồi hấp cách thủy cho chín rồi cho lòng đỏ trứng gà, đường phèn vào, trộn đều.
    • Bước 2: Hấp tiếp khoảng 10 – 15 phút.
  • Hướng dẫn sử dụng: Dùng trước khi ngủ 30 phút – 1 tiếng
  • Lưu ý: Phấn hoa loa kèn dễ gây dị ứng, vì thế trước khi dùng nên hỏi bác sĩ. Người bị dị ứng phấn hoa tốt nhất không nên dùng bài thuốc này.

2.10. Cây lạc tiên

Có thể dùng cây lạc tiên làm thành bài thuốc dân gian trị mất ngủ theo nhiều cách

Có thể dùng cây lạc tiên làm thành bài thuốc dân gian trị mất ngủ theo nhiều cách

Lạc tiên (dây nhãn lồng, chùm bao, hồng tiên, dây lưới, cây mắm nêm,…) là nguyên liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian giúp an thần, dưỡng tâm, chống stress, giảm lo âu, hồi hộp, chứng hay quên, trị mất ngủ mạn tính, ngủ hay mơ.

Trong lạc tiên có chứa các chất như sulphate ester, cyanohydrin glycoside, tetraphylline A, B, volkenin, deidaclin, passiflorin,… có tác dụng an thần nhẹ. Chất passiflorin trích xuất từ lạc tiên đã được nhiều nước châu Âu dùng làm nguyên liệu để bào chế thành loại thuốc an thần nhẹ, chữa mất ngủ.

Sau đây là 3 cách chế biến lạc tiên thành bài thuốc chữa mất ngủ.

Cách 1: Dùng lá và ngọn

  • Nguyên liệu: Ngọn, lá lạc tiên
  • Công dụng: Chữa mất ngủ
  • Cách thực hiện: Đun nước sôi thì cho lạc tiên vào cùng các loại gia vị và nêm nếm cho vừa miệng hoặc cho lạc tiên vào luộc, khi chín thì vớt ra
  • Hướng dẫn sử dụng: Ăn như canh rau bình thường hoặc chấm với nước chấm

Cách 2: Trà lạc tiên

  • Nguyên liệu: Lạc tiên phơi khô 15g.
  • Công dụng: Chữa mất ngủ.
  • Cách thực hiện: Cho lạc tiên đã phơi khô vào ấm cùng nước sôi, để vài phút cho ra nước rồi uống.
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày như trà bình thường.

Cách 3: Lạc tiên + tâm sen + lá vông + dâu tằm + đường

  • Nguyên liệu:
    • Lạc tiên: 50g
    • Tâm sen: 2g
    • Lá vông: 30g
    • Dâu tằm: 10g
    • Đường phèn: 90g
  • Công dụng: Chữa mất ngủ
  • Cách thực hiện: Cho lạc tiên, tâm sen, lá vông, dâu tằm, đường phèn vào ấm sắc lấy nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày

2.11. Một số bài thuốc dân gian khác

Bài thuốc dân gian trị mất ngủ kết hợp từ nhiều vị thuốc

Bài thuốc dân gian trị mất ngủ kết hợp từ nhiều vị thuốc

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu:
    • Đẳng sâm: 12g. Đẳng sâm (đảng sâm) có tác dụng bổ khí, tác động vào tỳ, phế, thận và tuyến thượng thận, được dùng làm thuốc bổ dạ dày, điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược thần kinh,….
    • Đương quy: 8g. Đương quy có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm, bổ huyết nhuận tràng, giúp có thể thư thái, ngủ ngon hơn, bồi bổ khí quyết, tăng cường lưu thông máu đến não và chân tay.
    • Bạch truật 10g. Bạch truật vị ngọt, đắng, tính hơi ôn, tác động vào kinh tỳ, có tác dụng an thần, giảm đường huyết, tăng sức đề kháng.
    • Long nhãn: 10g. Theo Đông y, long nhãn có vị cam, tính ôn, tác động vào 2 kinh tâm và tỳ, giúp bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần, ích trí, điều trị mất ngủ, hay quên, kém ăn mệt mỏi.
    • Mộc hương: 5g (mài sống). Mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm, giúp hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích; làm tan ứ trệ, hòa tỳ vị, kiện tỳ, chỉ tả… Vì thế, nó rất tốt cho đường tiêu hóa, giúp ăn ngủ tốt hơn.
    • Đại táo: 3g. Theo Đông y, đại táo vị ngọt tính ôn, tác động vào hai kinh tỳ và vị, giúp bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị, bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cơ bắp, an thần, trị mất ngủ,….
    • Phục thần: 12g. Phục thần vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, tác dụng vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị  giúp dưỡng tâm, bổ tỳ, chữa suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, di mộng tinh, định tâm an thần… Đặc biệt phục thần có chứa riterpenoid giúp thúc đẩy tuần hoàn máu não, giảm tình trạng hoa mắt chóng mặt.
    • Ngũ vị tử: 5g. Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn, tác dụng vào kinh phế và thận, giúp an thần, liễm phế, bổ thận, chữa mất ngủ, ngủ hay mê, quên, trí nhớ sa sút.
    • Viễn chí: 10g. Theo Đông y, viễn chí (tiểu thảo, nam viễn trí, dây ruột gà) vị đắng cay, tính ôn, tác động vào kinh phế, tâm và thận, giúp dưỡng tâm, an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng, chữa mất ngủ.
    • Bá tử nhân: 10g. Theo Đông y, bá tử nhân (nhân hạt cây chắc bá) vị ngọt, tính bình, tác động vào tâm, giúp dưỡng tâm, an thần, nhuận trường, chữa chứng đau lưng, mồ hôi trộm,…
    • Tri mẫu: 10g. Theo Đông y, tri mẫu vị đắng, tính lạnh, không độc, an thần, làm giảm tính hưng phấn của hệ thần kinh, kết hợp với toan táo nhân giúp giảm tính hưng phấn vỏ đại não, trị mất ngủ.
    • Táo nhân (sao đen): 12g
    • Xuyên khung: 5g. Xuyên khung vị cay, tính ôn, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, giúp trị nhức đầu hoa mắt, cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), sốt cao,…
    • Cam thảo: 3g. Cam thảo giúp thanh nhiệt, giải độc và dẫn các vị thuốc khác vào cơ thể
    • Phục linh: 10g. Phục linh (bạch phục linh, bạch linh) vị ngọt, nhạt, tính bình, tác động vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, giúp kiện tỳ, định tâm, an thần, điều trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ
    • Sinh khương (gừng tươi): 3 lát
  • Công dụng: Chữa trị tình trạng ăn uống kém sắc, sắc mặt sạm, rêu lưỡi nhợt, mạnh tế nhược, giấc ngủ mơ màng, nhanh tỉnh, hay cảm thấy hồi hộp, trí nhớ giảm sút.
  • Cách thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm, sắc lấy nước uống.
  • Hướng dẫn sử dụng: Dùng hàng ngày

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu:
    • Nhân sâm: 7g. Theo y học hiện đại, nhân sâm có chứa chất glycoside panaxin, germanium, vitamin B1, vitamin B2, axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axit amin giúp đại bổ nguyên khí, bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực, bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ,…
    • Bạch linh (phục linh): 10g
    • Huyền sâm 9g. Huyền sâm vị đắng, ngọt hơi mặn, tính hơi lạnh, tác động vào 2 kinh phế và thận, dùng để chữa các bệnh như phiền khát, yết hầu sưng đau, táo bón, mất ngủ,…
    • Ngũ vị tử: 5g
    • Cát cánh: 9g. Cát cánh vị đắng, tính ôn, tác động thường được dùng để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
    • Viễn chí chế: 10g
    • Thiên môn đông 10g. Theo Đông y, thiên môn đông tính hàn, vị ngọt đắng, giúp dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm. Nó có tác dụng điều trị các các triệu chứng bốc hỏa, buồn phiền, mất ngủ.
    • Sinh địa: 10g. Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch, tăng chất lượng máu và sinh huyết mới.
    • Bá tử nhân 8g
    • Đan sâm: 10g. Đan sâm (huyết sâm, xích sâm, huyết căn,…) có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, hoạt huyết thông kinh, giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch giúp ăn ngủ ngon hơn.
    • Toan táo nhân (sao đen): 10g. Toan táo nhân giúp an thần, chữa mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh.
    • Đương quy: 10g
    • Hoàng liên: 6g. Hoàng liên là vị đắng, tính hàn thường được dùng để điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, mất ngủ, hôn mê nói cuồng.
    • Chu sa: 4g. Chu sa (châu sa, đơn sa) vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng an tâm thần, thanh tâm hỏa, điều trị mất ngủ, hay gặp ác mộng
    • Cam thảo: 3g
  • Công dụng: Chữa khó ngủ, buồn bực, tai ù, nóng hai bàn chân tay, rê lưỡi đỏ
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm, sắc lấy nước uống
  • Hướng dẫn sử dụng: Uống hàng ngày
  • Lưu ý: Vì bài thuốc này có chứa nhân sâm nên không dùng cho người bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy, nôn mửa, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng huyết áp, phụ nữ trước ngày sinh.

3. Lời kết

Các bài thuốc dân gian trị mất ngủ trên đây đều lấy các dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính nên bạn có thể hoàn toàn sử dụng. Song song với dùng thuốc, bạn hãy xây dựng những thói quen tốt để cải thiện chứng mất ngủ như:

  • Giữ tâm lý thoải mái bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với người thân nhưng không bàn luận về các vấn đề căng thẳng.
  • Không sử dụng các chất kích kích trước khi đi ngủ.
  • Ăn đúng giờ, tránh ăn quá no hoặc quá đói, không ăn nhiều chất cay nóng trước khi ngủ.
  • Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ.
  • Tắm nước ấm và ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ.
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày và vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ.
  • Giữa cho phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã bỏ túi thêm cho mình được rất nhiều thông tin về các bài thuốc dân gian trị mất ngủ. Mong rằng bạn sẽ áp dụng thành công những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: