3 điều CỐT LÕI phải biết nếu muốn mạnh gân cốt
Làm mạnh gân cốt là nhu cầu và mong muốn của rất nhiều người hiện nay. Đôi khi, mong muốn quá lớn có thể khiến bạn quá nóng vội dẫn đến những sai lầm trong quá trình lựa chọn phương pháp cho chính mình. 3 điều lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn xác định lại lựa chọn của mình và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.
1. Bài thuốc giúp mạnh gân cốt
Làm mạnh gân cốt bằng bài thuốc Đông y là ưu tiên của nhiều người bởi tính an toàn, nguyên liệu thân quen, dễ kiếm. Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều người đánh giá cho là đáp ứng tốt nhất.
1.1. Bài thuốc với hy thiêm

Hy thiêm thường được dùng trong các bài thuốc giúp mạnh gân cốt
Hy thiêm là vị thuốc có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, dược liệu này phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cây hy thiêm có chứa chất darutine và các chất đắng daturosid, orientin… có tác dụng kháng viêm, hạ huyết áp và giãn cơ. Do đó, cây thường được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp như: bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi vai gáy và gối.
Bài thuốc chữa phong thấp từ Hy thiêm
- Nguyên liệu:
- Hy thiêm: 100g.
- Thiên niên kiện: 50g.
- Đường và Rượu: 1 lít.
- Cách chế biến: Đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị đi nấu thành cao.
- Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn.
1.2. Bài thuốc từ nhung hươu

Hàm lượng dinh dưỡng cao của nhung hươu giúp bổ gân cốt cực hiệu quả
Theo Đông y, nhung hươu vị thuốc được lấy từ phần sừng non chưa bị cốt hóa của con hươu đực. Nhung hươu có vị ngọt tính ôn quy vào hai kinh can thận, có tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt.
Bài thuốc ôn thận tráng dương từ nhung hươu:
- Nguyên liệu:
- Nhung hươu
- Rượu trắng
- Cách làm: Nhung hươu đem sao chung với rượu trắng sau đó tán thành bột mịn là có thể sử dụng
- Cách dùng: Mỗi lần uống 1 – 1,5g cùng với 1 bát nước sắc cây dâm dương hoắc.
Bài thuốc này hiệu quả trong các trường hợp: liệt dương, đái són, ù tai, đau nhức lưng.
Trường hợp bạn không có thời gian chế biến bài thuốc này thì bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được bào chế từ nhung hươu như Sâm nhung bổ thận TW3, Viên nhung hươu của công ty dược phẩm TW3.
1.3. Bài thuốc với ngưu tất

Ngưu Tất được trồng phổ biến tại Việt Nam từ lâu đời
Ngưu tất là vị thuốc được trồng phổ biến tại Việt Nam từ rất lâu đời. Theo các sách y học cổ truyền thì ngưu tất có vị chua đắng, quy vào kinh can thận có tác dụng bổ thận, bổ huyết tăng cường sức mạnh gân cốt.
Bài thuốc ngưu tất địa hoàng:
- Nguyên liệu chuẩn bị:
- Ngưu tất: 250g
- Địa hoàng: 250g
- Rượu: 1 lít
- Cách chế biến: Đem toàn bộ dược liệu làm sạch sau đó ngâm với rượu trong bình thủy tinh sạch trong 7 ngày là có thể dùng được
- Cách dùng: sử dụng 20ml/ lần x 2 lần/ ngày
- Công dụng bài thuốc: Giúp khắc phục cơn đau bụng dưới do tụ huyết, đau thắt lưng, phù nề đầu gối, gân cốt vô lực và lạnh các đầu ngón chân.
1.4. Bài thuốc với ngũ gia bì

Ngũ gia bì còn nhiều công dụng khác không chỉ riêng làm mạnh gân cốt
Ngũ gia bì là vị thuốc được tìm thấy ở khu vực các tỉnh phía nam Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Ngũ gia bì có vị cay, đắng, tính ôn quy vào hai kinh phế can thận.
Ngũ gia bì được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Nhức mỏi xương khớp, người mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Khắc phục tình trạng yếu sinh lý do thận yếu và suy nhược cơ thể.
Bài thuốc từ ngũ gia bì
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Ngũ gia bì sao vàng: 100g
- Rượu 30 độ 1 lít.
- Cách thực hiện: Ngũ gia bì làm sạch sau đó cho ngâm với rượu trong bình thủy tinh kín khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được
- Liều dùng: Liều dùng phổ biến là khoảng 30ml/ ngày chia 2 lần
- Công dụng bài thuốc: Trị các chứng liệt dương, nhức mỏi xương khớp, tê thấp.
1.5. Bài thuốc với hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ là vị thuốc đông y mạnh gân cốt được nhiều người biết đến
Hà thủ ô còn được gọi với một số tên khác như: giao đằng, dạ hợp, địa tinh… phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Công dụng chính của Hà Thủ ô đỏ là bổ máu, chống viêm được chỉ định trong các trường hợp: thận yếu, gan yếu; đau lưng, thấp khớp,
Bài thuốc mạnh gân cốt với hà thủ ô:
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hà thủ ô chế: 20g
- Bạch linh: 12g
- Ngưu tất 12g
- Đương quy 12g
- Thỏ ty tử 12g
- Phá cố chỉ 12g
- Câu kỷ tử 12g
- Kỷ tử 12g.
- Cách chế biến: Đem toàn bộ dược liệu đi tán thành bột mịn rồi luyện với mật ong để tạo thành viên hoàn.
- Cách dùng – liều dùng: Uống 2 lần/ ngày x 12g/ lần chiêu bằng nước muối loãng.
- Công dụng bài thuốc: Bài thuốc từ hà thủ ô đỏ có tác dụng ích thận, cố tinh sử dụng trong các trường hợp gan thận yếu, lưng gối nhức mỏi, di tinh, khí hư… .
1.6. Bài thuốc với đỗ trọng

Đỗ trọng sau khi được phơi khô
Đỗ trọng là một loại thảo dược chưa phổ biến nhiều tại Việt Nam. Theo y học cổ truyền, đỗ trọng có vị cay, ngọt tính bình quy vào kinh can thận với công dụng chủ yếu gồm có:
- Bổ khí huyết, ích tinh, kiện cân cốt.
- Bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt
- Trị thận suy gây co rút cột sống thắt lưng
- Giúp xương cốt dẻo dai, linh hoạt
Bài thuốc từ đỗ trọng:
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thục địa: 320g
- Hoài sơn: 240g
- Sơn thù: 200g
- Đơn bì: 120g
- Trạch tả: 120g
- Bạch linh: 160g
- Nhục quế 40g
- Nhụ tử: 40g
- Đỗ trọng: 120g
- Nhục thung dung: 50g.
- Cách chế biến:
- Bước 1: Đem thục địa đi nấu cao với mật ong.
- Bước 2: Dược liệu còn lại thì sấy khô rồi tán bột mịn. Sau đó, luyện bột dược liệu cùng với mật ong thục địa để được các viên hoàn 10g.
- Cách dùng – liều dùng: Sử dụng 2 lần/ ngày x 2 viên/ lần.
Xem thêm: 10+ bài thuốc mạnh gân cốt DỄ DÀNG thực hiện TẠI NHÀ!
2. Món ăn giúp mạnh gân cốt
Trong thực đơn mỗi ngày, bạn có thể bổ sung thêm các món ăn bổ gân cốt để luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh, hạn chế đau nhức xương khớp.
2.1. Thịt trâu nướng lá lốt

Thịt trâu nướng lá lốt vừa ngon vừa giúp mạnh gân cốt
Thịt trâu trong quan niệm y học cổ truyền có vị ngọt giúp bồi bổ khí huyết. Trong khi đó, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm có tác dụng trị phong hàn, tê thấp chân tay. Do đó, thịt trâu nướng lá lốt không chỉ là món ăn ngon mà còn giúp bồi bổ cơ thể, mạnh gân cốt hiệu quả.
Thịt trâu nướng lá lốt là món ăn vừa ngon vừa bổ
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt trâu ngon được băm nhỏ cùng một chút mỡ lợn và nêm chút gia vị
- Bước 2: Dùng lá lốt cuộn thịt trâu thành những miếng chả nhỏ
- Bước 3: Đặt chả lá lốt thịt trâu lên bếp than rồi nướng chín là được.
Món ăn này nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của người yếu xương khớp khoảng 2 – 3 lần/ tuần.
2.2. Lươn kho gừng
Sở dĩ lươn kho gừng được xếp vào món giúp làm mạnh gân cốt bởi cả 2 thành phần này đều rất có lợi cho xương khớp.
Thịt lươn trong Đông y có vị ngọt tính ôn giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, y học hiện đại cũng phát hiện trong thịt lươn có nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như: Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và vitamin D. Bên cạnh đó, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng chống viêm và cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.
Cách chế biến món lươn kho gừng:
- Bước 1: Làm sạch lươn với giấm và muối ăn sau đó cắt khúc khoảng 4cm rồi ướp cùng các gia vị cho hợp khẩu vị
- Bước 2: Xào sơ qua gừng sả ớt rồi cho lươn vào nồi đảo qua.
- Bước 3: Thêm vào nồi lươn 1 thìa nước hàng và 1 bát nước nhỏ.
- Bước 4: Đun dưới lửa nhỏ đến khi nước sệt lại sau đó nêm lại gia vị cho vừa ăn là được.
Bạn có thể ăn món này khoảng 1- 2 lần/ tuần.
2.3. Thịt dê xào
Trong Đông y, thịt dê có vị ngọt, tính nóng có tác dụng ích khí huyết, tráng dương đạo, khai vị kiện tỳ, ấm thận, ấm trung tiêu. Thịt dê thích hợp cho những người cơ thể bị hư nhược cần được bồi bổ giúp làm mạnh gân cốt. Trong quá trình chế biến thịt dê nên bổ sung những gia vị tốt cho xương khớp như gừng, tỏi, hạt tiêu
Cách chế biến thịt dê xào
- Bước 1: Thái mỏng thịt dê và chuẩn bị gia vị
- Bước 2: Ướp thịt dê chung với các loại gia vị như sả, ớt, gừng, tiêu, bột ngọt, nước mắm… trong khoảng 15 phút để thịt ngấm
- Bước 3: Cho khoảng 2 muỗng dầu ăn vào chảo rồi thêm gia vị đảo thơm sau đó trút thịt dê đã ướp vào đảo đều tay trên lửa lớn đến khi thịt chín tới là được. Khi ăn có thể rắc thêm chút bột tiêu để thịt thơm ngon hơn.
2.4. Đuôi bò hầm đu đủ

Đuôi bò hầm đu đủ thơm ngon và tốt cho sức khỏe
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong đuôi bò có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng như protein, lipid, Ca, P, Fe… Ngoài ra, thành phần collagen trong đuôi bò là dưỡng chất “cực” tốt cho xương khớp, da tóc. Trong Y học cổ truyền, đuôi bò được xếp vào món ăn có vị ngọt, ấm giúp bổ hư, kiện tỳ dưỡng huyết, mạnh gân cốt.
Cách chế biến đuôi bò hầm đu đủ
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Đuôi bò đem làm sạch rồi cắt khúc khoảng 40cm. Đu đủ bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Đậu xanh đem ngâm nước nóng rồi bỏ phần vỏ xanh.
- Bước 2: Cho hành vào chảo phi thơm sau đó đổ đuôi bò vào đảo đến khi thịt săn lại thì thêm khoảng 2 lít nước.
- Bước 3: Nước sôi thì thêm đậu xanh, đu đủ vào hầm nhỏ lửa đến khi đuôi bò mềm là được
- Bước 4: Nêm nếm lại gia vị và thêm rau thơm vào là có thể dùng được.
Theo chuyên gia dinh dưỡng bạn nên ăn món này khoảng 2 – 3 lần/ tuần để tốt nhất cho sức khỏe.
2.5. Chân vịt hầm ý dĩ, một số loại nấm
Trong Đông y, thịt vịt được xếp vào nhóm thực phẩm có vị ngọt mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, hòa ngũ tạng. Món ăn vịt có tác dụng bổ hư, dưỡng gân cốt, thông huyết mạnh tốt cho người muốn bồi bổ gân cốt.
Cách chế biến món chân vịt hầm như sau:
- Bước 1: Chân vịt đem loại bỏ phần màng vàng và móng vịt, rửa sạch.
- Bước 2: Cho hành, tỏi vào đảo thêm rồi cho chân vịt vào tiếp tục đảo để ngấm gia vị tốt hơn.
- Bước 3: Thêm nước rồi đun đến khi sôi thì bổ sung thêm ý dĩ, nấm hương.
- Bước 4: Hầm nhỏ lửa đến khi chân vịt là ý dĩ mềm là được
Bạn có thể ăn món này 1 – 2 lần/ tuần để có bồi bổ cơ thể, tốt cho xương khớp.
Xem thêm: 15 món ăn mạnh gân cốt HIỆU QUẢ, DỄ LÀM
3. Bài tập giúp mạnh gân cốt, tăng sự dẻo dai cho cơ thể
Bên cạnh thuốc và thực phẩm bổ sung, bạn cũng cần xây dựng thói quen tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, gân cốt khỏe mạnh. Một số bài tập tốt cho xương khớp như:
3.1. Bài tập bơi lội
Các động tác lúc bơi lội kết hợp với lực nâng của nước giúp kéo giãn khớp xương, giảm áp lực lên khung xương từ đó giúp cơ thể thư giãn và hạn chế được các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức xương. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên tập bơi khoảng 3 lần/ tuần và mỗi lần khoảng 30 phút.
3.2. Bài tập đi bộ

Chạy bộ nhẹ nhàng mỗi ngày giúp gân cốt khỏe hơn
Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng có thể tác động đồng thời đến các bộ phận, khớp xương giúp cơ thể trở nên linh hoạt và nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, quá trình tập luyện cũng thúc đẩy khí huyết trong cơ thể lưu thông, từ đó tăng cường khả năng sửa chữa các tổn thương, hạn chế các triệu chứng đau nhức xương khớp. Đồng thời giúp bạn ăn ngủ tốt hơn.
Bạn nên dành thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút vào buổi sáng hoặc buổi tối.
3.3. Bài tập yoga
Yoga không đơn giản là một bài tập luyện thể chất mà còn là phương pháp trị liệu cho những người đang mắc các chứng bệnh về xương khớp. Yoga hướng tới sự điều chỉnh cân bằng nguồn năng lượng trong cơ thể và năng lượng bên ngoài môi trường. Thông qua việc điều chỉnh năng lượng, cơ thể sẽ phục hồi và loại bỏ được các chứng bệnh trong đó có cả các vấn đề về gân cốt.
3.4. Bài tập với bóng tennis
Bạn chỉ cần đặt 2 quả bóng tennis dưới lưng theo chiều dọc sau đó đẩy người nhẹ nhàng qua lại trên quả bóng. Động tác này giúp tạo ra lực trên lưng giống như massage nhẹ nhàng, ngoài ra, động tác di chuyển qua lại cũng giúp tăng sức mạnh phần lưng và khắc phục được các triệu chứng đau nhức lưng hiệu quả.
Tổng hợp 3 điều cốt lõi nên làm nếu muốn mạnh gân cốt gồm có: bài thuốc – thực phẩm – tập luyện cần được phối hợp hài hòa và kiên trì trong thời gian dài mới có thể đạt được kết quả tốt nhất. Hãy thực hiện từ hôm nay để duy trì hệ xương chắc khỏe nhé!
Các tin cùng chuyên mục:

8 THẢO DƯỢC MẠNH GÂN CỐT CHẮC KHỎE XƯƠNG
Trong Đông y, các loại thảo dược như đương quy, hà thủ ô, ngũ gia bì, dây đau xương… được xem là những thảo dược mạnh gân cốt, mang lại sự dẻo dai cho...

Top 8 Thuốc mạnh gân cốt + Lưu ý khi mua và sử dụng
Đối với những người xương khớp yếu, đau nhức thường xuyên thì sử dụng thuốc mạnh gân cốt là một phương pháp hữu hiệu. Nhưng cách chọn như thế nào...

Bổ thận mạnh gân cốt: 5 điều có thể BẠN CHƯA BIẾT !!!
Người ta thường bảo “Bổ thận mạnh gân cốt”. Nhưng tại sao bổ thận lại mạnh gân cốt trong khi thận, gân, xương lại thuộc các cơ quan khác nhau? Hãy...

Cách làm mạnh gân cốt KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Một cơ thể với hệ xương khớp khỏe mạnh là niềm mơ ước không chỉ của nhiều người già mà ngay cả với nhiều người trẻ tuổi ngày nay. Vậy có cách...
![[Hỏi – Đáp] Thuốc nam giúp mạnh gân cốt, giảm đau, giảm viêm](https://viennhunghuoutw3.vn/wp-content/uploads/2020/01/cay-thien-nien-kien-200x150.jpg)
[Hỏi – Đáp] Thuốc nam giúp mạnh gân cốt, giảm đau, giảm viêm
Từ xưa ông cha ta đã ứng dụng những loại thuốc nam vào chữa trị nhiều bệnh. Trong số đó thuốc nam mạnh gân cốt cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy...
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.