8 THẢO DƯỢC MẠNH GÂN CỐT CHẮC KHỎE XƯƠNG


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-02-17 18:29:46

Trong Đông y, các loại thảo dược như đương quy, hà thủ ô, ngũ gia bì, dây đau xương… được xem là những thảo dược mạnh gân cốt, mang lại sự dẻo dai cho xương khớp. Những thảo dược mạnh gân cốt này có nguồn gốc từ đâu, có công dụng như thế nào. Để hiểu rõ hơn về công dụng của các loại thảo dược này, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

1. Thảo dược mạnh gân cốt

1.1. Đương quy

Đương quy là một loại thảo dược mạnh gân cốt xuất hiện nhiều ở Trung Quốc

Đương quy là một loại thảo dược mạnh gân cốt xuất hiện nhiều ở Trung Quốc

Đương quy hay còn có tên gọi khác là tần quy, vân quy, xuyên quy, nhân sâm cho phụ nữ. Tên khoa học của đương quy là Radix Angelicae Sinensis, nó thuộc giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 40 – 60cm.

Phân bố: Đương quy mọc nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới và mọc trên vùng núi cao từ 2000 – 3000m. Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia được cho rằng tìm thấy nhiều đương quy nhất. Ngoài ra, một số tỉnh ở nước ta như Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Đà Lạt, Lâm Đồng… cũng tìm thấy loại thảo dược này.

Tính chất: Theo y học cổ truyền, đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm và có mùi thơm. Thành phần hóa học của dược liệu bao gồm tinh dầu, acid hữu cơ, coumarin, polyacetylene, polysaccharide, acid amin, sterol, vitamin B1,B12,E, brefeldin, và một số nguyên tố vi lượng khác như nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie…

Công dụng: Theo Đông y, đương quy có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng và đặc biệt là dưỡng gân cốt. Vì vậy nó loại thảo dược mạnh gân cốt được sử dụng phổ biến

Cách sử dụng: Để mạnh gân cốt, chữa trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm quanh khớp, đau nhức từ đương quy, người bệnh có thể điều trị theo bài thuốc sau:

  • Nguyên liệu: đương quy 12g, ngưu tất 10g, nghệ 8g.
  • Cách dùng: cho toàn bộ các vị thuốc kể trên vào nồi sắc với khoảng nửa lít nước. Đun sôi đến khi còn lại 1 nửa nước thì tắt bếp, chắt lấy nước uống. Ngày uống 2 – 3 lần, chia đều trong ngày.

1.2. Hà thủ ô

Hà thủ ô giúp mạnh gân cốt chắc khỏe xương

Hà thủ ô giúp mạnh gân cốt chắc khỏe xương

Hà thủ ô hay còn được biết đến với các tên gọi khác như xạ ú sí, dạ giao đằng, mằn năng ón, má ỏn, khua lình, dạ hợp, nam hà thủ ô.

Phân bố: Đây là loại thảo dược mạnh gân cốt mọc nhiều ở khu vực rừng núi. Các tỉnh của Trung Quốc như Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến là những vùng có hà thủ ô mọc tự nhiên rất nhiều.

Ngoài ra, ở các tỉnh miền núi như Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn của nước ta cũng tìm thấy rất nhiều hà thủ ô. Bên cạnh đó, tại một số tỉnh khác của nước ta như Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Vĩnh Phúc, hà thủ ô được trồng nhiều.

Tính chất: Theo Đông y, hà thủ ô có vị ngọt, hơi đắng, cố sáp, tính hơi ấm. Theo y học hiện đại, hà thủ ô có chứa nhiều hoạt chất tốt như lecithin, chrysophanic acid, chrysophanic acid, emodin, rhein, anthrone,…

Tác dụng: Công dụng của hà thủ ô được nhiều người biết đến nhất là “xanh tóc, đỏ da”. Không những thế, hà thủ ô còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác như mạnh gân cốt, bổ khí huyết, nhuận tràng…

Cách sử dụng: tùy vào từng mục đích sử dụng hà thủ ô khác nhau mà Đông y có các bài thuốc tương ứng. Để mạnh gân cốt, có thể sử dụng hà thủ ô theo cách sau:

  • Nguyên liệu: hà thủ ô 150g, đường phèn 200g, rượu gạo 1 lít.
  • Cách thực hiện: cho tất cả nguyên liệu vào bình, đậy nắp kín và ngâm trong vòng 2 tháng. Sau 2 tháng, chắt lấy phần nước, uống mỗi ngày 1 đến 2 chén nhỏ sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương cốt.

1.3. Ngũ gia bì

Thảo dược mạnh gân cốt ngũ gia bì xuất hiện nhiều ở vùng chân núi, ven rừng

Thảo dược mạnh gân cốt ngũ gia bì xuất hiện nhiều ở vùng chân núi, ven rừng

Ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera Octophylla hay còn được gọi là ngũ gia bì chân chim hay cây đáng, cây lằng, xuyên gia bì, thích gia bì, ngũ gia bì gai, ngũ gia bì hương, thuộc họ nhân sâm, được sử dụng nhiều trong Đông y, giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Phân bố: Vùng phân bố chủ yếu của ngũ gia bì là ven rừng, chân núi, sườn đồi. Tại Việt Nam, ngũ gia bì có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Lâm Đồng…

Tính chất: Theo đông y, ngũ gia bì có vị đắng, chát, hơi thơm, tính ôn. Ngũ gia bì chứa nhiều thành phần hóa học có công dụng tốt đối với sức khỏe như tinh dầu, saponin, tanin, glycosid A, B, C, D, E… .

Tác dụng: Trong y học cổ truyền, ngũ gia bì được sử dụng để trừ thấp, cường kiện gân cốt và hoạt huyết thông kinh, các chứng phong hàn thấp tý, co rút, đau nhức gân cơ, đau lưng…

Cách sử dụng ngũ gia bì để chữa bệnh đau khớp:

  • Nguyên liệu: vỏ thân cây ngũ gia bì, rượu trắng 45 độ.
  • Cách thực hiện: cạo sạch vỏ cây, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó, cho lên chảo, rang vàng rồi xay thành bột mịn đem đi ngâm rượu trong khoảng 10 ngày thì uống 1 ly trước bữa tối. Tỷ lệ giữa rượu và ngũ gia bì là 100g ngâm với 1 lít rượu.

1.4. Khoan cân đằng ( dây đau xương)

Khoan cân đằng giảm đau, giảm tê nhức và chống viêm hiệu quả

Khoan cân đằng giảm đau, giảm tê nhức và chống viêm hiệu quả

Dây đau xương hay hay còn được gọi là khoan cân đằng là một trong những loại thảo dược mạnh gân cốt mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc nước ta.

Công dụng: Thảo dược có công dụng khu phong thấp, trừ thấp, mạnh gân cốt. Thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương khớp.

Tính chất: Khoan cân đằng chứa nhiều hoạt chất alkaloid, dior diterpen glycosid là những chất có công dụng giảm đau, giảm tê nhức và chống viêm hiệu quả.

Cách dùng khoan cây đằng để mạnh gân cốt, giúp gân khớp dẻo dai, phòng ngừa các cơn đau nhức xương khớp:

  • Nguyên liệu: khoan cân đằng, rượu trắng.
  • Cách dùng: khoan cân đằng thái nhỏ, sao vàng rồi ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 1:5. Ngâm khoảng vài ba ngày thì có thể chắt lấy rượu uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

1.5. Thiên niên kiện

Thiên niện kiện là loại thảo dược quý đặc biệt là trong sức khỏe xương khớp

Thiên niện kiện là loại thảo dược quý đặc biệt là trong sức khỏe xương khớp

Nổi tiếng với công dụng “ngàn năm tráng kiện”, thiên niên kiện hay củ ráy rừng, sơn thục được sử dụng như một loại thảo dược quý trong điều trị cũng như nâng cao sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp.

Phân bố: Loại thảo dược mạnh gân cốt này được tìm thấy nhiều ở những nơi ẩm ướt như cạnh suối, dọc bờ suối vùng rừng núi nước ta.

Tính chất: Theo Đông y, thiên niên kiện có tính ôn, vị đắng, cay, hơi ngọt. Theo y học hiện đại, loại thảo dược này chứa nhiều tinh dầu và nhiều hoạt chất khác có tác dụng giảm đau nhức gân xương, giúp mạnh gân cốt như sabinen, limonene, A-terpinen, acetaldehyde, aldehyde propionic.

Cách dùng: Để sử dụng thiên niên kiện trong chữa trị các bệnh lý về xương khớp hay tăng cường sức khỏe xương khớp có thể dùng theo cách ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống. Lưu ý, liều lượng thiên niên kiện nên sử dụng mỗi ngày là từ 5 đến 10g.

1.6. Ngưu tất

Ngưu tất là loại thảo dược mạnh gân cốt được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc

Ngưu tất là loại thảo dược mạnh gân cốt được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc

Ngưu tất còn có các tên gọi khác như: Hoài ngưu tất, cỏ xước rễ lớn, bách bội, ngưu tịch, xuyên ngưu tất, ngưu kinh, cỏ xước 2 răng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền giúp mạnh xương khớp, cường gân cốt.

Phân bố: Ngưu tất phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nepal, Nhật Bản, Ấn Độ. Tuy nhiên. Thời gian gần đây, loại cây này đã được trồng thành công tại nước ta.

Tính chất: Theo Đông y, ngưu tất có vị đắng xen lẫn chua, tính ôn, đi vào hai kinh can thận. Theo y học hiện đại, ngưu tất có chứa các hoạt chất như các saponin dạng acid oleanolic, ecdysterone, inokosteron, chất nhầy, muối của kali, glucose, rhamnose, glucose.

Công dụng: Công dụng chính của ngưu tất là hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, bổ can thận.

Cách dùng: Bài thuốc trị tê thấp, viêm khớp, đau nhức gối, đau lưng từ ngưu tất:

  • Nguyên liệu: ngưu tất khô 20g, gạo lứt 100g.
  • Cách dùng: ngưu tất nấu cháo chia ra ăn 2 đến 3 lần trong ngày, liên tục trong 10 ngày.

Ngoài ra, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể sử dụng ngưu tất để chữa bệnh như sau:

  • Nguyên liệu: ngưu tất 12g, đương quy 12g, tế tân 6g, tần giao 10g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, cam thảo 6g, ý dĩ 12g, tang ký sinh 12g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g. đảng sâm 13g, độc hoạt 12g và 8g quế chi.
  • Cách dùng: sắc uống mỗi ngày một thang, uống trước khi ăn. Uống liên tục trong 2 đến 3 tuần.

1.7. Đỗ trọng

Đỗ trọng là thảo dược mạnh gân cốt có vị ngọt, hơi cay, ấm

Đỗ trọng là thảo dược mạnh gân cốt có vị ngọt, hơi cay, ấm

Đỗ trọng hay mộc miên, tư trọng, xuyên đỗ trọng, tư tiên, miên đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, ấm.

Công dụng: Đỗ trọng là vị thuốc có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa lưng gối đau nhức, âm đạo ướt ngứa, trụy thai… .

Tính chất: Loại thảo dược mạnh gân cốt này có chứa nhiều hoạt chất quý, tốt cho sức khỏe như Gutta – Percha, Potassium, Alkaloid, Glycoside, Vitamin C, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Cách dùng: Để mạnh gân cốt, giúp xương chắc khỏe, có thể sử dụng đỗ trọng với các bài thuốc sau:

Bài thuốc hoàn ôn thận trị chứng thận hư, đau lưng, tứ chi mỏi:

  • Nguyên liệu: đỗ trọng, ngưu tất, thỏ ty tử, nhục thung dung, hồ lô ba, bổ cốt chỉ, đương quy, tỳ giải, bạch tật lê, phòng phong mỗi vị 16g, 8g nhục quế và 1 đôi bồ dục heo.
  • Cách dùng: bồ dục heo luộc chín rồi sấy khô, sau đó nghiền thành bột. Các nguyên liệu còn lại cũng nghiền nát rồi trộn với bột bồ dục heo rồi luyện với mật lầm hoàn. Sau đó, uống ngày 2 lần, mỗi lần 12g sẽ giúp bổ thận, giảm đau mỏi lưng và tay chân.

Bài thuốc rượu đỗ trọng trị thận hư, đau lưng:

  • Nguyên liệu: đô trọng, đan sâm mỗi vị 12g, xuyên khung, tế tân mỗi vị 6g và 4g quế tâm.
  • Cách dùng: ngâm các vị thuốc trên với rượu rồi uống mỗi ngày.

1.8. Kỷ tử

Kỷ tử - Loại thảo dược giúp chữa lưng gối mỏi yếu

Kỷ tử – Loại thảo dược giúp chữa lưng gối mỏi yếu

Kỷ tử còn được biết đến với các tên gọi khác như câu kỷ tử, câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, khủ khởi và một vị thuốc quý, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Phân bố: Vùng phân bố chủ yếu của kỷ tử là ở Trung Quốc, có nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.

Tính chất: Theo Đông y, kỷ tử có vị ngọt, tính bình, vào kinh Can, Thận, Phế. Về thành phần hóa học, kỷ tử chứa nhiều vitamin C cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa khác.

Công dụng: Kỷ tử có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, trong đó có chữa lưng gối yếu mỏi. Để giúp giảm đau xương khớp, người bệnh sử dụng kỷ tử như sau:

  • Nguyên liệu: 320g thục địa, 160g sơn dược, 160g kỷ tử, 160g sơn thù nhục, 120g ngưu thất, 160g thỏ ty tử, 160g lộc giao, 160g quy bản.
  • Cách dùng: Nghiền các nguyên liệu thành bột rồi trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 12 – 16g.

1.9. Hy thiêm

Hy thiêm là loại thảo dược rất tốt cho xương khớp

Hy thiêm là loại thảo dược rất tốt cho xương khớp

Hy thiêm hay cỏ đĩ, hy tiên, hy thiêm thảo… là thảo dược mọc phổ biến ở nước ta. Hy thiêm trong Đông Y được xem là 1 vị thuốc trừ phong thấp, mạnh gân cốt, chủ trị trong các trường hợp tê mỏi xương khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp…

Tính chất: Hy thiêm có vị đắng, cay, tính mát, quy vào can, thận. Các thành phần hóa học có công dụng chữa bệnh trong hy thiêm gồm có daturosid, orientin…

Cách dùng: Bài thuốc chữa bệnh liên quan đến xương khớp từ hy thiêm như sau:

Chữa phong thấp

  • Nguyên liệu: 100g hy thiêm, 50g thiên niên kiện, 1 lít rượu trắng và đường.
  • Cách dùng: cho hy thiêm, thiên niên kiện đun với rượu cho đến khi thành cao. Sau đó uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, trước ăn.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp

  • Nguyên liệu: hy thiêm, bạch mao đằng mỗi vị 3 chỉ, ngưu tất 5 chỉ.
  • Cách dùng: sắc các nguyên liệu trên lấy nước uống hàng ngày.

1.10. Lá lốt

Trong Đông y, lá lốt có công dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, hạ khí và chỉ thống, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp và các bệnh lý da liễu khác.

Tính chất: lá lốt có vị cay thơm, tính nhiệt, vào kinh vị, đại tràng và phế.

Để trị đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng lá lốt theo cách sau:

  • Nguyên liệu: lá lốt, dây chìa vôi, rễ cỏ xước, hoàng lực, rễ quýt rừng, đơn gối hạc, mỗi vị 12g.
  • Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2. Món ăn bài thuốc với thảo dược giúp mạnh gân cốt

Xem thêm: 10+ bài thuốc mạnh gân cốt TỐT NHẤT

2.1. Đậu đen kết hợp với các loại thảo dược

Đậu đen khi kết hợp với một số loại thảo dược được xem là những món ăn bồi bổ sức khỏe tuyệt vời. Tùy với các sự kết hợp khác nhau mà công dụng của món ăn mang lại cho sức khỏe khác nhau. Để bồi bổ gân cốt, trong Đông y, đậu đen được chỉ định kết hợp với thảo dược đỗ trọng.

Cách chế biến món đậu đen, đỗ trọng như sau:

  • Nguyên liệu: Đậu đen 100g, đỗ trọng 30g, đuôi heo 1 cái hoặc xương heo đều được.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu sau khi sơ chế sạch thì cho vào nồi, ninh nhừ rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Cách dùng: Mỗi tuần ăn 1 đến 2 lần.
  • Công dụng: Bồi bổ gân cốt và phòng ngừa, điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau lưng, đau xương khớp.

2.2. Món ăn bài thuốc với Quả dâu chín (tang thầm)

Sử dụng quả dâu chín giúp trị mỏi gối, đau lưng, đau nhức ngón chân, tay

Sử dụng quả dâu chín giúp trị mỏi gối, đau lưng, đau nhức ngón chân, tay

  • Nguyên liệu: Tang thầm 2500g, thục địa, hoài sơn, hoàng tinh mỗi vị 50g và thiên hoa phấn 100g.
  • Cách thực hiện: Tang thầm rửa sạch rồi ép lấy nước. Các vị thuốc còn lại rửa sạch, ninh với nước, đến khi cạn còn 500ml nước. Sau đó trộn nước ép tang thầm và nước thuốc đun nhỏ lửa đến khi cô đặc thành cao là được.
  • Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa.
  • Công dụng: Trị mỏi gối, đau lưng, đau nhức ngón chân, ngón tay.

2.3. Bánh với bột bạch linh, bột xương dê

  • Nguyên liệu: Sử dụng bột bạch linh, bột mì, bột xương dê, bột mẫu lệ với tỉ lệ ngang nhau.
  • Cách thực hiện: Trộn đều các loại bột lại với nhau. Sau đó, cho thêm nước, 1 chút dầu ăn, gia vị nhào nặn đều rồi nặn thành bánh nhỏ, nướng chín.
  • Cách dùng: Ăn hàng ngày như đồ điểm tâm.
  • Công dụng: Trị đau lưng, mỏi gối.

2.4. Chim sẻ hầm với kỷ tử

  • Nguyên liệu: 5 con chim sẻ, 20g kỷ tử, 15g đại táo, 60g gạo tẻ.
  • Cách thực hiện: Chim sẻ làm sạch, bỏ lông, nội tạng, chân. Các vị thuốc còn lại rửa sạch. Gạo tẻ vo kỹ. Tiếp theo, cho tất cả nguyên liệu vào nồi ninh cháo. Khi cháo chín thì nêm nếm gia vị là có thể ăn được.
  • Cách dùng: Ăn 1 – 2 lần/ngày.
  • Công dụng: Trị lưng đau, gối mỏi.

Trên đây là những loại thảo dược mạnh gân cốt và cách sử dụng thảo dược giúp bồi bổ xương khớp, tăng cường sức khỏe. Người bệnh trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Bởi tùy vào cơ địa, thể trạng của người bệnh mà các vị thuốc, thảo dược mạnh gân cốt sẽ được sử dụng, gia giảm liều lượng khác nhau.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: