Ngồi dậy bị hoa mắt | 16 nguyên nhân và 11 cách chữa trị bạn nên biết


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-10-05 15:48:17

Nhiều người thường chủ quan khi ngồi dậy bị hoa mắt mà không hay biết rằng nó có thể là dấu hiệu bất ổn của sức khỏe như huyết áp thấp tư thế, cơ thể thiếu nước, chóng mặt … thậm chí là bệnh tim, hạ đường huyết.

Nội dung bài viết

1. Nguyên nhân gây hiện tượng ngồi dậy bị hoa mắt chóng mặt

Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt. Hiện tượng này là hậu quả của việc máu kém lưu thông, thiếu máu não. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra?

Ngồi dậy bị hoa mắt khiến bạn choáng váng, say sẩm

Ngồi dậy bị hoa mắt khiến bạn choáng váng, say sẩm

1.1. Do nằm quá lâu

Khi bạn giữ nguyên một tư thế quá lâu như nằm, ngồi hay đứng quá lâu sẽ làm tăng lượng máu ở một vùng cơ thể nào đó. Chính điều này là lý do dẫn đến tình trạng hoa mắt khi bạn đột ngột thay đổi tư thế.

1.2. Thiếu nước, quá nóng

Khi thời tiết quá nóng hoặc khi bạn lao động tập luyện với cường độ cao sẽ làm cho cơ thể của bạn thiếu nước khiến máu cô đặc, tốc độ chảy chậm hơn dẫn đến hạ huyết áp.

1.3. Hạ huyết áp tư thế

Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất của hiện tượng này. Khi bạn ngồi mà đứng dậy đột ngột, phần cơ thể phía trên bị thiếu máu và huyết áp sẽ giảm.

Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn. Đồng thời các mạch máu dưới chân co lại để làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến phản xạ này. Gây ra hiện tượng hạ huyết áp tư thế đứng và bạn sẽ thấy hoa mắt chóng mặt khi đứng lên.

Hiện tượng này có thể biến mất sau sau một vài giây đến ít phút sau khi đứng, một vài trường hợp có thể làm bạn bị ngất xỉu.

1.4. Chóng mặt tư thế

Hiện tượng chóng mặt khi thay đổi tư thế hầu hết đều do rối loạn tiền đình – rối loạn cơ quan cảm biến gây ra.

Khi có những rối loạn hay tổn thương tiền đình, bạn sẽ bị mất cân bằng về tư thế từ đó xuất hiện cảm giác choáng, đi không vững, hoa mắt…

1.5. Ăn ít, nhịn ăn

Ăn ít hay nhịn ăn có thể làm cho đường huyết trong máu giảm, tụt huyết áp và đó chính là nguyên nhân dẫn đến hoa mắt chóng mặt.

1.6. Mang thai

Mang thai khiến cơ thể bạn có nhiều thay đổi. Các hormone tăng khiến các mạch máu giãn ra để tăng lưu lượng máu nuôi em bé. Nhưng lại làm làm huyết áp của bạn thấp hơn bình thường, giảm lưu lượng máu đến não và gây hoa mắt khi ngồi dậy, đứng dậy.

Chóng mặt cũng có thể do lượng đường trong máu thấp. Khi cơ thể bạn chưa thích nghi kịp với những sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất khi mang thai hoặc do tử cung phát triển gây áp lực lên các mạch máu.

1.7. Thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu khiến cơ thể bạn mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, hay bị hoa mắt chóng mặt.

1.8. Uống rượu

Rượu là một chất lợi tiểu vì thế khi uống rượu sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước. Đồng thời, rượu làm kích thích niêm mạc dạ dày, gây trào ngược, suy yếu tế bào não gây chóng mặt, hoa mắt.

Rượu cũng làm giảm đường huyết, hạ huyết áp trong cơ thể. Đây chính là lý do giải thích vì sao uống rượu có thể dẫn đến tình trạng ngồi dậy bị hoa mắt.

1.9. Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức sẽ làm bạn mất khá nhiều nước, làm cho lượng đường trong máu giảm và có thể gây tụt huyết áp tư thế.

2. Đang nằm ngồi dậy bị choáng, hoa mắt nguyên nhân do đâu?

Choáng váng, hoa mắt làm phiền bạn khi thức dậy vào buổi sáng

Choáng váng, hoa mắt làm phiền bạn khi thức dậy vào buổi sáng

Thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn máu não khiến cho cơ thể bạn không thể thích nghi kịp với việc bạn đột ngột thay đổi tư thế từ nằm sang tư thế đứng và bạn sẽ bị choáng, xây xẩm mặt mày.

Dưới đây là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

2.1. Mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở trong khi ngủ là một chứng bệnh khá nguy hiểm. Thường gặp ở những người béo phì, cổ ngắn.

Việc ngừng thở trong một thời gian ngắn sẽ không cung cấp đủ oxy cho não bộ. Dẫn đến tình trạng chóng mặt vào buổi sáng.

2.2. Độ cao gối chưa phù hợp

Gối quá cao làm cột sống cổ của bạn “mệt mỏi”, gối quá thấp hoặc không sử dụng gối sẽ khiến cho máu dồn xuống não quá nhiều từ đó gây hoa mắt, chóng mặt vào buổi sáng.

2.3. Dùng thiết bị điện tử thời gian kéo dài

Ánh sáng xanh và các bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng sẽ ảnh hưởng đến bộ não, thị lực và thần kinh của bạn.

Đặc biệt ảnh hưởng đến việc sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng điều khiển giấc ngủ. Khó ngủ, thiếu ngủ sẽ làm bạn choáng váng khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.

2.4. Không tắt đèn khi ngủ

Để đèn sáng khi bạn đi ngủ là nguyên nhân cơ thể không thể sản sinh ra Hormone Melatonin gây khó ngủ, làm giấc ngủ của bạn không được sâu giấc. Đồng thời nó sẽ làm bạn bị hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy vào buổi sáng.

3. Ngồi dậy bị hoa mắt là bệnh gì?

Hoa mắt có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh

Hoa mắt có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh

Nếu tình trạng ngồi dậy bị hoa mắt diễn ra thường xuyên, trên vài phút hoặc làm cho bạn ngất xỉu, đồng thời bạn có thêm những dấu hiệu đáng nghi khác đi kèm. Rất có thể bạn đang mang trong mình một số căn bệnh nguy hiểm dưới đây.

3.1. Bệnh tim

Ngồi dậy bị hoa mắt chóng mặt hoặc mất thăng bằng đi kèm theo những dấu hiệu như tức ngực khó thở, tim đập nhanh, nhanh mệt và kiệt sức, buồn nôn hoặc nôn… Bạn nên đi khám vì rất có thể bạn đang mắc bệnh tim mạch.

3.2. Hạ đường huyết

Khi nồng độ đường trong máu dưới 3,9mmol/l sẽ gây ra tình trạng thiếu glucose trong máu và gây ra một vài rối loạn cho cơ thể. Hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy, ngồi dậy là dấu hiệu nhận biết đầu tiên.

Ngoài ra hạ đường huyết còn đi kèm theo những biểu hiện như run tay, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu…

3.3. Tai biến mạch máu não

Hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng. Đặc biệt khi đứng dậy là biểu hiện của việc cơ thể thiếu máu não và cũng là dấu hiệu báo hiệu tai biến rất phổ biến.

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu như dáng đi bất thường, nói lắp, khó nói, mặt méo, một bên tay chân khó hoặc không cử động được cần nhanh chóng cấp cứu đến bệnh viện.

3.4. U não

U não là một căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Ngồi dậy bị hoa mắt là một triệu chứng rất nhỏ.

Nhưng nếu chúng đi kèm theo những cơn đau đầu dữ dội và liên tục, có vấn đề về thăng bằng hay thay đổi thị lực đột ngột, bạn cần nên đi khám ngay.

3.5. Parkinson

Parkinson là một bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển thường gặp ở người trên 60 tuổi. Hoa mắt chóng mặt khi ngồi dậy không phải là triệu chứng điển hình như các triệu chứng như cứng cơ, giảm vận động hay run rẩy. Nhưng cũng là một dấu hiệu nhắc nhở mà bạn cần chú ý.

3.6. Tiền đình ốc tai

Tiền đình có nhiệm vụ điều chỉnh khả năng thăng bằng trong cơ thể. Khi ngồi dậy bị hoa mắt, choáng váng, đứng không vững bạn cũng có thể nghĩ đến các bệnh liên quan đến tiền đình ốc tai như rối loạn tiền đình hay viêm dây thần kinh tiền đình.

3.7. Rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu lên não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên khi bạn có hiện tượng hoa mắt, choáng váng khi ngồi dậy hoặc đứng lên.

3.8. Bệnh ở hệ thần kinh

Có rất nhiều những bệnh khác nhau liên quan đến hệ thần kinh. Có thể là hệ thần kinh ngoại biên hoặc hệ thần kinh trung ương.

Mỗi căn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng có một số triệu chứng chung thường gặp nhất là ngồi dậy bị hoa mắt, chóng váng, đau đầu đột ngột  hoặc dai dẳng, run và co giật, nói lắp, trí nhớ giảm….

Tất cả những thông tin trên đây đều mang ý nghĩa tham khảo để bạn có thể tự bảo vệ và theo dõi sức khỏe của mình tại nhà.

Khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám chuyên khoa, không tự ý chẩn đoán bệnh. Đồng thời cũng không tùy tiện sử dụng thuốc chữa hoa mắt chóng mặt mà không có chỉ định từ bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm.

4. Ngồi dậy bị hoa mắt có nguy hiểm không?

Đại đa số những cơn choáng váng, hoa mắt khi ngồi dậy đều lành tính, ít nguy hiểm. Nhưng gây ra một số những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Đừng quá chủ quan nếu hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống xảy ra thường xuyên và có kèm theo nhiều triệu chứng khác. Có thể bạn mắc phải như u não, một số căn bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, huyết áp… Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết để chẩn đoán và điều trị chính xác

5. Xây dựng thói quen tốt mỗi ngày giảm ngồi dậy bị hoa mắt

Để có thể hạn chế được tình trạng ngồi dậy bị hoa mắt và bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên thực hiện một số thói quen tốt sau:

5.1. Không thay đổi tư thế đột ngột

Nếu bạn cần đứng dậy, hãy từ từ thay đổi tư thế để cơ thể có thể dần điều chỉnh và thích nghi để tránh gây thiếu máu cục bộ.

5.2. Chia nhỏ nước thành nhiều lần uống trong ngày

Bổ sung đủ từ 2-2,5l nước mỗi ngày

Bổ sung đủ từ 2-2,5l nước mỗi ngày

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Đồng thời, khi uống nước, bạn nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống nước quá nhiều trong một lần. Để tránh làm loãng máu từ đó giảm lượng oxy đến các tế bào đồng thời tích tụ khí cacbonic và chất độc trong cơ thể.

5.3. Tắm từ phần dưới cơ thể dần về tim

Tất cả các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân của mình nên tắm từ dưới chân tắm lên phía trên. Khi bạn tắm theo cách này, cơ thể sẽ từ từ thích nghi với sự thay đổi. Máu đổ về tim và giúp việc lưu thông ổn định và dễ dàng hơn rất nhiều.

5.4. Ngủ ở tư thế thích hợp

Tư thế ngủ đúng và chiều cao gối phù hợp sẽ giúp bạn không chỉ ngủ ngon và sâu giấc mà còn làm giảm những cơn đau lưng cứng cổ. Máu lưu thông đều khắp cơ thể, không còn tình trạng lưu thông máu kém, thiếu máu lên não gây chóng mặt hoa mắt khi bạn ngồi dậy vào buổi sáng.

5.5. Tập thể dục mỗi ngày

Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp bạn có thể tạm biệt tình trạng hoa mắt khi đứng dậy, ngồi dậy mà còn giúp nâng cao sức khỏe, ổn định huyết áp. Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, không tập luyện sức và uống nước đầy đủ khi tập.

5.6. Tránh dùng thiết bị điện tử trong nhiều giờ liên tục

Bạn nên thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn ra xa, nhỏ nước mắt thường xuyên, massage mắt. Tránh dùng thiết bị điện tử trong môi trường kém ánh sáng hay trước khi đi ngủ.

6. Thực phẩm tốt cho người ngồi dậy bị hoa mắt

6.1. Bổ sung thực phẩm chứa sắt

Sắt là nguyên liệu cần thiết trong quá trình tổng hợp hemoglobin – chất vận chuyển oxy cho tế bào cơ thể và myoglobin – chất dự trữ oxy cho cơ thể. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt phòng chống thiếu máu, cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt.

6.2. Tăng cường rau xanh và trái cây

Đừng quên rau xanh trong thực đơn của mình hàng ngày

Đừng quên rau xanh trong thực đơn của mình hàng ngày

Rau xanh và trái cây là “ngân hàng” vitamin và khoáng chất giúp bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể, cân bằng dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

6.3. Thực phẩm chứa vitamin B6

Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 cũng rất hữu ích trong trường hợp này. Vitamin B6 giúp cải thiện chức năng não, giúp mang oxy và chất dinh dưỡng đến não, loại bỏ cảm giác chóng mặt, hỗ trợ sản xuất những chất dẫn truyền thần kinh.

Thực phẩm giàu vitamin B6 gồm các loại ngũ cốc, thịt gia cầm, khoai tây, chuối, cá hồi, cá ngừ, các loại đậu, hạt dinh dưỡng, một số loại rau lá màu xanh đậm.

6.4. Thực phẩm giàu vitamin C

Các nhà khoa học đã chứng minh: Sử dụng 600mg vitamin C hàng ngày liên tục trong 2 tháng bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ ràng. Sử dụng vitamin C hàng ngày giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt đặc biệt là hiện tượng ngồi dậy bị hoa mắt.

Vitamin C có nhiều trong rau xanh và trái cây đặc biệt là những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi…kiwi, ổi, xoài, dứa …hay một số loại rau củ như súp lơ, cà chua, rau.

6.5. Gừng

Không chỉ có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng và trị các bệnh về đường tiêu hóa, gừng còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.

6.6. Dùng nhung hươu bồi bổ cơ thể

Nhung hươu là 1 trong 4 loại dược liệu quý hiếm

Nhung hươu là 1 trong 4 loại dược liệu quý hiếm

6.6.1. Tác dụng của nhung huơu với sức khỏe

Nhung hươu là một trong bốn loại thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụ” có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Nhờ 29 loại acid amin cùng rất nhiều vitamin.

Khoáng chất trong nhung hươu giúp bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng. Đặc biệt rất tốt với những người thiếu máu, hay hoa mắt chóng mặt, người mới ốm dậy, người sau phẫu thuật xạ trị, người già và trẻ em.

Nhung hươu có thể sử dụng dưới nhiều dạng như nhung hươu tươi thái lát, nhung hươu khô hay viên nhung hươu. Nhung hươu được sử dụng để nấu cháo, nấu canh, ngâm rượu, ngâm với thuốc bắc để sử dụng. Nhưng thuận lợi và đơn giản nhất là sử dụng viên nhung hươu dễ uống, dễ bảo quản.

6.6.2. Viên nhung hươu được bào chế thuận tiện cho ngươi sử dụng

Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay là sản phẩm nhung hươu được bào chế dưới dạng viên nang của công ty dược phẩm TW3. Sản phẩm được sản xuất từ nhung hươu Siberia chất lượng cao cùng dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO.

Viên uống nhung hươu TW3 giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị hoa mắt

Viên uống nhung hươu TW3 giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị hoa mắt

Sản phẩm viên nang nhung hươu của công ty dược phẩm TW3 giữ nguyên được những dưỡng chất quý giá có trong nhung hươu tươi. Sản phẩm viên nhung hươu phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng như:

  • Người già, người suy nhược cơ thể, người gầy yếu, ăn uống kém.
  • Người thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, ù tai do thiếu máu não.
  • Bệnh nhân sau sau phẫu thuật, xạ trị, người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh.
  • Những người cần tăng cường sức khỏe, tăng cường sinh lực, người có sức đề kháng kém.

Đặc biệt, với những người thường xuyên có hiện thường ngồi dậy bị hoa mắt, viên nhung hươu giúp bổ huyết, hoạt huyết giúp tăng cường lưu thông máu đi nuôi cơ thể, tăng cường lượng Hemoglobin trong cơ thể.

Xem thêm:

6.7. Những thực phẩm cần hạn chế

Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần tăng cường sử dụng, người bị hoa mắt chóng mặt khi ngồi dậy, đứng lên cần hạn chế những nhóm thực phẩm sau:

  • Đồ ăn quá nhiều muối.
  • Đồ ăn quá nhiều đường.
  • Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.

Duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng giữa làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, tập luyện. Xây dựng chế độ ăn uống cân đối khoa học là cách đơn giản và hiệu quả để giúp bạn có một tinh thần thoải mái, tăng cường sức khỏe phòng chống và cải thiện tình trạng ngồi dậy bị hoa mắt.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: