11 Biện pháp XÓA TAN hoa mắt tim đập nhanh


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-10-11 08:26:08

Nhịp tim nhanh là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp với triệu chứng dễ nhận thấy là hoa mắt tim đập nhanh và mạnh, rung và có nhịp bất thường, có cảm giác hồi hộp

Xem thêm:

1. Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

So sánh nhịp tim bình thường và tim đập nhanh

So sánh nhịp tim bình thường và tim đập nhanh

Nhịp tim nhanh là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp với triệu chứng dễ nhận thấy là tim đập nhanh và mạnh, rung và có nhịp bất thường, có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực và khó thở. 

Những người bình thường, nhịp tim thường từ 60 – 100 lần/ phút, nếu nhịp tim trên 100 lần/ phút được xếp vào nhóm những người có nhịp tim nhanh. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh như:

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Là phản ứng của cơ thể khi gặp một số vấn đề sau:

  • Căng thẳng, stress, lo âu sợ hãi có thể diễn ra trong đời sống hàng ngày
  • Khi vận động, tập luyện thể thao với cường độ mạnh, lao động nặng
  • Sử dụng rượu bia, cà phê hay các chất kích thích
  • Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi: phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hay đang trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc giảm cân, thuốc hen suyễn, thuốc thông mũi dùng đường hít
  • Mất cân bằng điện giải. Một số người khi tiêu thụ quá nhiều đường, chất béo, tinh bột hoặc muối nitrat sẽ có nhịp tinh nhanh

Tim đập nhanh do một trong những nguyên nhân ở trên thường vô hại, chúng sẽ tự hết sau khi bạn có những điều chỉnh phù hợp.

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ở một vài trường hợp cũng có thể bạn đang mắc chứng rối loạn nhịp tim cũng như những căn bệnh về tim mạch khác như:

  • Bệnh động mạch vành
  • Suy tim
  • Các bệnh liên quan đến van tim
  • Các bệnh về cơ tim
  • Tiền nhồi máu cơ tim

Vì vậy, khi bạn có nhịp tim nhanh trên 100 lần/ phút, nhịp nhanh cả khi đang nghỉ ngơi và vận động. Hiện tượng này diễn ra nhiều lần trong ngày … thì đó là những dấu hiệu nguy hiểm. Bạn cần đến bệnh viện và khám chuyên khoa tim mạch để tránh những biến chứng như suy tim, ngừng tim, đột quỵ, huyết khối…

2. Nguyên nhân gây hoa mắt tim đập nhanh

2.1. Tập luyện thể lực nặng

Tập luyện nặng quá sức chịu sẽ khiến hoa mắt tim đập nhanh

Tập luyện nặng quá sức chịu sẽ khiến hoa mắt tim đập nhanh

Khi tập luyện thể lực nặng sẽ khiến cho cơ thể bạn mất nước, mất cân bằng điện giải, mạch máu giãn ra, tụt huyết áp, lượng đường trong máu giảm.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhịp tim trong cơ thể bạn đập nhanh hơn bình thường. Vì tim phải cung cấp đủ máu chứa oxy đi đến các cơ quan bộ phận đặc biệt là cơ bắp, thúc đẩy quá trình loại bỏ các độc tố.

2.2. Thay đổi hormone

Phụ nữ mang thai, hormone thay đổi làm giãn mạch máu, hạ huyết áp khiến cho nhịp tim tăng lên. Với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, suy giảm nội tiết tố estrogen có thể gây ra các cơn hồi hộp đánh trống ngực. Làm các tế bào bạch cầu trong máu bám dính vào thành mạch gây tắc mạch gây ra các bệnh về tim mạch.

2.3. Xúc động mạnh

Các trạng thái cảm xúc như vui sướng, đau khổ, giận dữ…đều kích thích cơ thể bạn sinh ra một hợp chất hóa học là adrenalin có tác dụng kích thích hệ thần kinh, làm co mạch, tim đập nhanh để tăng lưu lượng máu lên não.

2.4. Trầm cảm

Bệnh trầm cảm thường có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh tim mạch, sự cô đơn, trầm cảm có thể giết chết một trái tim khỏe mạnh. Chúng có thể làm tăng CRP trong máu, tăng kết tập tiểu cầu, xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch.

Đồng thời, những bệnh nhân trầm cảm luôn sống trong sự lo âu, mệt mỏi, chán nản, lười vận động nên càng làm nặng hơn tình trạng hoa mắt tim đập nhanh.

2.5. Sốt

Khi sốt, cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải làm tụt huyết áp buộc trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn, tim đập nhanh hơn. Để nhịp tim có thể trở lại bình thường, bạn cần uống đủ nước và chất điện giải.

2.6. Vấn đề về tai

Tai, đặc biệt là tai trong, có chứa bộ phận tiền đình nằm ở sau hai bên ốc tai. Khi tai bị viêm, nhiễm trùng gây tổn thương tai trong sẽ làm tiền đình bị rối loạn và không còn điều chỉnh được tư thế thăng bằng khi bạn chuyển động thay đổi tư thế, gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt, lảo đảo, có thể ngã và nhịp tim cũng tăng nhanh.

2.7. Thiếu máu não

Khi não không được cung cấp đủ máu, thiếu máu não làm “đình trệ” mọi hoạt động của não. Thiếu chất dinh dưỡng và đặc biệt là thiếu oxy, “dư thừa” khí cacbonic và các chất độc hại không đẩy được ra ngoài làm xuất hiện tình trạng hoa mắt tim đập nhanh để cố gắng bơm máu lên trên não.

2.8. Vấn đề về tim mạch

Một số căn bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình co bóp, bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có não. Từ đó gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt kèm theo tim đập nhanh.

2.9. Sử dụng các chất kích thích thường xuyên

Rượu bia và các loại đồ uống có chứa cồn ethanol, khi đi vào cơ thể sẽ sinh ra acetaldehyde và tích tụ trong máu. Càng uống nhiều, lượng acetaldehyde càng lớn làm giãn mạch, giảm huyết áp, nhịp tim đập nhanh hơn để bơm đủ máu cho cơ thể. Kèm theo đó là hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng thậm chí có thể lên cơn đau tim và đột quỵ.

Hút thuốc lá làm gia tăng lượng khí cacbonic có trong máu, vì thế tim buộc phải đập nhanh hơn để bơm máu chứa oxy đến và loại bỏ cacbonic ra khỏi cơ thể.

2.10. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc bên cạnh tác dụng chữa bệnh chính còn có thêm một số tác dụng không mong muốn có thể làm tăng nhịp tim, chóng mặt, đau đầu như thuốc giảm cân, thuốc thông mũi, thuốc hen suyễn sử dụng ở dạng hít, thuốc điều trị suy giáp, …

2.11. Đau bụng ngày “đèn đỏ”

Trong thời kỳ kinh nguyệt, trong niêm mạc tử cung prostaglandins tăng lên cao gây ra hiện tượng đau bụng dữ dội, buồn nôn, hoa mắt tim đập nhanh …. Tình trạng này sẽ giảm dần khi lớp niêm mạc tử cung bong ra và lượng prostaglandins giảm xuống.

3. Biến chứng khi hoa mắt tim đập nhanh

Tim đập nhanh có thê gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tim đập nhanh có thê gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Hoa mắt tim đập nhanh có kèm theo bệnh lý về tim mạch có thể để lại một số biến chứng sau:

  • Ngất: Khi tim bạn đập quá nhanh trên 180 nhịp/ phút sẽ làm cho huyết áp giảm đột ngột sẽ làm cho bệnh nhân bị ngất. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch thì nguy cơ tử vong là rất cao.
  • Ngưng tim: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra và đe dọa đến tính mạng.
  • Đột quỵ: Khi tim bạn đập quá nhanh, quá trình bơm máu thường không hiệu quả và dễ hình thành cục máu đông. Các cục máu đông này theo mau di chuyển từ tim đến não và có thể gây tắc mạch máu não, gây đột quỵ.
  • Suy tim: Nếu tình trạng chóng mặt tim đập nhanh diễn ra trong một thời gian dài  gây rối loạn nhịp tim như nhanh thất, rung thất, rung nhĩ… có thể gây suy tim.

4. Biện pháp xử lý tức thời khi có biểu hiện hoa mắt tim đập nhanh

Bạn sẽ làm gì khi một cơn hoa mắt tim đập nhanh “ghé thăm”? Dưới đây là 7 biện pháp xử lý tức thời bạn nên thực hiện:

4.1. Tìm chỗ vững chắc để vịn

Đây là biện pháp đầu tiên bạn cần làm khi đột ngột xuất hiện tình trạng hoa mắt tim đập nhanh. Một chỗ vịn vững chắc và nhắm mắt lại sẽ giúp bạn có thể giữ thăng bằng, không bị ngã và đợi cho cơn chóng mặt qua đi.

4.2. Để cơ thể ổn định rồi tiếp tục công việc

Nên ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi cho đến khi hết hoa mắt và nhịp tim của bạn trở lại bình thường.

4.3. Cung cấp đủ nước giúp cơ thể ổn định

Nước là một chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể và tim mạch

Nước là một chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể và tim mạch

Cơ thể mất nước, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu từ đó gây ra tình trạng tim đập nhanh. Cung cấp đủ nước sẽ giúp bạn duy trì hoạt động của cơ thể, cân bằng điện giải và giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

4.4. Ho mạnh giúp nhịp tim trở lại bình thường

Hành động ho thật mạnh là một cách kích thích dây thần kinh phế vị kết nối não và tim từ đó giúp làm chậm lại nhịp tim.

4.5. Rửa mặt bằng nước lạnh

Cũng giống như hành động ho thật mạnh, rửa mặt bằng nước lạnh là một hình thức sốc thần kinh bằng phương pháp cơ học giúp não bộ hoạt động bình thường. Nước lạnh có tác dụng làm co mạch máu giúp làm nhịp tim chậm lại, ổn định nhịp tim.

4.6. Nghiệm pháp Valsalva

Đây là một kỹ thuật Tây y thường được sử dụng để chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu, ép hơi và thở mạnh ra nhưng vẫn giữ lại hơi. Nghiệm pháp Valsalva lúc đầu có thể làm nhịp tim tăng nhanh nhưng sau đó sẽ giảm xuống từ từ.

Một lưu ý nho nhỏ, bạn nên thực hiện nghiệm pháp này dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim không nên thực hiện để đảm bảo an toàn.

4.7. Ngồi thư giãn

Các biện pháp thư giãn sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể, giảm căng thẳng từ đó làm ổn định lại nhịp tim. Một số liệu pháp thư giãn đơn giản để bạn có thể thực hiện như tập hít thở sâu, thiền, yoga, nghỉ ngơi yên tĩnh…

5. Biện pháp lâu dài giúp đẩy lùi hoa mắt tim đập nhanh

Để ngăn ngừa và đẩy lùi rối loạn nhịp tim, điều quan trọng nhất chính là việc xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chúng bao gồm

5.1. Chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ ít cholesterol rất tốt cho tim mạch

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ ít cholesterol rất tốt cho tim mạch

Để có một trái tim khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng khoa học cần có là:

  • Xây dựng một chế độ ăn có lợi cho tim mạch và giảm cholesterol:
    • Tăng cường sử dụng những nhóm thực phẩm làm tăng canxi, magie, kali, natri như các loại rau xanh đâm, chuối, sữa, hạt dinh dưỡng, cá thu, cá hồi, trứng, bơ, khoai lang, các loại đậu.
    • Ăn nhiều trái cây tươi, và rau xanh, ngũ cốc giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
    • Hạn chế chất béo đặc biệt là mỡ động vật, tăng cường sử dụng các loại acid béo không no có trong dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu
    • Hạn chế đồ ngọt, đồ ăn có nhiều muối.
  • Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung nhung hươu – 1 trong 4 loại dược liệu quý hiếm hiện nay. Hàm lượng dinh dưỡng đa dạng trong nhung hươu sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật, cơ thể luôn khỏe mạnh. Sử dụng nhung hươu dưới dạng viên nang tiện dụng dễ uống sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tối đa.

Xem thêm:

5.2. Cân bằng điện giải

Hoạt động co bóp của tim là nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion trong tế bào Na+, Ca2+, K+, Mg2+. Khi cơ thể mất cân bằng điện giải, điện tích của các ion bị thay đổi sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Vì vậy bạn hãy giữ cho nồng độ của ion luôn ổn định.

5.3. Tập thể dục đều đặn

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, không tập luyện quá sức.
  • Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 3 lần/ tuần.
  • Tập luyện để duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân béo phì đồng thời giúp tinh thần lạc quan vui vẻ, loại bỏ căng thẳng, stress, trầm cảm.

5.4. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là điều vô cùng cần thiết với những bệnh nhân tim mạch nói chung và bệnh nhân hoa mắt tim đập nhanh nói riêng.

  • Sử dụng thuốc theo đơn, uống đúng thuốc, đủ thuốc, không bỏ thuốc, không tự đổi thuốc hoặc ngừng thuốc.
  • Một số trường hợp thuốc điều trị có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh, hãy lập tức dừng thuốc và đi khám lại để điều chỉnh thuốc.
  • Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc chữa bệnh khác, hãy nói với bác sĩ để tránh gặp phải tương tác thuốc.
  • Cần thận trọng khi sử dụng những loại thuốc không kê đơn như thuốc chữa ho và cảm cúm có thể làm tim đập nhanh hơn bình thường.

Một số căn bệnh có thể được kiểm soát, phòng chống bằng cách thay đổi lối sống. Hoa mắt tim đập nhanh cũng là một căn bệnh như vậy. Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến bệnh viện để được chăm sóc y tế đúng cách.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: