[Hỏi – Đáp] Thuốc nam giúp mạnh gân cốt, giảm đau, giảm viêm


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-01-13 18:26:53

Từ xưa ông cha ta đã ứng dụng những loại thuốc nam vào chữa trị nhiều bệnh. Trong số đó thuốc nam mạnh gân cốt cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy có những loại thuốc nam mạnh gân cốt nào? Cách sử dụng với ứng nó để giúp giảm đau, manh gân và xương ra sao? Hãy cùng tìm lời giải đáp với chuyên gia nhé!

Bác Nguyễn Văn Hoa 54 tuổi, Quảng Bình gửi câu hỏi cho chúng tôi: “Chào bác sĩ, tôi năm nay 54 tuổi, khoảng chục năm trở lại đây thi thoảng vào lúc trở trời tôi thường đau nhức xương khớp nhưng chỉ ở mức độ đau nhẹ và lâu lâu mới bị.”

Tuy nhiên cách đây khoảng hơn 1 năm tôi bắt đầu bị đau nhức các khớp đầu gối, khớp khủy và ngón tay với mức độ nặng và thường xuyên hơn trước. Nhiều lúc cơn đau khiến tôi cả đêm không thể ngủ, làm đủ mọi cách cũng không đỡ khiến tôi rất mệt và lo lắng.

Nghe nhiều người chỉ cho cách dùng thuốc nam nhưng tôi không biết thực hư thế nào. Vậy bác sĩ cho hỏi bệnh của tôi có thể chữa bằng thuốc nam được không và nếu có thì loại thuốc nam nào hiệu quả ạ? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!”

Chuyên gian tư vấn:

Chào bác, thuốc nam chính là những loại thảo dược ở trong nước và được gọi để phân biệt với thuốc bắc – là những thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bởi vậy mà thuốc nam thường là những loại cây rất gần gũi với đời sống của chúng ta và đã được sử dụng khá phổ biến.

Nhưng kể từ khi nền y học hiện đại phát triển thì việc sử dụng thuốc nam ít dần đi. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thầy thuốc đông y mà nhiều căn bệnh nan giải được chữa khỏi. Và dần dần người ta bắt đầu có niềm tin trở lại với các bài thuốc nam.

Bởi vậy mà bệnh của bác cũng hoàn toàn có thể chữa được bằng thuốc nam nếu như biết chọn đúng loại thuốc. Bác có thể tham khảo hy thiêm, dây đau xương, lá lốt, ngũ gia bì, cẩu tích, thiên niên kiện… . Chi tiết cụ thể mời bác tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc nam mạnh gân cốt

Dưới đây là 6 loại thuốc nam mạnh gân cốt được nhiều người biết đến và có tính ứng dụng cao.

1.1. Hy thiêm

Hy thiêm là cây thuốc nam giúp manh gân cốt

Hy thiêm là cây thuốc nam giúp manh gân cốt

Hy thiêm hay còn có tên gọi khác là cây chó đẻ hoa vàng, cây cỏ đĩ, cây hy thiêm thảo, hổ cao, hy tiên. Cây thường mọc hoang dại ở nhiều nơi trên khắp nước ta từ bắc vào nam.

Hy thiêm là cây có tính mát, vị đắng với thành phần có chứa các chất đắng như orientin, daturosid. Ngoài ra nó còn là loại dược thảo hơi có độc, nên trong quá trình sử dụng cần cẩn thận tránh nhầm lẫn Hy thiêm với những loại cây khác gần giống nó như cây hoa cứt lợn.

Trong đông y, người ta thường dùng cả cây Hy thiêm phơi khô để làm dược liệu. Điều trị trong các trường hợp như :

  • Chữa chân tay tê dại.
  • Đau đầu gối.
  • Mỏi lưng.
  • Khử phong thấp giúp mạnh gân cốt.
  • Ngoài ra cây hy thiêm tươi giã nát còn có thể chữa rắn cắn, ong đốt khá hiệu quả.

1.2. Dây đau xương (Khoan cân đằng)

Dây đâu là thuốc nam mạnh gân cốt

Dây đâu xương còn có tên gọi khác là khoan cân đằng

Dây đau xương là một trong những loại thuốc nam mạnh gân cốt mà có tên gọi xuất phát từ chính công dụng của nó. Cái tên “dây đau xương”  ra đời xuất phát từ việc người ta thường dùng cây này trong trường hợp đau xương.

Cây có tên khoa học là Tinospora sinensis, tên gọi khoan cân đằng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe. Cây phân bố nhiều ở những vùng nhiệt đới và ở nước ta, đặc biệt tìm thấy nhiều ở khu vực tây bắc.

Trong dây đau xương có chứa thành phần hóa học chính là: chất ancaloit và một số chất khác như tinosinen; dinorditerpen glucoside; tinosinesid A và B… .

Còn theo đông y, dây đau xương có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can, thường được điều chế thành thuốc uống hoặc xoa bóp để chữa các bệnh:

  • Đau xương, tê thấp
  • Đau nhức mỏi khắp người
  • Mỏi gối,tràn dịch khớp gối
  • Thoái hóa xương khớp
  • Đau lưng
  • Ngoài ra người ta còn dùng cây đau xương làm thuốc bổ.

Để điều chế thành thuốc nam người ta thường lấy cả cây về cắt ngắn phơi khô và dùng dần. Ngoài ra cũng có thể dùng lá tươi để sắc uống hoặc giã lấy nước cốt làm nước xoa bóp.

1.3. Lá lốt

Lá lốt giúp mạnh gân cốt, chữa chân tay lạnh, phong han thấp

Lá lốt giúp mạnh gân cốt, chữa chân tay lạnh, phong han thấp

Lá lốt vốn đã quen thuộc với chúng ta bởi việc sử dụng trong những món ăn hằng ngày. Ngoài việc đó ra thì lá lốt cuãng nằm trong danh sách các vị thuốc nam mạnh gân cốt được nhiều người tin dùng.

Có tên khoa học là Piper lolot L, lá lốt thuộc họ hồ tiêu. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là tất bát. Là loại cây khá phổ biến và có thể được tìm thấy ở nhiều nơi ở nước ta từ bắc vào nam. Khi làm thuốc nam thì lấy toàn cây rửa sạch, phơi hoặc sấy khô rồi cất dùng dần.

Trong thành phần hóa học của lá lốt có chứa tinh dầu. Còn theo đông y thì lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

  • Lá lốt không chỉ có thể giúp mạnh gân cốt mà còn có tác dụng rất tốt trong các trường hợp như tay chân lạnh, phong hàn thấp, tê bại chân tay.
  • Ngoài ra nó còn có thể kết hợp với các vị thuốc khác giúp hỗ trợ điều trị đau đầu, đau răng, chảy nước mũi, rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh… .

Lưu ý khi sử dụng lá lốt làm thuốc điều trị chúng ta nên sử dụng với liều lượng vừa phải để tránh gây độc hoặc gây ra nóng trong người, làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa, dị ứng, nôn mửa, choáng váng… .

1.4. Thiên niên kiện

Không thể bỏ qua thiên niên kiện khi nhắc đến các vị thuốc nam mạnh gân cốt

Thiện niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt

Không thể bỏ qua thiên niên kiện khi nhắc đến các loại thuốc nam mạnh gân cốt. Thiên niên kiện còn gọi là cây sơn thục, cây bao kim.

Là loại cây mọc chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm như Nam Á và thường được tìm thấy nhiều ở dọc 2 bên suối, kênh rạch, ven các sườn đồi, những nơi gần nguồn nước.

Bộ phận được dùng làm dược liệu của cây chủ yếu là bộ rễ với thành phần bao gồm 1% tinh dầu.

Rễ cây thiên niên kiện có hương thơm, vị cay, đắng, tính ấm nên thường được dùng trong trường hợp khử hàn, giảm đau nhức xương khớp, nhức mỏi vai gáy, đau đầu gối, tê bì chân tay. Ngoài ra nó còn được dùng trong trường hợp tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thu, giảm đau bụng kinh, giảm đau dạ dày.

Tuy tốt cho xương khớp là vậy nhưng khi sử dụng thiên niên kiện làm thuốc chúng ta không nên quá lạm dụng. Vì dùng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc gây chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu, buồn nôn. Tốt nhất là nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y và không nên tự ý điều chỉnh số lượng.

1.5. Cẩu tích

Cẩu tích – một loại thuốc nam mạnh gân cốt có hình dạng đặc biệt. Điểm nhận dạng của cây rất khác biệt vì bên ngoài thân cây được bao bọc bởi một lớp lông vàng giống như lông chó (nên cây còn được gọi là cẩu tích).

Cây này còn có tên gọi khác là lông culi với tên khoa học là Cibotium. Ở nước ta cây mọc nhiều ở các tỉnh thuộc miền núi phía bắc như Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai…

Để làm thuốc nam, người ta chỉ dùng rễ cây và phần lông bao phủ xung quanh. Rễ cây có tính ôn, vị đắng được dùng để giúp mạnh gân cốt, chữa phong tê thấp, bổ can thận. Lông culi được dùng để cầm máu vết thương cực kỳ nhanh và hiệu quả.

Khi dùng cẩu tích chỉ cần lưu ý tránh sử dụng cho người bị thận hư nhiệt và thường xuyên đi tiểu ra nước có màu vàng.

1.6. Ngũ gia bì

Ngũ gia bì được trồng và phân bố nhiều ở các địa phương Việt Nam

Ngũ gia bì được trồng và phân bố nhiều ở các địa phương Việt Nam

Hay còn có tên gọi khác là cây lằng, cây đáng, hay cây ngũ gia bì chân chim. Cây thường được tìm thấy rất nhiều ở dãy nam trường sơn và các tỉnh miền trung và bắc nước ta. Ngũ gia bì khi làm thuốc người ta không lấy toàn thân mà chỉ dùng phần vỏ thân, vỏ rễ và rễ nhỏ.

Theo đông y, Ngũ gia bì có vị cay, đắng, tính ôn có tác dụng giúp mạnh gân xương, trừ phong thấp, giảm đau lưng, chân tay tê yếu. Ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt trong các trường hợp như giảm mệt mỏi, điều tiết rối loạn nội tiết tố, an thần, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa…

2. Bài thuốc nam mạnh gân cốt, chữa đau nhức xương khớp

Dưới đây sẽ là những bài thuốc nam giúp mạnh gân cốt, chữa đau nhức xương khớp mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Bài thuốc nam với lá lốt

Có 2 bài thuốc nam mạnh gân cốt với lá lốt mà phổ biến như:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 8-12g rễ lá lốt, 8g rễ cỏ xước, 8g cốt khí củ, 8g dây đau xương.
  • Công dụng: Chữa đau gấp ngang lưng, tê thấp, tê buốt bàn chân, sưng đau đầu gối.
  • Cách dùng: sắc lấy nước cốt uống ngày 2 lần trong vòng 5-7 ngày.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g.
  • Công dụng: Chữa gai cột sống, mạnh gân cốt.
  • Cách dùng: Sắc 4 phần nước lấy 1 phần và uống thay nước lọc trong vòng 1 tuần.

2.2. Bài thuốc với cẩu tích

Cẩu tích bồi bổ can thận, tốt cho llung và gối

Cẩu tích bồi bổ can thận, mạnh gân cốt vùng lưng gối

Dưới đây là những nguyên liệu và bài thuốc giúp mạnh gân cốt với nguyên liệu tử cẩu tích.

  • Nguyên liệu bao gồm: 16g cẩu tích; 12g đỗ trọng; 12g ngưu tất; 12g sơn thù du; 12g thỏ ty tử; 12g lộc giao đã mang đi chưng; 16g thục địa.
  • Công dụng: bổ can thận, chữa đau nhức ngang sống lưng, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.
  • Cách dùng: Sắc lấy nước cốt và uống ngày 2 lần.

2.3. Bài thuốc nam với hy thiêm

Bài thuốc mạnh gân cốt với hy thiêm được thực hiện như sau:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 50g Hy thiêm, 20g ngưu tất, 20g thổ phục linh, 10g lá lốt.
  • Công dụng: chữa đau mỏi lưng gối, chân tay tê bại, điều trị phong thấp.
  • Cách dùng: sắc uống ngày 3 lần hoặc tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: 3 chỉ Hy thiêm thảo, 3 chỉ Bạch mao đằng, 5 chỉ Xú ngô đồng hoặc Ngưu tất.
  • Công dụng: Chữa tê chân tay, đau nhức xương khớp, viêm khớp do phong thấp.
  • Cách dùng: sắc lấy nước cốt và uống hằng ngày.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc nam mạnh gân cốt

Các bài thuốc nam mạnh gân cốt nếu biết cách sử dụng đúng liều lượng, đúng bệnh, đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả vô cùng tốt. Ngược lại nếu quá lạm dụng sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm thậm chí là ngộ độc. Dưới đây là một số lưu ý dành riêng cho những ai đang muốn bồi bổ gân cốt bằng các bài thuốc nam:

  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ: Không nên tự ý sử dụng và quyết định liều lượng khi chưa có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
  • Chọn nơi uy tín để mua thuốc uy tín, chất lượng: để đảm bảo sử dụng đúng thảo dược bác Hoa nên tìm hiểu thật kỹ địa chỉ định mua hàng, thầy thuốc của cơ sở đó, uy tín khám chữa bệnh trước đây.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc nam bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp mạnh gân cốt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
  • Thường xuyên vận động xương khớp, cơ thể. Với những người lớn tuổi như bác Hoa thì nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ căng thẳng, tránh làm việc nặng. Bác Hoa nên dành thời gian thư giãn với cây vườn, làm việc nhẹ nhàng kết hợp với các phương pháp trên đây.

Xem thêm: Top 10 món ăn mạnh gân cốt HIỆU QUẢ, DỄ LÀM

Như vậy, với những trường hợp đau nhức xương khớp, mỏi gối, đau lưng, tê bì chân tay… tương tự như của bác Hoa ở trên thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi được bằng các bài thuốc nam mạnh gân cốt. Tuy nhiên mỗi bài thuốc, vị thuốc lại có những lưu ý riêng nên cách tốt nhất là chúng ta nên được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ càng trước khi sử dụng.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: