Hoa mắt tê tay: Cảnh báo 15+ căn bệnh tiềm tàng và 15+ cách chữa


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2020-04-22 18:30:34

Hoa mắt tê tay có thể là phản ứng của cơ thể khi bạn tập trung làm việc quá lâu ở một tư thế. Nhưng đây cũng là dấu hiệu nhắc nhở về một số bệnh lý nguy hiểm. Khi tình trạng hoa mắt tê tay diễn ra liên tục hãy nhanh chóng đi khám và cần đặc biệt cảnh giác với 15+ căn bệnh tiềm tàng dưới đây.

1. Biểu hiện đi kèm khi thấy hoa mắt tê tay

Hoa mắt tê tay có thể đi kèm biểu hiện chóng mặt đau đầu

Hoa mắt tê tay có thể đi kèm biểu hiện chóng mặt đau đầu

Nếu hoa mắt tê tay xảy ra thường xuyên và có kèm theo một số những dấu hiệu bất thường khác. Bạn không nên chủ quan mà cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức. Đây là danh sách những dấu hiệu bạn cần chú ý:

  • Hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội.
  • Giảm thị lực.
  • Khó thở, đau tức ngực.
  • Tim đập nhanh.
  • Suy giảm trí nhớ, lú lẫn.
  • Khó nói, nói lắp bất thường.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau sưng khớp, cứng khớp.
  • Ngoài tê tay, bạn có thể tê liệt đột ngột một hoặc cùng lúc nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
  • Sốt cao, sốt dài ngày.
  • Yếu cơ, cử động khó khăn.
  • Hoa mắt chóng mặt chân tay bủn rủn.

Đừng chủ quan và bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất. Vì chúng có thể là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình.

2. Hoa mắt tê tay có nguy hiểm không?

Hoa mắt tê tay có thể xảy ra khi bạn ngồi làm việc tại 1 một tư thế quá lâu. Đây không phải là một bệnh lý. Nhưng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó mà bạn đang mắc phải. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý ẩn giấu phía sau.

Cho tiết các bệnh lý sẽ được viết chi tiết ở phần 3 sau đây.

3. Hoa mắt tê tay – dấu hiệu cảnh báo bệnh lý quan trọng

3.1. Viêm khớp dạng thấp

Là một căn bệnh rối loạn tự miễn gây sưng đau các khớp, đặc biệt hay gặp ở khớp cổ tay, ngón tay. Viêm khớp dạng thấp có thể có những triệu chứng sau:

  • Khớp sưng nóng đỏ đau.
  • Đau khớp đối xứng hai bên.
  • Cứng khớp vào buổi sáng.
  • Tê bì tay chân vào buổi sáng.
  • Có ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng như thận, phổi, tim.
  • Có biến dạng khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn nguy hiểm, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ rất quan trọng vì bạn sẽ kiểm soát được tiến triển của bệnh và ngăn ngừa được những biến chứng đến những cơ quan nội tạng khác.

3.2. Thiếu máu não

Thiếu máu não gây cho bạn triệu chứng hoa mắt tê tay

Thiếu máu não gây cho bạn triệu chứng hoa mắt tê tay

Thiếu máu não là hiện tượng máu gặp cản trở trong quá trình lưu thông khiến cho máu không cung cấp đủ tới một hoặc nhiều phần trên não. Từ đó dẫn đến chức năng não có rối loạn, gây ảnh hưởng đến các nhiều dây thần kinh chức năng trong cơ thể.

Khi máu không cung cấp đủ lên não, những triệu chứng ban đầu dễ nhận ra như chóng mặt, đau đầu, xây xẩm mặt mày, hoa mắt tê tay.

3.3. Diabetic neuropathy – Bệnh thần kinh do tiểu đường

Diabetic Neuropathy – Một biến chứng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu luôn ở mức cao gây tổn thương các dây thần kinh. Trong đó chủ yếu là những dây thần kinh ở tay, chân gây ra hiện tượng tê tay chân, có cảm giác châm chích kiến cắn, giảm cảm giác nóng lạnh ở giai đoạn đầu.

Càng để lâu, mức độ tổn thương càng lớn thậm chí có thể phá hủy dây thần kinh làm chân tay mất cảm giác và không thể vận động được.

3.4. Thoái hóa đốt sống cổ

Hoa mắt tê tay cũng là biểu hiện khi bị thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng sụn khớp và đốt sống cổ bị bào mòn, cọ xát làm tổn thương rễ thần kinh ở xung quanh. Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau nhức vùng cổ vai gáy, tê bì dọc cánh tay, lan xuống cả bàn tay, ngón tay.

3.5. Bệnh Lyme

Bệnh Lyme – một bệnh được lây truyền sang người do vết cắn của một loại ve ký sinh Ixodes. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh Lyme là mệt mỏi, sốt, phát ban, ớn lạnh, đau nhức cơ thể giống như bị cảm cúm.

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, vết cắn nhiễm trùng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn hai với biểu hiện tê tay hoặc chân, đau khớp. Nguy hiểm hơn chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim.

3.6. Hẹp ống sống

Cột sống bị thu nhỏ sẽ chèn ép các dây thần kinh chạy qua chúng gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh, gây tê mỏi tay chân, hạn chế vận động.

3.7. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi các dây thần kinh cảm giác ở ống cổ tay bị tắc nghẽn hoặc bị chèn ép. Đôi khi cũng có thể do những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần của tay và ngón tay. Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhói, tê ở đầu ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, yếu cơ, cầm nắm kém thậm chí có thể bị rơi đồ.

Hội chứng ống cổ tay trong giai đoạn đầu có thể được khắc phục bằng cách để cho bàn tay được nghỉ ngơi thư giãn. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, mức độ chèn ép dữ dội hơn, có thể bạn cần can thiệp bằng phẫu thuật.

3.8. Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud khiến máu không được lưu thông gây ra hiện tượng tê cứng tay

Hội chứng Raynaud khiến máu không được lưu thông gây ra hiện tượng tê cứng tay

Hội chứng Raynaud xảy ra khi các mạch máu bị thu hẹp lại, ngăn không cho máu đi đến tay và chân của bạn. Khi cơ thể bị kích thích bởi nhiệt độ, nhiễm lạnh hoặc do căng thẳng, các đầu ngón tay hoặc chân sẽ chuyển sang màu trắng sau đó chuyển dần sang màu xanh tím, cảm giác tê đau như kim châm. Khi máu lưu thông trở lại, các đầu ngón tay đỏ dần lên và nóng rát.

Tùy theo mức độ của bệnh, hiện tượng này có thể kéo dài vài phút, hoặc cũng có thể vài giờ. Cá biệt có những trường hợp nặng, có thể dẫn đến hoại tử.

3.9. Hội chứng lối thoát ngực

Khi có sự chèn ép hoặc kích thích đến dây thần kinh hoặc mạch máu nằm giữa xương đòn và xương sườn gây ra một số rối loạn được gọi là hội chứng lối thoát ngực. Hội chứng này thường gặp phải do chấn thương do lao động, chơi thể thao, do căng thẳng trầm cả.

Triệu chứng thường gặp là đau cổ, đau vai, hoa mắt tê tay, yếu cơ … do ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động hoặc ảnh hưởng đến mạch máu (gồm động mạch và tĩnh mạch).

3.10. Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng là một bệnh tự miễn, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm hệ thần kinh trung ương gây tổn thương cho lớp bọc Myelin bảo vệ bên ngoài sợi thần kinh. Các triệu chứng phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng, điển hình như:

  • Tê tay, tay run, yếu không có sức ở một bên.
  • Giảm thị lực đột ngột.
  • Phối hợp cử động tay chân khó khăn.
  • Mệt mỏi.
  • Nói lắp hoặc khó nói.

Điều trị sớm và đúng phác đồ sẽ giúp kiểm soát tốt sự phát triển của bệnh, cải thiện tình trạng hoa mắt tê tay.

3.11. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm tràn ra khỏi lớp vỏ bao xơ và chèn ép lên dây thần kinh xung quanh cột sống và gây tê bì tay chân. Thoát vị đĩa đệm là một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hoa mắt tê tay.

3.12. Hội chứng Fibromyalgia – Đau cơ xơ

Hội chứng Fibromyalgia là tình trạng xử lý tín hiệu đau của bộ não bị rối loạn. Người bệnh phải chịu những cơn đau khắp cơ thể, tê ngứa khắp vùng tay và cánh tay, căng cơ, giảm khả năng tập trung.

Hiện nay, khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh nên vẫn chưa có cách điều trị cụ thể mà chỉ có thể điều trị kiểm soát triệu chứng của bệnh bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc tâm lý.

3.13. Lupus ban đỏ hệ thống

Ban cánh bướm - triệu chứng điển hình của bệnh SLE

Ban cánh bướm – triệu chứng điển hình của bệnh SLE

Lupus (SLE) là một bệnh liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể vì thế bệnh có thể ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như tim, phổi, thận, khớp…. Lupus ban đỏ có rất nhiều triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng. Những triệu chứng điển hình có thể gặp như:

  • Tê tay chân, đau sưng cứng khớp.
  • Nổi ban cánh bướm trên mặt.
  • Rụng tóc.
  • Sút cân nhanh, mệt mỏi.
  • Sốt cao.
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Đau đầu, giảm trí nhớ, kém tập trung

Lupus là một căn bệnh tự miễn nguy hiểm, chúng là “bệnh bắt chước” rất hay bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Vì vậy, đi khám để tìm ra chính xác, điều trị sớm để tránh gây những biến chứng lên các cơ quan nội tạng khác.

3.14. Viêm đa rễ thần kinh

Viêm đa rễ thần kinh hay còn được gọi là hội chứng Guillain – Barre được xếp vào nhóm những bệnh tự miễn. Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào các dây thần kinh gây viêm và làm tổn thương lớp vỏ bảo vệ Myelin bên ngoài dây thần kinh.

Bệnh thường bắt đầu với cảm giác ngứa râm ran, tê bì bàn chân, chân và đến cánh tay, bàn tay sau đó lan ra toàn bộ cơ thể làm cho người bệnh có thể bị liệt. Bạn cần ngay lập tức đi viện nếu có những biểu hiện sau:

  • Ngứa, tê bàn chân và chân sau đó lan khắp cơ thể
  • Người yếu đi nhanh chóng
  • Khó thở, nghẹn nước bọt

3.15. Đột quỵ

Hoa mắt tê tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu sau:

  • Đột nhiên thấy tê tay và tê một bên của cơ thể.
  • Nâng cánh tay thấy khó hoặc không nâng cánh tay được.
  • Đột nhiên nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đau đầu đột ngột.
  • Mất thăng bằng.
  • Khó nói, méo miệng.

3.16. Bệnh lý khác

Bên cạnh những bệnh lý trên, hoa mắt tê tay còn có thể do một số bệnh lý khác như:

  • Đái tháo đường
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Mạch máu không thông.
  • Tắc mạch máu.
  • Một số bệnh lý về tim mạch.
  • Xơ vữa động mạch, béo phì.
  • Bệnh xương khớp.
  • Chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay.
  • Hội chứng mãn kinh.
  • Trúng gió.
  • Do sử dụng thuốc

4. Cách chữa hoa mắt tê tay tức thời

Trong trường hợp biểu hiện hoa mắt tê tay xuất hiện, bạn hãy thực hiện những biện pháp sau đây để cơ thể ổn định trở lại. Những phương pháp điều trị lâu dài bạn cần kết hợp cả về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

Đối với trường hợp do bệnh lý, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

4.1. Tìm chỗ nghỉ ngơi, tạm thời ngưng tất cả mọi công việc đang làm

Hoa mắt tê tay xuất hiện bất ngờ khi đang làm việc, điều cần làm là bạn nên dừng ngay mọi công việc, nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi ở nơi râm mát. Tránh cử động mạnh cho đến khi hết hoàn toàn hiện tượng trên mới nên quay trở lại làm việc.

4.2. Bổ sung nước

Bổ sung nước giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng hoa mắt tê tay

Bổ sung nước giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng hoa mắt tê tay

Mất nước khiến cơ thể mệt mỏi giảm đường huyết, máu lưu thông kém gây ra tình trạng hoa mắt tê tay. Việc bổ sung nước sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải, máu loãng ra và lưu thông tốt hơn.

4.3. Ăn kẹo, bánh

Việc này giúp làm tăng lượng đường trong cơ thể, giúp ổn định lượng đường trong máu từ đó ổn định lại việc dẫn truyền tín hiệu từ não đến các chi và tăng cường lưu thông máu giúp giảm hiện tượng hoa mắt tê tay.

4.4. Massage mắt

Đây cũng là một cách để thư giãn mắt, tăng cường lưu thông máu đến mắt. Cách massage đơn giản nhất chính là xoa hai bàn tay với nhau cho đến khi nóng lên. Nhắm mắt, úp hai tay vào mắt, hơi nóng từ lòng bàn tay sẽ giúp giãn mạch, giúp máu đi đến võng mạc dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể dùng đầu ngón tay trỏ day nhẹ nhàng theo hình tròn xung quanh viền mắt giúp kích máu lưu thông, giãn cơ vùng mắt.

4.5. Tập bài tập thư giãn cho tay

Nếu tay có xuất hiện tình trạng viêm, bạn nên chườm đá lạnh để giảm viêm và đau trước khi tiến hành thực hiện những bài tập thư giãn cho tay.

  • Đan hai tay vào nhau và kéo căng toàn bộ ngón tay. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Thực hiện động tác 15 – 20 lần/ lần.
  • Xoay vai theo chiều kim đồng hồ 5 lần sau đó xoay theo chiều ngược lại 5 lần.
  • Nhắm mắt, từ từ xoay cổ theo chiều kim đồng hồ 5 lần sau đó quay ngược lại 5 lần sẽ giữ giãn và mềm cơ vùng cổ.

Ngoài ra, bạn cần chú ý thay đổi tư thế trong khi ngủ, tránh nằm đè lên tay để không gây áp lực lên dây thần kinh và mạch máu.

5. Hoa mắt tê tay và phương pháp khắc phục lâu dài

Ngoài các phương pháp nhằm cải thiện tức thời khi chứng hoa mắt tê tay xuất hiện đã được nên trên. Dưới đây là những phương pháp vừa giúp cải thiện tình trạng hoa mắt tê tay vừa giúp ngăn ngừa triệu chứng này quay trở lại.

5.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

Không chỉ tác động từ bên ngoài, hoa mắt tê tay còn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý từ bên trong để triệu chứng mau chóng cải thiện.

Tăng cường thực phẩm tốt cho sức khỏe

Tăng cường thực phẩm tốt cho sức khỏe

5.1.1. Nhóm thực phẩm cần bổ sung

Bạn cần tăng cường bổ sung những nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin B: Vitamin B sẽ giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, đẩy mạnh quá trình sản sinh máu, chống thiếu máu. Vitamin nhóm B được tìm thấy nhiều trong trứng, các loại đậu, cá, yến mạch, sữa và các sản phẩm từ sữa, chuối, hạt dinh dưỡng, hoa quả khô.
  • Nhóm thực phẩm giàu Magie: Magie là một khoáng chất hỗ trợ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Giúp điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm CRP chống viêm sưng, giúp giãn cơ, hạn chế co cứng cơ… Nguồn cung cấp Magie từ thực phẩm nằm trong rau chân vịt, socola, hạt bí đỏ, hạnh nhân, hạt điều, cá thu, cá hồi, quả bơ, chuối…
  • Nhóm thực phẩm giàu Kali: Kali cần thiết cho sự co giãn cơ, ngăn ngừa chứng co rút cơ, ổn định hàm lượng đường trong máu, cân bằng điện giải để duy trì hoạt động của cơ thể. Tăng cường sử dụng chuối, khoai tây, khoai lang, na, cà chua, bí ngô, dưa hấu, củ dền, củ cải…giúp bổ sung Kali cho cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin D, K: Vitamin D và K có tác dụng hỗ trợ trao đổi chất của xương, hấp thu và trao đổi Canxi trong máu. Chúng có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa, nấm, đậu phụ, rau xanh, tôm, ngũ cốc, lòng đỏ trứng…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi: Bổ sung đầy đủ Canxi giúp cải thiện chứng tê tay và các bệnh về xương khớp. Một số loại thực phẩm giàu Canxi như: sữa, trứng, cá mòi, phô mai, đậu phụ, ngũ cốc,….
  • Nhóm thực phẩm giàu acid folic: Các loại rau có màu xanh đậm, rau họ cải, măng tây, các loại đậu, bơ, đậu bắp…rất giàu acid folic giúp phòng chống thiếu máu hiệu quả.
  • Nhung hươu:

Nhung hươu chứa hơn 17 loại acid amin, Sắt, Canxi, Kẽm, Magie, Protid, Canxi… Giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật vô cùng hiệu quả.

Với rất nhiều thành phần bổ dưỡng bạn có thể bổ sung nhung hươu như một giải pháp để phòng ngừa và cải thiện chứng hoa mắt tê tay một cách hiệu quả.

Bạn có thể bổ sung nhung hươu trong các món ăn như nhung hươu nấu cháo, nhung hươu ngâm mật ong… .Tuy nhiên bạn cần mua được nhung hươu tươi đảm bảo chất lượng để đem lại hiệu quả.

Trên thị trường bán nhung hươu có rất nhiều loại và rất khó kiểm soát chất lượng. Bạn cần tìm các nhà cung cấp uy tín hoặc cách đơn giản hơn là lựa chọn nhung hươu được bào chế dưới dạng viên nang của công ty dược phẩm TW3.

Với nguồn nhung hươu từ Siberia – Nga đảm bảo chất lượng kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại đạt tiêu chuẩn, công ty dược phẩm TW3 đã cho ra đời sản phẩm viên nhung hươu rất tiện dụng mà lại đảm bảo chất lượng.

Xem thêm:

5.1.2. Nhóm thực phẩm cần hạn chế

Người bị hoa mắt tê tay không nên sử dung thuốc lá

Người bị hoa mắt tê tay không nên sử dung thuốc lá

Ngoài những thực phẩm hữu ích, bạn cũng cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn mặn: Đồ ăn quá mặn sẽ gây rối loạn hấp thu Canxi trong cơ thể, gia tăng loãng xương và làm cho tình trạng hoa mắt tê tay nặng hơn.
  • Đồ ăn nhiều chất ngọt: Khi bạn ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm đường huyết tăng cao và hạ đột ngột cũng sẽ làm hoa mắt tê tay.
  • Thức ăn lên men: Thực phẩm giàu acid làm giảm hấp thu Canxi và Magie.
  • Các chất kích thích: Rượu bia, cà phê, thuốc lá cũng có những ảnh hưởng tiêu cực.

5.2. Tập thể dục thường xuyên

Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp phòng tránh và cải thiện chứng hoa mắt tê tay

Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp phòng tránh và cải thiện chứng hoa mắt tê tay

Việc tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới. Có thể kể đến như:

  • Bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Tăng cường cơ bắp và xương
  • Giảm căng thẳng, điều trị hiệu quả cho trầm cảm và lo âu ….

Có thể thấy việc tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Từ việc giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp tiểu đường đến việc cải thiện tinh thần, giảm lo âu. Chính vì thế, hãy tập thể dục thường xuyên để cải thiện và ngăn ngừa chứng hoa mắt tê tay hay tê bì tay chân nhé.

5.3. Một số phương pháp khác

5.3.1. Sử dụng dầu dừa matxa

Sử dụng dầu dừa massage cho mắt và tay

Sử dụng dầu dừa massage cho mắt và tay

Sử dụng dầu dừa như một loại dầu Massage và sử dụng hàng ngày. Các dưỡng chất có trong dầu dừa giúp thẩm thấu qua da kết hợp với các động tác xoa bóp giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giãn và làm mềm cơ.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch và lau khô tay.
  • Làm ấm dầu dừa để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ, massage mắt theo hình vòng tròn từ trong ra ngoài. Tiếp đến xoa đều lên trên cánh tay bị tê.
  • Massage nhẹ nhàng trong 20 – 25 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện hàng ngày, 3 lần/ ngày.

5.3.2. Cây hương thảo

Tinh dầu cây hương thảo cũng được sử dụng để làm giảm tình trạng hoa mắt tê tay rất hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch và lau khô tay.
  • Cho vài giọt tinh dầu hương thảo ra tay và massage nhẹ nhàng lên toàn bộ vùng tay bị tê.
  • Có thể lấy lá cây hương thảo để hãm trà uống hàng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng hoa mắt tê tay.

5.3.3. Nghệ và bột nghệ

Sử dụng nghệ và bột nghệ trong món ăn và ngâm rượu

Nghệ và bột nghệ dùng trong món ăn hay ngâm rượu đều tốt cho người bị hoa mắt tê tay

Curcumin trong nghệ có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường lưu thông máu, cải thiện chứng tê tay chân, giúp giảm đau, giảm viêm.

Cách sử dụng:

  • Bột nghệ, mật ong pha với sữa tươi ấm để uống hàng ngày.
  • Với bột nghệ:
    • Bột nghệ trộn với nước thành hỗn hợp sền sệt để massage khắp vùng tay bị tê trong 20 – 25 phút sau đó rửa sạch.
    • Dùng bột nghệ làm gia vị khi nấu ăn, pha bột nghệ vào sữa uống mỗi ngày.
    • Uống nghệ pha mật ong vào mỗi sáng giúp lưu thông máu giảm và ngăn ngừa hoa mắt tê tay.
  • Với nghệ:
    • Ngâm rượu với nghệ để xoa bóp lên vùng bị ảnh hưởng trong vào phút
  • Thực hiện hàng ngày.

5.3.4. Quế

Có hàm lượng cao mangan và kali cùng nhiều vitamin nhóm B nên quế giúp cải thiện lưu thông máu, đặc biệt đến tay và chân. Theo các chuyên gia, bạn nên dùng 2-4g bột quế hằng ngày để máu lưu thông tốt.

Theo Đông y, quế có tác dụng hoạt huyết, làm ấm kinh lạc, trừ hàn. Trong quế có chứa hàm lượng cao vitamin nhóm B, kali, mangan. VÌ thế quế giúp lưu thông máu, rất tốt với những người bị tê tay.

Cách sử dụng:

  • Quế khô nghiền thành bột.
  • Pha bột quế với sữa ấm và uống hàng ngày.

Ngoài ra, còn một số những phương pháp khác giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng hoa mắt tê tay mà bạn nên duy trì hằng ngày như:

  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là tay và chân khi thời tiết giao mùa.
  • Không nằm sấp, nằm đè lên tay khi ngủ.
  • Khi lao động, làm việc cần tránh ngồi, đứng quá lâu. Cần có thời gian nghỉ thư giãn thả lỏng cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể 6 tháng/lần, đặc biệt hơn là mắt để sớm phát hiện bệnh lý nếu có và chữa trị kịp thời.

6. Chữa tê tay bằng thuốc tây

Biểu hiện hoa mắt tê tay không phải lúc nào cũng xuất hiện đồng thời và cùng lúc. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc cho phù hợp.

6.1. Thuốc giãn cơ

Các bó cơ có cứng cũng sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh. Vì vậy thuốc giãn cơ giúp cải thiện tình trạng cơ bị co cứng, làm mềm cơ từ đó giúp giải phóng các dây thần kinh.

6.2. Vitamin và khoáng chất

Chứng hoa mắt tê tay có thể xuất phát từ việc cơ thể của bạn thiếu một số loại Vitamin và khoáng chất. Bạn có thể cần bổ sung thêm Vitamin B1, B6, B12, Magie, Canxi, Kali…để giúp hỗ trợ làm tăng sức khỏe hệ thần kinh, phòng chống thiếu máu.

6.3. Thuốc kháng viêm giảm đau

Các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen,, Paracetamol… thường được sử dụng để giúp giảm đau và viêm, kiểm soát hiện tượng tê bì nhức mỏi tay chân.

Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, các bác sĩ có thể tiêm steroid để kiểm soát tình trạng viêm hoặc có thể chỉ định phẫu thuật để giảm sự chèn ép lên dây thần kinh.

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về triệu chứng hoa mắt tê tay. Giúp bạn không cần lo lắng với 15 chứng bệnh trên nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: