Thuốc đông y mạnh gân cốt [Giải đáp cùng chuyên gia]


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-01-08 18:23:22

Gần đây chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về cách làm thế nào để mạnh gân cốt và thuốc đông y mạnh gân cốt là một trong những câu hỏi trong đó. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời của mình nếu bạn cũng cùng mối quan tâm nhé.

Một câu hỏi từ Hải Phòng của bác Huệ Minh:

“Thưa bác sĩ, tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, thường xuyên bị nhức mỏi các khớp đầu gối, tay chân và lưng. Tôi muốn sử dụng các thuốc Đông y để khắc cải thiện tình trạng này mà không bị tác dụng phụ. Vậy nhờ bác sĩ từ vấn cho tôi loại thuốc Đông y mạnh gân cốt nào hiệu quả ạ. Cảm ơn bác sĩ.”

Chào bác,

Các triệu chứng nhức mỏi mà bác đang gặp phải có thể xảy ra do quá trình lão hóa của tuổi già. Bên cạnh thực phẩm hàng ngày, bác có thể bổ sung các bài thuốc giúp ức chế quá trình thoái hóa, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn, khớp đồng thời bổ sung các chất bôi trơn để các khớp trở nên linh hoạt hơn.

Trong Đông y, thận chủ xương khớp có tác dụng sinh tủy, dưỡng cốt. Thận yếu kéo theo các triệu chứng đau nhức, nhức mỏi xương xuất hiện. Dựa trên nguyên lý này, các bài thuốc Đông y làm mạnh gân cốt thường tạo ra các tác động đến thận từ đó cải thiện các dấu hiệu, triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y mạnh gân cốt mà bác có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.

1. Thuốc đông y mạnh gân cốt

Thuốc Đông y là cách gọi chung của các bài thuốc sử dụng dược liệu thiên nhiên làm nguyên liệu bồi bổ hoặc trị bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y trong thực tế sử dụng sẽ được chia làm 2 nhóm chính là: thuốc Bắc và thuốc Nam.

1.1. Thuốc bắc giúp mạnh gân cốt

Một số vị thuốc bắc được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về xương khớp bao gồm:

1.1.1. Đỗ trọng

Đỗ trọng - Loại thuốc đông y mạnh gân cốt

Đỗ trọng có vị cay, hơi ngọt được dùng trong bài thuốc mạnh gân cốt

  • Tên gọi khác: Đỗ trọng còn được gọi là Tư trọng, tư miên, mộc miên, ngọc ti bì… .
  • Nguồn gốc: Đỗ trọng được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, hiện tại đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa phát triển.
  • Thành phần: Đỗ trọng có chứa nhiều hoạt chất quan trọng như: Syringaresinol, Pinoresinol, Epipinoresinol, 1- Hydroxypinoresinol, Erythro-Dihydroxydehydrodiconiferyl Alcohol, Medioresinol,  Gutta – Percha, Alcaloid, Glycoside, Potassium, Vitamin C… .
  • Công dụng – Cách dùng:
    • Đỗ trọng là vị thuốc có vị cay, hơi ngọt, tình bình quy vào kinh can thận giúp mạnh gân cốt nhờ các tác dụng:
    • Bổ khí huyết, ích tinh, kiện gân cốt.
    • Bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt.
    • Trị thận suy gây co rút cột sống thắt lưng.
    • Giúp xương cốt dẻo dai, linh hoạt.
    • Đỗ trọng được dùng với liều 10 – 15g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc cao lỏng.
  • Lưu ý:
    • Không dùng chung Đỗ trọng với Huyền sâm hoặc Xà thoái.
    • Các trường hợp không phải âm hư hỏa vượng hay thận suy thì không nên dùng Đỗ trọng.

1.1.2. Ngưu tất

Ngưu Tất là vị thuốc làm mạnh gân cốt hiệu quả

Ngưu Tất là vị thuốc làm mạnh gân cốt hiệu quả

  • Tên gọi khác: Ngưu tất là một trong các vị thuốc đông y mạnh gân cốt. Ngưu tất có tên gọi khác là cỏ xước, bách bội, ngưu tịch, ngưu kinh… .
  • Nguồn gốc: Nguồn gốc của ngưu tất – vị thuốc đông y mạnh gân cốt là từ vùng Đông Bắc Trung Quốc hay Nhật Bản. Nó được du nhập vào Việt Nam những năm 1960.
  • Thành phần: Các nghiên cứu khoa học phát hiện trong cây ngưu tất có các thành phần quan trọng như: Các sapogenin dạng acid oleanolic, Ecdysteron, Inokosteron. Chất nhầy, Muối của kali, Glucoza, Rhamnoza, Glactoza…
  • Công dụng – Cách dùng:
    • Theo các sách Y học cổ truyền ghi chép thì Ngưu tất có vị chua, đắng, tính ôn, quy vào kinh can thận. Tác dụng chính của Ngưu tất sống gồm có:
    • Tăng cường lưu thông khí huyết (phá huyết, hành ứ)
    • Bồi bổ can thận giúp mạnh gân cốt
    • Liều dùng phổ biến của Ngưu tất là khoảng 6- 12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu đều được.
  • Lưu ý: Ngưu tất là vị thuốc rất lành tính và không gây độc. Tuy nhiên, một số trường hợp người sử dụng có thể bị dị ứng nên cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.

1.1.3. Đương quy

Đương quy là vị thuốc rất tốt cho xương khớp

Đương quy là vị thuốc rất tốt cho xương khớp

  • Tên gọi khác: Đương quy còn được gọi với các tên khác như: Vân quy, Tần quy, Xuyên quy.
  • Nguồn gốc: Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện đã được di thực về nhiều tỉnh khu vực phía Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam.
  • Thành phần: Thành phần của Đương quy có nhiều hoạt chất quan trọng như: Butylidene phthalide, dihydrophthalic, sucrose, n-valerophenone-o-carboxylic acid, vitamin B12, carotene, beta-sitosterol.
  • Công dụng – Cách dùng:
    • Đương quy trong y học cổ truyền được biết đến như vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, nhuận trường, điều hòa khí huyết trong cơ thể. Đương quy thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp tâm huyết hư, can hư, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đau tê chân tay… .
    • Liều dùng phổ biến của Đương quy là 10 – 20g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.
  • Lưu ý: Cần cẩn trọng khi sử dụng cho những người âm hư nội nhiệt, tiêu chảy.

1.1.4. Hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ là vị thuốc đông y mạnh gân cốt được nhiều người biết đến

Hà thủ ô đỏ là vị thuốc đông y mạnh gân cốt được nhiều người biết đến

  • Tên gọi khác: Hà thủ ô còn được gọi với các tên gọi khác như: Dạ hợp, giao đằng, địa tinh… .
  • Nguồn gốc: Hà Thủ ô có nguồn gốc từ châu Á và phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc.
  • Thành phần: Trong Hà Thủ ô đỏ chứa các thành phần quan trọng như:  1,7% anthraglycoside (emodin, physcion, rhein, chrysophanol), 1,1% protid, 3,1% lipid, 45,2% tinh bột,4,5% chất vô cơ, lecithin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).
  • Công dụng – Cách dùng:
    • Hà Thủ ô đỏ có công dụng bổ máu, chống viêm được sử dụng trong các trường hợp: thận yếu, gan yếu; người suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, đau lưng, thấp khớp, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt… .
    • Bạn có thể sử dụng Hà Thủ ô đỏ với liều khoảng 12 – 20g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.
  • Lưu ý:
    • Không nên sử dụng Hà Thủ ô sau khi ăn các món hành, tỏi, củ cải.
    • Những người huyết áp thấp và hạ đường huyết cũng không nên sử dụng Hà thủ ô.

1.2. Thuốc nam giúp mạnh gân cốt

Ngoài thuốc bắc, bạn có thể sử dụng một số vị thuốc Nam dưới đây để khắc phục các triệu chứng về xương khớp. Điển hình nhất là các vị sau đây:

1.2.1. Ngũ gia bì

Ngũ gia bì được trồng và phân bố nhiều ở các địa phương Việt Nam

Ngũ gia bì được trồng và phân bố nhiều ở các địa phương Việt Nam

  • Tên gọi khác: Ngũ gia bì thuộc các vị thuốc đông y mạnh gân cố còn được gọi với các tên khác như: cây đáng, ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, cây lằng… .
  • Nguồn gốc: Vị thuốc đông y mạnh gân cốt ngũ gia bì mọc hoang và cũng được trồng tại nhiều địa phương Việt Nam. Ngoài ra ngũ gia bì phân bố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và một số quốc gia như: Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ.
  • Thành phần: Thành phần tạo nên tác dụng dược lý của cây bao gồm: 0.9 – 1% tinh dầu và saponin triterpene.
  • Công dụng – Liều dùng:
    • Ngũ gia bì là vị thuốc có vị cay, đắng tính ôn quy vào kinh phế, thận, can với các tác dụng.
    • Minh mục (sáng mắt), ích tinh, tằn trí (tăng cường trí nhớ), mạnh gân xương và bổ trung.
    • Tiêu thủy, dưỡng thận trừ phong thấp hiệu quả.
    • Hạ khí bổ ngũ lao và tiêu phù.
    • Liều dùng phổ biến của ngũ gia bì là  từ 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
  • Lưu ý khi sử dụng:
    • Không nên sử dụng ngũ gia bì cho những người bị âm hư hỏa vượng.
    • Ngũ gia bì phối hợp cùng can khương không tốt cho phụ nữ có thai.

1.2.2. Dây đau xương

Dây đâu xương được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y mạnh gân cốt

Dây đâu xương được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y mạnh gân cốt

  • Tên gọi khác: Dây đau xương còn được gọi là khoan cân đằng
  • Nguồn gốc: Dây đau xương được trồng nhiều ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam
  • Thành phần: Các nghiên cứu phát hiện trong dây đau xương có chứa các hoạt chất hóa học quan trọng sau: Alkaloid, tinosinen, dinorditerpen glucosid ; tinosinesid A và B.
  • Công dụng – Liều dùng:
    • Dây đau xương là dược liệu có vị đắng, tính mát quy vào kinh can với công dụng gồm có:
    • Thư cân hoạt lạc (thư giãn gân cốt), khu phong trừ thấp.
    • Khắc phục triệu chứng đau nhức của bệnh tê thấp, đau xương, đau người.
    • Dây đau xương được sử dụng với liều phổ biến từ 10 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc có thể được ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài.

1.2.3. Thiên niên kiện

Thiện niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt

Thiện niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt

  • Tên gọi khác: Thiên niên kiện còn được gọi với tên là Sơn thục, cây bao kim
  • Nguồn gốc: Thiên niên kiện phân bố ở các vùng rừng núi của Việt Nam.
  • Thành phần: Các nhà khoa học phát hiện ra trong rễ khô của cây thiên niên kiện có chứa: 0,8-1% tinh dầu. Đây là thành phần quan trọng tạo ra tác dụng dược lý cho dược liệu này.
  • Công dụng – Liều dùng:
    • Thiên niên kiện là dược liệu có vị cay, đắng tính ôn quy vào kinh can, thận. Theo Y học cổ truyền, thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, cường gân cốt. Y học hiện đại phát hiện nước sắc Thiên niên kiện giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và chống đông máu rất tốt.
    • Liều dùng của thiên niên kiện là từ 6 – 12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc
  • Lưu ý: Thiên niên kiện ngâm rượu có thể gây độc cho người dùng nếu sử dụng quá liều do đó cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

1.2.4. Hy thiêm

Hy thiêm được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc xương khớp

Hy thiêm được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc xương khớp

  • Tên gọi khác: Hy thiêm còn được gọi với một số tên khác như: Chó đẻ hoa vàng, nhã khỉ cáy, lưỡi đồng, hy tiên…
  • Nguồn gốc: Hy thiêm được phát hiện đầu tiên ở khu vực nước Sở (Trung Quốc). Tại Việt Nam, dược liệu này mọc nhiều ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
  • Thành phần:
  • Hai thành phần quan trọng nhất tạo nên tác dụng của vị thuốc Hy thiêm gồm có: chất đắng daturosid và orientin
  • Công dụng – Liều dùng: Hy thiêm có vị cay hơi đắng, tính hàn và quy vào 2 kinh can, thận. Sở dĩ, hy thiêm được xếp vào vị thuốc đông y mạnh gân cốt bởi các tác dụng:
    • Khu phong thấp, lợi gân cốt.
    • Giảm đau nhức xương khớp.
    • An thần, hạ huyết.
    • Liều sử dụng của hy thiêm là 3 – 4 chỉ/ ngày.
  • Lưu ý:
    • Hy thiêm kỵ với sắt nên cần chú ý trong quá trình chế biến và sử dụng.
    • Không sử dụng Hy thiêm cho những người âm hư nhưng không bị phong thấp.
    • Hy thiêm có độc ít nên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

1.2.5. Cẩu tích

Cẩu tích bồi bổ can thận, mạnh gân cốt vùng lưng gối

Cẩu tích bồi bổ can thận, mạnh gân cốt vùng lưng gối

  • Tên gọi khác: Cẩu tích còn gọi là Kim mao cẩu tích hay Lông cu li.
  • Nguồn gốc: Cây cẩu tích được tìm thấy nhiều ở khu vực Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam – Đà Nẵng, Lâm Đồng.
  • Thành phần: Thành phần hóa học của Cẩu tích được tìm thấy gồm có: alkaloid, tinh dầu, chất màu và vitamin E.
  • Công dụng – Liều dùng:
    • Cầu tích có vị ngọt, tính ôn quy vào 2 kinh can thận cho công dụng:
    • Bồi bổ can thận, mạnh gân cốt vùng lưng gối.
    • Trừ phong thấp.
    • Liều dùng của cẩu tích là 10 – 15g/ ngày.
  • Lưu ý: Cẩu tích không phù hợp với những người thận hư nhược, nước tiểu vàng.

1.2.6. Lá lốt

Lá lốt cũng có công dụng chữa đau nhức xương khớp mà nhiều người không ngờ đến

Lá lốt cũng có công dụng chữa đau nhức xương khớp mà nhiều người không ngờ đến

  • Tên gọi khác: Lá lốt vốn đã quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong các món ăn của người Việt Nam chúng ta. Nhưng ít ai biết đến lá lốt cũng nằm trong danh sách những vị thuốc đông ý mạnh gân cốt. Ở một số nơi  người ta còn gọi lá lốt là lá nốt.
  • Nguồn gốc: Là loại cây ưa bóng mọc hoang, tập trung nhiều ở các tỉnh phía bắc Việt Nam.
  • Thành phần: Hoạt chất quan trọng được tìm thấy trong lá lốt gồm có:  alkaloid và tinh dầu (beta-caryophylen, benzylaxetat).
  • Công dụng – liều dùng: Công dụng quan trọng của lá lốt bao gồm:
    • Trị phong hàn, tê thấp, tê bại chân tay.
    • Trị chứng rối loạn tiêu hóa, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng.
    • Liều dùng của lá lốt là 8 – 12g lá khô phơi khô sắc lấy nước thuốc.
  • Lưu ý:
    • Không nên sử dụng lá lốt liên tục trong thời gian quá dài.
    • Những người bị nhiệt miệng, táo bón, nóng bức trong người cũng không nên dùng lá lốt.

Xem thêm: [Hỏi – Đáp] Thuốc nam giúp mạnh gân cốt, giảm đau, giảm viêm

2. Bài thuốc đông y mạnh gân cốt

Các bài thuốc đông y mạnh gân cốt được phối hợp với nhiều vị dược liệu giúp cân bằng tính vị giúp hạn chế yếu điểm và đem đến tác dụng toàn diện cho người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến nhất.

2.1. Bài thuốc đông y mạnh gân cốt với cẩu tích

Nguyên liệu: Để thực hiện bài thuốc đông y mạnh gân cốt với cẩu tích bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Cẩu tích: 30g
  • Hoàng kỳ: 30g
  • Đan sâm: 30g
  • Đương quy: 25g
  • Phòng phong: 15g
  • Rượu trắng 35 – 40 độ: 1 lít

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Trút dược liệu vào bình thủy tinh sạch rồi rót rượu đã chuẩn bị vào, đậy kín nắp.
  • Bước 3: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, ủ trong 10 ngày.

Liều dùng:

  • Ngày uống 10 – 20ml chia 2 lần để khắc phục các chứng đau nhức xương khớp và làm mạnh gân cốt.

2.2. Bài thuốc đông y mạnh gân cốt với rễ cau

Rễ cau được sử dụng trong bài thuốc đông y mạnh gân cốt

Rễ cau được sử dụng trong bài thuốc đông y mạnh gân cốt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rễ cau treo: 100g
  • Rượu trắng 35 -40 độ: 400ml

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rễ cau cần được loại bỏ đất cát sau đó rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
  • Bước 2: Sao vàng rễ cau trên chảo rồi hạ thổ ngay sau đó.
  • Bước 3: Bỏ rễ đã sao vàng hạ thổ vào bình thủy tinh sạch rồi rót rượu vào, đậy kín nắp
  • Bước 4: Ủ rượu trong khoảng 7 – 10 ngày là có thể sử dụng.

Liều dùng:

Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 20ml chia làm 2 lần và kéo dài liên tục trong 7 ngày để cảm nhận rõ hiệu quả.

2.3. Bài thuốc đông y mạnh gân cốt với ngưu tất

Có 2 bài thuốc đông y mạnh gân cốt được thực hiện với ngưu tất: Bao gồm: Rượu ngưu tất nhân sâm và rượu ngưu tất địa hoàng.

Bài rượu ngưu tất nhân sâm được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

Ngưu tất: 20g Sinh địa: 15g Hải phong đằng: 10g
Hoàng kỳ: 20g Nhục thung dung: 25g Ngũ gia bì: 25g
Nhục quế: 15g Ba kích thiên: 20g Chế phụ tử: 20g
Nhân sâm: 20g Ngũ vị tử: 20g Xuyên tiêu: 15g
Xuyên khung: 20g Sơn du nhục: 20g Phòng phong: 25g.

Liều dùng:

Mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng 15 – 20ml rượu ngưu tất nhân sâm chia làm 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc rượu ngưu tất địa hoàng được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Ngưu tất: 250g
  • Địa hoàng: 250g.

Liều dùng:

Rượu ngưu tất địa hoàng có thể uống 20ml/ ngày chia làm 2 lần.

Bên cạnh việc sử dụng các vị thuốc hoặc bài thuốc đông y, người bệnh cũng nên bổ sung những thực phẩm giúp mạnh gân cốt trong thực đơn hằng ngày. Kết hợp với luyện tập, rèn luyện cơ thể mỗi ngày, nghỉ ngơi hợp lý để có được sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

Trên đây là những giải đáp thắc mắc với chủ đề thuốc đông y mạnh gân cốt. Mong rằng bạn đọc đã tìm được những thông tin hữu ích trong bài chia sẻ.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: