10+ bài thuốc mạnh gân cốt TỐT NHẤT


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-01-13 18:21:54

Cơ quan trong cơ thể cũng như một cỗ máy, không thể lúc nào cũng hoạt động tốt và trơn tru. Nhiều người thường bổ sung những bài thuốc mạnh gân cốt giúp tăng cường sự dẻo dai của xương và sự linh hoạt trơn tru của các khớp. Những bài thuốc đó là gì và thực hiện ra sao. Hãy cũng tham khảo bài viết sau đây nhé.

1. Bài thuốc mạnh gân cốt với cẩu tích

Cẩu tích bồi bổ can thận, mạnh gân cốt vùng lưng gối

Cẩu tích bồi bổ can thận, mạnh gân cốt vùng lưng gối

Cẩu tích hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là lông cu li. Loại thảo dược này được tìm thấy ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam – Đà Nẵng đến khu vực Lâm Đồng.

Để dùng làm thuốc, người ta thường sử dụng phân thân rễ của cây bao gồm cả phần lông vàng phủ bên ngoài. Cẩu tích là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với công dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp.

Các trường hợp được khuyến cáo nên sử dụng cẩu tích gồm có: người bị phong tê thấp, nhức mỏi lưng, tiểu không kiểm soát, di tinh…

Bài thuốc mạnh gân cốt từ cẩu tích như sau:

Nguyên liệu:

  • Cẩu tích: 12g
  • Ngưu tất: 12g
  • Mộc qua: 12g
  • Tang chi: 12g
  • Tùng tiết: 12g
  • Tần giao: 12g
  • Quế chi: 12g
  • Đương quy: 12g
  • Hổ cốt: 12g
  • Thục địa: 20g

Công dụng: Bài thuốc được sử dụng để điều trị chứng huyết hư, đau khớp chân tay, đau nhức người mệt mỏi.

Xem thêm: Các loại thuốc đông ý mạnh gân cốt [Giải đáp cùng chuyên gia] 

2. Bài thuốc làm mạnh gân cốt với nhung hươu

Bài thuốc từ nhung hươu giúp mạnh gân cốt hiệu quả

Nhung hươu là phần sừng non chưa bị cốt hóa

Nhung hươu là phần sừng non của con hươu chưa bị cốt hóa. Trong y học cổ truyền, nhung hươu là một trong bốn vị dược liệu quý chuyên dùng để bồi bổ sức khỏe cho những người giàu có trong xã hội. Nhung hươu có vị ngọt tính ấm có tác dụng ôn thận, bổ máu, bổ sinh khí và làm mạnh gân cốt.

Bài thuốc mạnh gân cốt từ nhung hươu:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nhung hươu: 40g (thái mỏng, giã nát),
  • Hoài sơn: 40g

Cách chế biến: Hai vị dược liệu trên đem giã nát sau đó ngâm với rượu trong 7 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 10 – 20ml chia làm 2 lần. Khi rượu hết có thể lấy bã tán thành bột mịn rồi uống

Công dụng bài thuốc: Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, lạnh tư chi, đầu gối thắt lưng nhức mỏi.

Lưu ý: Nhung hươu là dược liệu quý hiếm nên rất khó mua với số lượng nhỏ. Ngoài ra, việc sơ chế nhung hươu không đúng cách có thể gây hại cho người sử dụng nên cần thận trọng trong quá trình chế biến.

Trường hợp không thể tìm mua được dược liệu, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm uy tín như Sâm nhung bổ thận của TW3 (bổ thận mạnh gân cốt) và viên nhung hươu của TW3 để tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như làm mạnh gân cốt hiệu quả.

Sản phẩm viên nhung hươu TW3

Hình ảnh sản phẩm viên nhung hươu TW3

Hai sản phẩm này sử dụng nguyên liệu nhung hươu Maral Nga nổi tiếng trên thế giới nên người sử dụng có thể an tâm về chất lượng. Ngoài ra, liều lượng trong sản phẩm cũng được nghiên cứu kỹ nên bạn sẽ không lo dùng quá liều gây hại cho cơ thể.

Số điện thoại tư vấn và liên hệ mua hàng: 1900 3199

3. Bài thuốc mạnh gân cốt với ngũ gia bì

Ngũ gia bì được ứng dụng nhiều trong bài thuốc mạnh gân cốt

Ngũ gia bì được ứng dụng nhiều trong bài thuốc mạnh gân cốt

Ngũ gia bì còn được gọi với một số tên khác như xuyên gia bì hay thích gia bì.. Vị dược liệu này có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường sử dụng vỏ thân làm thuốc.

Theo Đông y, ngũ gia bì có vị đắng, tính mát có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng điều trị đau khớp hiệu quả. Nghiên cứu hiện đại phát hiện trong ngũ gia bì có hàm lượng dinh dầu, saponin, tanin… giúp trị đau khớp.

3.1. Bài thuốc sắc uống từ ngũ gia bì tốt cho gân cốt

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngũ gia bì: 15g
  • Thương truật: 10g
  • Tần giao :10g
  • Hy thiêm thảo: 10g
  • Lão quán thảo 12g

Công dụng: Bài thuốc chuyên trị thấp khớp.

Bài thuốc 2:

  • Ngũ gia bì: 10g
  • Tang chi: 10g
  • Kê huyết đằng: 10g
  • Độc hoạt: 10g
  • Uy linh tiên: 10g

Công dụng: Trị các chứng đau nhức khớp tay chân

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu:

  • Ngũ gia bì: 200g
  • Mộc qua: 200g

Tùng tiết (mấu cành thông): 200g

Công dụng bài thuốc: Bài thuốc trị các chứng đau nhức lưng kèm theo gân xương co quắp

Bài thuốc 4:

Nguyên liệu:

  • Địa cốt bì: 100g
  • Ngũ gia bì: 100g

Công dụng bài thuốc: Trị đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể.

3.2. Bài thuốc ngâm rượu với ngũ gia bì tốt cho gân cốt

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị:

  • Ngũ gia bì: 240g
  • Đương quy: 150g
  • Ngưu tất: 120g
  • Rượu: 2 lít

Công dụng bài thuốc: Trị đau nhức, sưng tấy khớp gối gây vận động khó khăn.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị:

  • Ngũ gia bì tán mịn
  • Rượu

Công dụng bài thuốc: Bài thuốc sử dụng trong các trường hợp đau nhức cơ xương, sưng khớp, bại liệt.

Lưu ý: Ngũ gia bì là vị thuốc vị cay, tính ôn có thể làm tổn hại phần âm trong cơ thể, do đó, không thích hợp cho những người âm hư hỏa vượng.

4. Bài thuốc mạnh gân cốt với hy thiêm

Hy thiêm giúp trị phong thấp, đau nhức xương khớp

Hy thiêm giúp trị phong thấp, đau nhức xương khớp

Hy thiêm còn được gọi là Hy tiên, Hy thiêm thảo, chó đẻ… là vị thuốc có nguồn gốc từ vùng phía Nam của Trung Quốc. Hy thiêm là một trong những vị thảo dược mạnh gân cốt hiếm hoi có đồng thời 3 tác dụng quan trọng: Mạnh gân cốt – Giảm đau nhức – Bổ huyết, hoạt huyết.

Theo các sách cổ ghi chép thì Hy Thiêm có vị đắng, tính hàn tác dụng vào 2 kinh can, thận giúp khử phong thấp, đau lưng mỏi gối, mạnh gân cốt, đau nhức xương khớp, tê bại nửa người. Ngoài ra, dược liệu này cũng được sử dụng để  an thần, hạ áp, hoạt huyết, bổ huyết, thông kinh lạc.

Dưới đây là chia sẻ về bài thuốc mạnh gân cốt với hy thiêm.

Bài thuốc 1: Bài thuốc chữa tê mỏi, trị phong thấp và đau nhức xương khớp.

Nguyên liệu:

  • Bột Hy thiêm: 10 lượng
  • Bột Thiên niên kiện: 3 lượng
  • Bột Xuyên khung: 2 lượng

Đem các bột này trộn đều rồi tán hoàn, ngày uống 2 lần mỗi lần 4 – 5 viên lúc đói.

Bài thuốc 2: Chữa phong tê thấp

  • Hy thiêm thảo: 250 lượng
  • Thiên niên kiện: 12 lượng
  • Rượu trắng: 1 lít.
  • Đường

Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị được nấu thành cao rồi uống 2 lần/ ngày vào trước bữa ăn.

Bài thuốc 3: Chữa phong thấp, viêm đa khớp dạng thấp.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hy thiêm: 4 lượng
  • Đường đen

Đem hy thiêm đi sắc lấy nước cốt rồi thêm đường đen tiếp tục cô thành cao. Ngày uống 2 lần.

5. Bài thuốc mạnh gân cốt với ngưu tất

Vị thuốc ngưu tất khá dễ kiếm tại Việt Nam

Vị thuốc ngưu tất khá dễ kiếm tại Việt Nam

Ngưu tất còn được gọi là cỏ xước, bách hội, ngưu tịch. Đây là loại thảo dược mạnh gân cốt phổ thông và khá dễ tìm. Bạn có thể tìm thấy ngưu tất ở các nước như Việt Nam, Nepal, Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong Đông y, Ngưu tất là dược liệu có vị đắng, tính ôn quy vào 2 kinh can thận do đó có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, trừ ứ, bổ can thận.

Các bài thuốc từ ngưu tất tốt cho xương khớp.

Cháo ngưu tất khô gạo lứt: chữa đau khớp, đau lưng, mỏi gối, viêm khớp, phong hàn tê thấp.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngưu tất khô: 20g (gồm thân và lá)
  • Gạo lứt: 100g

Đem các dược liệu làm sạch rồi nấu thành cháo. Chia ra làm 2 – 3 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng.

Rượu ngưu tất đậu đen: Trị đau lưng mỏi gối, co quắp khớp xương, miệng khô, đau rát họng, phong thấp.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngưu tất: 95g
  • Sinh địa hoàng: 95g
  • Đậu đen: 95g.
  • Rượu trắng: 1,5 lít

Bạn chỉ cần rang chín đậu đen rồi trộn với ngưu tất, sinh địa được nghiền nát sau đó hấp chín rồi bọc trong vải ngâm với 1, 5 lít rượu. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 15 – 30ml trước bữa ăn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ.

Ngưu tất sắc thuốc: Bài thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngưu tất: 12g
  • Phòng phong: 12g
  • Tang ký sinh: 12g
  • Độc hoạt: 12g
  • Tục đoạn: 12g
  • Ý dĩ: 12g
  • Đương quy: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Bạch thược: 12g
  • Đảng sâm: 12g
  • Tần giao: 10g
  • Quế chi: 8g
  • Xuyên khung: 8g
  • Tế tân: 6g
  • Cam thảo mỗi vị: 6g

Đem tất cả dược liệu làm sạch rồi sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

6. Bài thuốc mạnh gân cốt với hà thủ ô

Hà thủ ô còn được gọi là dạ hợp, giao đằng, địa tinh. Vị thảo dược này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Bộ phận dùng làm thuốc của cây hà thủ ô là phần rễ củ được phơi, sấy khô.

  • Trong Đông Y, Hà thủ ô có vị đắng hơi chát, tính ấm quy vào kinh can, thận. Hà thủ ô được dùng để Bổ can thận, chữa suy thận, yếu gan.
  • Đau nhức lưng, thấp khớp, di tinh.
  • Thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém.
  • Dị ứng, mẩn ngứa và các bệnh ngoài da.

Bài thuốc mạnh gân cốt từ cây hà thủ ô

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hà thủ ô: 1 kg.
  • Đường phèn: 0,5 kg.
  • Rượu gạo trắng loại ngon: 3 – 4 lít.

Bạn chỉ cần cho hà thủ ô vào bình thủy tinh sạch, sau đó đổ rượu và thêm đường phèn vào ngâm khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 – 3 ly để cho hiệu quả tốt nhất.

7. Món ăn kết hợp với thảo dược giúp mạnh gân cốt

Nếu không thích sử dụng thảo dược như một vị thuốc, bạn có thể kết hợp chúng với một số loại thực phẩm để tạo nên các món ăn trong bữa cơm hàng ngày cũng cho hiệu quả rất tốt. Một số món điển hình như:

  • Lá lốt cuốn thịt trâu nướng
  • Ba kích nấu xương bò
  • Đỗ trọng hầm đuôi heo
  • Hạt dẻ hầm thịt lợn
  • Nhục thung dung nấu thịt dê…

Xem thêm: Top 10 món ăn mạnh gân cốt HIỆU QUẢ, DỄ LÀM

Trên đây là những bài thuốc mạnh gân cốt phổ biến được nhiều người tin dùng. Bạn có thể dễ dàng chế biến và ứng dụng những bài thuốc này tại nhà. Tuy nhiên hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: