Hoa mắt đau nửa đầu: 5 điều CHẮC CHẮN cần biết 


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-10 09:44:31

Hoa mắt đau nửa đầu là chứng bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Hoa mắt đau nửa đầu có đơn thuần là do mệt mỏi, ồn ào hay không? Những điều cần biết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh tưởng khó lường này.

Xem thêm:

1. Sơ lược về chứng hoa mắt đau nửa đầu

Hoa mắt đau nửa đầu là chứng bệnh thường gặp

Hoa mắt đau nửa đầu là chứng bệnh thường gặp

Như chúng ta thường biết hoa mắt là hiện tượng xây xẩm mặt mày, mắt bỗng tối sầm lại, không nhìn rõ mọi vật xung quanh trong một thời gian ngắn hoặc dài. Còn đau nửa đầu là hiện tượng một bên đầu bỗng nhiên đau nhói.

Hoa mắt đau nửa đầu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhất là những người ở độ tuổi 10 – 45 tuổi hay bị căng thẳng áp lực. Phụ nữ thường bị hoa mắt, đau nửa đầu nhiều hơn nam giới.

Trước khi chứng hoa mắt đau nửa đầu xuất hiện, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo như:

  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Rối loạn thính giác.
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
  • Cáu gắt, trầm cảm, uể oải, mệt mỏi.
  • Rối loạn cảm giác hoặc vận động tạm thời.

Thông thường, cơn hoa mắt đau nửa đầu kéo dài  từ 4 giờ – 72 giờ và đi kèm các triệu chứng như:

  • Sợ tiếng động, ánh sáng.
  • Đau nặng hơn khi vận động.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Độ nhạy cảm với mùi và cảm ứng tăng.
  • Chóng mặt, choáng váng, cảm thấy yếu ớt.

2. Tại sao có hiện tượng hoa mắt đau nửa đầu?

Nguyên nhân của chứng hoa mắt, đau nửa đầu có thể là do mệt mỏi, căng thẳng, stress

Nguyên nhân của chứng hoa mắt, đau nửa đầu có thể là do mệt mỏi, căng thẳng, stress

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây hoa mắt đau nửa đầu cụ thể. Nhưng có một số yếu tố góp phần dẫn đến hiện tượng này như:

  • Căng thẳng, mệt mỏi, stress.
  • Mạch máu có vấn đề.
  • Thiếu máu và thiếu máu lên não.
  • Rối loạn dây thần kinh não.
  • Sử dụng các thực phẩm như: chất tạo ngọt, bột ngọt, socola, rượu bia, chất có cồn, caffeine, thức ăn mặn, thực phẩm có tính axit, hành tây… .
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh và tiền kinh nguyệt.
  • Yếu tố di truyền.
  • Sự thay đổi của thời tiết.
  • Tác động của môi trường.
  • Sự thay đổi về mức độ hóa chất nhất định trong não như serotonin.
  • Hoạt động quá sức.
  • Thiếu ngủ.
  • Tác dụng phụ của thuốc ngủ, thuốc tránh thai.

Chứng hoa mắt đau nửa đầu có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nó có thể làm giảm tập trung, gây mất trí nhớ tạm thời, mất khả năng phán đoán, sự tỉnh táo, làm giảm năng suất làm việc.

Nếu không điều trị kịp thời, để bệnh phát triển ngày càng nặng thì nó có thể gây ra tình trạng tai biến mạch máu não, liệt nửa người hoặc tứ chi, trầm cảm, ảnh hưởng đến thị giác, đột quỵ. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu của bệnh bạn nên đi khám bác sĩ để biết mình bị đau đầu loại gì và có cách điều trị phù hợp.

3. Phân loại chứng hoa mắt đau nửa đầu

Đau nửa đầu có 3 loại cơ bản:

  • Đau nửa đầu bên trái.
  • Đau nửa đầu sau gáy.
  • Đau nửa đầu phải.

Mỗi loại đau nửa đầu có những triệu chứng riêng và do những nguyên nhân khác nhau gây nên. Người bệnh cần phân biệt 3 chứng đau nửa đầu này để xác định tình trạng mình đang gặp phải là gì.

3.1. Đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái là hiện tượng đau nhức đầu về phía bên trái. Thường đi kèm các triệu chứng như đau hốc mắt, mệt mỏi, nhức mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi hương, buồn nôn, nôn mửa.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái có thể là do:

  • Áp lực và căng thẳng liên tục.
  • Cảm cúm, sốt cao.
  • Ảnh hưởng của thời tiết (gió, nắng nóng, lạnh, độ ẩm).
  • Môi trường làm việc nhiều tiếng ồn và chứa các chất độc hại.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Thiếu ngủ.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
  • Dương mạch tay và chân chạm vào nhau ở vùng sọ não gây rối loạn vận mạch.
  • Gan hoạt động quá mức.
  • Thận yếu.
  • Thiếu máu.

3.2. Đau nửa đầu sau gáy

Đau đầu sau gáy có thể kèm theo hoa mắt

Đau đầu sau gáy có thể kèm theo hoa mắt

Đau nửa đầu sau gáy là hiện tượng đau nửa đầu sau và vùng cổ gáy một cách âm ỉ hoặc từng cơn. Cơn đau thường bắt đầu từ vùng cổ lan lên vùng chẩm, đỉnh đầu hoặc hai thái dương bên đầu.

Đau nửa đầu sau gáy thường đi kèm các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hay bực bội, khó chịu, sợ tiếng động mạnh và ánh nắng, rối loạn giấc ngủ, cảm giác bó thắt, điện giật, xuất hiện các cơn đau giật, tê giật.

Đau nửa đầu sau gáy xuất hiện do những nguyên nhân sau:

  • Do thói quen sinh hoạt: Ít vận động, tập thể dục, ngồi quá lâu một chỗ, ngồi không đúng tư thế, nằm không đúng cách.
  • Làm việc sai tư thế.
  • Chấn thương vùng cổ.
  • Stress, căng thẳng thường xuyên.
  • Mắc các bệnh lý như u não, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai đốt sống cổ, thoái hóa khớp vai, viêm khớp vai, lao xương khớp, cao huyết áp, đau đầu vận mạch.

3.3. Đau nửa đầu phải

Đau nửa đầu bên phải là hiện tượng xuất hiện những cơn đau dữ dội, thường xuyên ở bên phải đầu. Đau nửa đầu bên phải có thể đi kèm với các triệu chứng như nhức mắt, sợ ánh sáng, âm thanh, mùi mạnh, cảm giác như bị kim châm ở cánh tay hoặc chân, nửa mặt bên đau bị tê, buồn nôn, nôn ói, cơ thể động giật, mệt mỏi, cảm thấy không còn sức lực, buồn bã, yếu đuối, chóng mặt.

Nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu phải có thể là do:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều socola, phô mai, mì chính, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản; ăn ít tinh bột, thiếu đường; hay bỏ bữa, cách bữa dài, ăn quá nhanh; uống nhiều đồ có cồn, có ga, nhiều caffein.
  • Môi trường sống: Tiếp xúc quá lâu hoặc bất ngờ với ánh sáng, âm thanh mạnh, mùi mạnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc làm giãn mạch, thuốc giảm đau.
  • Stress, căng thẳng kéo dài.
  • Mệt mỏi, cảm cúm, sốt.
  • Viêm xoang.
  • Hoạt động  quá sức.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Đối với phụ nữ, có thể là do thay đổi nội tiết tố nữ vào thời kì kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh, sau khi cho con bú, thời kỳ tiền mãn kinh và sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ.
  • Thiếu máu não.
  • Mắc một số căn bệnh như đau nửa đầu migraine, đau dây thần kinh chẩm, u não, đột quỵ.

4. Điều trị hoa mắt đau nửa đầu

Bạn nên đi thăm khám bác sĩ khi bị hoa mắt đau nửa đầu

Bạn nên đi thăm khám bác sĩ khi bị hoa mắt đau nửa đầu

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ đau nặng nhẹ và tần suất xuất hiện cơn đau. Nếu nhẹ, bạn chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý là được. Nặng hơn, bạn phải điều trị bằng thuốc.

Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng là:

  • Thuốc giãn mạch.
  • Thuốc  giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs).
  • Thuốc ức chế beta.
  • Thuốc ức chế canxi.
  • Thuốc chống động kinh (divalproex, topiramate).
  • Thuốc chống trầm cảm (venlafaxine, amitriptyline) phối hợp với thuốc chống buồn nôn nếu bị buồn nôn, ói mửa

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là việc sử dụng thuốc cần sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám. Vì thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau.

Sau đây là một số bệnh viện uy tín khám chữa bệnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà bạn có thể đến thăm khám nếu có hiện tượng hoa mắt đau nửa đầu:

  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City: Số 458, Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Số 42, phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: Số 52, Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78, đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc:  Số 26, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội: Số 1, đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1, Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Hồ Chí Minh:
    • Cơ sở 1: Số 215,  Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2: Số 201, Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 3: Số 221B, Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận  Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phòng khám bệnh viện Đại học Y Dược 1: Số 20 – 22, Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park: Số 208, đường  Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện đa khoa Sài Gòn: Số 125, đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Pháp – Việt Hồ Chí Minh: Số 6, đường Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), quận 7, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn: Số 60 – 60A, đường Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.

5. Kết hợp điều trị và phòng tránh chứng hoa mắt đau nửa đầu

Ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị của bác sĩ, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp sau:

5.1. Bài tập massage

Theo một nghiên cứu năm 2006 thì massage có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, giảm nồng độ cortisol, giảm lo lắng. Và sau đây là 3 bài tập massage mà bạn có thể áp dụng để phòng tránh và điều trị chứng hoa mắt, đau nửa đầu:

Bài tập 1: Massage đầu, thái dương

Cách làm:

  • Bước 1: Lấy các đầu ngón tay miết nhẹ nhàng từ chân tóc ở đỉnh trán lên vùng phía sau đầu.
  • Bước 2: Giật nhẹ tóc ở đỉnh đầu và hai bên thái dương.
  • Bước 3: Tiếp tục thực hiện lại một lần nữa.

Tác dụng: Giúp não bộ được thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích tuần hoàn máu dưới não.

Bài tập 2: Massage cổ vai, gáy

Cách làm:

  • Bắt chéo hai bàn tay lên cổ và gáy rồi xoa nhẹ phần cuối của xương sọ đến vùng gáy, vùng vai. Rồi dùng tay miết từ bả vai đến khớp vai. Bạn cũng có thể xoa ngược, bóp nhẹ từ khớp đến vai rồi gáy. Thực hiện động tác này lần lượt ở vai trái và vai phải 5 lần.
  • Nắm nhẹ tay và đấm dọc từ cổ đến vai. Thực hiện ở mỗi bên 3 – 5 phút.
  • Lấy đầu ngón tay ấn nhẹ và miết dọc từ gáy đến cổ, vai. Bạn cần dùng lực tăng dần và cảm nhận bằng sức nóng khi các đầu ngón tay tiếp xúc với da. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần.
  • Lấy 2 bàn tay xoa nhẹ nhàng cổ, vai, khủy vai, tay theo chiều từ trong ra ngoài.

Tác dụng:

  • Điều hòa khí huyết, giảm stress, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, mất ngủ.
  • Làm mềm mô cơ và các chỗ  tổn thương vùng cổ vai gáy.
  • Giúp phòng chống bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lưng và đem lại cảm giác khỏe mạnh, thư thái.

Bài tập 3: Massage mắt

Cách làm:

  • Nhắm mắt lại thư giãn.
  • Lấy 2 đầu ngón tay massage phía trên mí mắt theo vòng tròn liên tục khoảng 5 – 10 phút

Tác dụng:

  • Giúp các cơ mắt được co giãn đều.
  • Kích thích tế bào mạch máu hoạt động tốt hơn.
  • Hỗ trợ giảm đau nhức, mỏi mắt.

5.2. Duy trì tinh thần thoải mái

Duy trì tinh thần thoải mái xóa tan mọi bệnh tật

Duy trì tinh thần thoải mái xóa tan mọi bệnh tật

Tinh thần thoải mái sẽ tránh hoa mắt đau nửa đầu giảm bớt khó chịu cho người bệnh.

  • Chú ý chế độ làm việc học tập, làm việc: Tránh căng thẳng quá mức, giảm tải áp lực công việc. Kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Thời gian ngủ nghỉ: Ngủ đủ giấc, đúng giờ. Tránh tình trạng thức khuya, dậy quá sớm. Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Ngủ trưa khoảng 30 phút/ngày.

5.3. Áp dụng vật lý trị liệu

Sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xông hơi, tắm hơi,… hỗ trợ điều trị hiệu quả, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào thuốc.

5.4. Chế độ dinh dưỡng

Khi bị hoa mắt, đau nửa đầu, bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh bỏ bữa, dồn bữa. Và sau đây là một số thực phẩm nên bổ sung và cần tránh:

5.4.1. Thực phẩm nên bổ sung

Khi bị hoa mắt, đau nửa đầu nên dùng viên nhung hươu TW3

Khi bị hoa mắt, đau nửa đầu nên dùng viên nhung hươu TW3

Để hạn chế tình trạng hoa mắt đau nửa đầu bạn nên:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như cải bó xôi, cá nhiều dầu, dưa hấu, khoai tây, bạc hà, gừng, gan lợn, sò, trứng, sữa, nghêu,…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước khoáng, nước canh, nước hoa quả…
  • Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe như Viên uống nhung hươu.
    • Nhung hươu có tác dụng bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể.
    • Viên uống nhung hươu được công ty dược phẩm TW3 giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị các chứng hoa mắt, đau nửa đầu rất hiệu quả.
    • Số điện thoại tư vấn và đặt hàng: 024 6262 7757

5.4.2. Thực phẩm cần tránh

Một số thực phẩm cần hạn chế khi bị hoa mắt đau nửa đầu:

  • Các thực phẩm có chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia… .
  • Tránh ăn nhiều socola, bột ngọt, phô mai.
  • Đồ chiên rán, dầu mỡ.
  • Đồ đóng hộp, chứa nhiều chất bảo quản.
  • Thực phẩm có tính axit.

5.5. Vận động thường xuyên

Tập thể dục đường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể thực hiện các hoạt động thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh, thiền, yoga, các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng… để cơ thể được thư giãn, nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh đau nửa đầu

Khi gặp hiện tượng hoa mắt đau nửa đầu bạn đừng chủ quan. Hãy theo dõi tình trạng bệnh, áp dụng các biện pháp phòng chống, điều trị bệnh ở trên và đi gặp bác sĩ ngay khi cần thiết bạn nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: