[Giải – Đáp] Đứng lên bị hoa mắt chóng mặt do đâu? Cách khắc phục


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-19 18:39:53

Gần đây, có khá nhiều bạn độc giả gửi thư đến chương trình với câu hỏi “Ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?” Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy theo dõi những những câu hỏi – đáp của độc giả và bác sĩ ở dưới đây nhé.

1. Đứng lên bị hoa mắt chóng mặt là sao?

Ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt là do nhiều nguyên nhân

Ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt là do nhiều nguyên nhân

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, sống ở Hà Nội. Dạo này tôi thấy mình rất hay bị hoa mắt chóng mặt mỗi khi đứng lên, ngồi xuống. Hiện tượng này có phổ biến ở mọi người không? Ngồi xuống, đứng lên bị hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì thế ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Bác Vũ Xuân Hợp – Hà Nội).

Đáp: Chào bác Hợp, ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Ai cũng có thể gặp hiện tượng này, nhất là ở những người lớn tuổi. Theo thống kê, có khoảng 5% – 10% người trên 60 tuổi thường gặp tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến đó là:

1.1. Ngồi hoặc nằm lâu

Khi bạn ngồi hoặc nằm quá lâu, máu bị dồn về chân quá nhiều. Lúc bạn đứng dậy đột ngột, cơ thể chưa thích nghi kịp. Dưới tác động của trọng lực, máu bị dồn về các tĩnh mạch ở phần thân dưới gây ra hiện tượng hạ huyết áp và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến tim và não.

Các tế bào cảm nhận huyết áp (nằm trong động mạch cảnh ở cổ, động mạch chủ ở tim) nhận biết được sự thay đổi ấy nên đã phát tín hiệu thông báo đến trung tâm vận mạch tại hành não và tác động để tim đập nhanh, mạnh hơn. Đồng thời các mạch máu cũng co lại làm cho huyết áp tăng. Lúc này, phản ứng điều hòa huyết áp bị gián đoạn làm cho bạn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.

1.2. Do chế độ dinh dưỡng

Ăn uống kiêng khem thiếu chất là nguyên nhân gây nên hoa mắt chóng mặt

Ăn uống kiêng khem thiếu chất là nguyên nhân gây nên hoa mắt chóng mặt

Chế độ ăn uống thiếu chất, kiêng khem có thể làm lượng đường huyết trong máu bị giảm gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Nếu bạn uống thiếu nước thì cơ thể sẽ mất nước, dẫn đến lưu lượng máu bị chậm gây hoa mắt, chóng mặt.

1.3. Mắc các bệnh lý

Bên cạnh hai lý do thường gặp ở trên, hiện tượng ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt có thể là do bạn bị mắc một số bệnh lý sau:

1.3.1. Thoái hóa đốt sống cổ

Nếu bạn ngồi sai tư thế trong một thời gian dài thì rất có thể đốt sống cổ của bạn bị ảnh hưởng và bị thoái hóa. Khi đó, những cơn đau kéo dài từ gáy lên đầu hoặc từ cổ xuống bả vai sẽ xuất hiện. Nếu bệnh nặng, bạn có thể bị tê liệt tay, làm gián đoạn lưu thông máu và dẫn đến hiện tượng trên.

1.3.2. Rối loạn hô hấp

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp và mắc một số bệnh như tim, phổi tắc nghẽn, hen suyễn… thì khi đứng lên đột ngột, lượng oxy nạp vào cơ thể không đủ gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó thở.

1.3.3. Thiếu máu

Não không được cung cấp đủ máu gây nên hoa mắt

Não không được cung cấp đủ máu gây nên hoa mắt

Khi lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ, thể tích tuần hoàn máu sẽ giảm gây ra hiện tượng mệt mỏi, hay ngáp vặt, hoa mắt, chóng mặt nếu vận động nhiều… .

Xem thêm: 5+ điều người thiếu máu nhất định phải biết

1.3.4. Thiếu máu não

Lượng máu lưu thông lên não không đủ làm cho não bị thiếu oxy, chất dinh dưỡng để có thể hoạt động bình thường. Đây chính là nguyên nhân của chứng đau đầu, hoa mắt, choáng váng, giảm tập trung, giảm ghi nhớ… .

Xem thêm: Thiếu máu não ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu não

1.3.5. Rối loạn tiền đình (chóng mặt tư thế kịch phát lành tính)

Suy nghĩ nhiều, căng thẳng, áp lực, stress mức độ cao sẽ làm bạn bị rối loạn tiền đình. Hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh kiểm soát hoạt động tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, hô hấp) rối loạn gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên và có thể gây đột quỵ.

1.3.6. Các bệnh về tim mạch

Khi bạn mắc các bệnh về tim mạch (rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp, co thắt tim, bệnh mạch vành, nhịp tim chậm, suy tim, hẹp/hở van tim) thì chức năng bơm máu của tim sẽ bị giảm. Lượng máu và oxy không được bơm lên não gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt, ù tai, ra nhiều mồ hôi… .

Ngoài ra có 1 số nguyên nhân khác như: tác dụng phụ của thuốc (dùng thuốc huyết áp làm giãn mạch máu, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm nhịp tim, thuốc có cơ chế tác động mạnh vào hệ thần kinh), chất lượng máu kém, quá trình lão hóa của tuổi tác, mang thai, tập luyện kiệt sức… .

2. Đứng lên bị hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?

Tần suất đứng lên bị hoa mắt xuất hiện càng nhiều bệnh càng nguy hiểm

Tần suất đứng lên bị hoa mắt xuất hiện càng nhiều bệnh càng nguy hiểm

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi và một số người bạn của mình đều bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên. Vì thế, tôi muốn hỏi là đứng lên bị hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không ạ? (Bạn Ngọc Hòa – Bình Dương).

Đáp: Chào bạn, mức độ nguy hiểm của triệu chứng này còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Thông thường, có 2 trường hợp cơ bản sau:

Trường hợp 1: Hiện tượng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt chỉ xuất hiện vài lần, thoáng qua và sẽ giảm dần khi bạn đứng yên tại chỗ.

Nếu gặp phải trường hợp này thì bạn đừng quá lo lắng. Khi bạn đứng lên đột ngột, máu đi vào tim bị giảm gây giảm huyết áp tạm thời. Và chỉ mất khoảng vài giây, cơ chế tự điều chỉnh và quá trình này được phục hồi thì bạn sẽ trở lại bình thường.

Trường hợp 2: Hiện tượng đứng lên bị hoa mắt, chóng mặt thường xuyên lặp lại, tái phát nhiều lần hoặc bạn bị mất ý thức ngay khi đứng lên.

Đây thực sự là vấn đề đáng báo động. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay để biết rõ tình hình bệnh và có cách điều trị kịp thời, đừng tự ý mua thuốc.

Hiện tượng này đang báo hiệu cho bạn biết bộ phận trong cơ thể bạn đang có vấn đề. Bạn có thể bị rối loạn tiềm năng liên quan đến tim, hệ thần kinh hoặc hoặc nội tiết, parkinson, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não… .

Các nhà khoa học ở Mỹ đã nghiên cứu khoảng 12.000 người và thấy rằng những người thường xuyên có hiện tượng đứng lên bị hoa mắt, chóng mặt có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn người bình thường 54%.

3. Cách xử lý khi đứng lên bị hoa mắt chóng mặt

Khi bị đứng lên bị chóng mặt ban nên đứng yên và nhắm mắt lại

Khi bị đứng lên bị chóng mặt ban nên đứng yên và nhắm mắt lại

Hỏi: Chào bác sĩ. Khi đứng lên bị hoa mắt chóng mặt thì tôi nên xử lý như  thế nào? Cô Thu Cúc – Cà Mau.

Đáp: Chào cô, cô có thể áp dụng cách xử lý ngay tại thời điểm đứng lên bị hoa mắt chóng mặt như sau:

  • Đứng yên tại chỗ, nhắm mắt, tìm một điểm để nắm và giữ thăng bằng, tránh nguy cơ bị té ngã, máu cũng có thời gian để lên não và tim.
  • Có thể ngồi xổm ngay xuống để máu lên não kịp thời.

Để hạn chế tình trạng này xảy ra cô nên chuyển từ tư thế nằm sang ngồi khoảng 10 giây rồi mới từ từ đứng lên để máu có thể lưu thông ổn định. Tránh khi ngồi mà đứng dậy đột ngột.

4. Ngăn ngừa, tránh tình trạng đứng lên bị hoa mắt

Hỏi: Chào bác sĩ, để ngăn ngừa và tránh tình trạng đứng lên bị hoa mắt thì tôi phải làm gì? Bạn Văn Nam – Hưng Yên.

Đáp: Chào bạn, để ngăn ngừa và tránh tình trạng đứng lên bị hoa mắt bạn nên thực hiện theo cách dưới đây.

4.1. Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể

Lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày theo từng độ tuổi được quy định như sau:

  • 6 – 12 tháng: 100 ml/kg/ngày.
  • 1 – 10 tuổi: 1 l/ngày. Trên 10 kg thì mỗi kg 50ml nước.
  • 10 tuổi trở lên: 2 l/ngày.

Chú ý: Không uống quá nhiều nước trong một lần bởi nếu uống nhiều nước trong một lần thì máu sẽ hấp thu ngay và loãng đi nhanh chóng. Làm lượng oxy vận chuyển tới các tế bào giảm, khí cacbonic và chất độc hại chưa thể thoát ra, tình trạng hoa mắt không giảm bớt.

4.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe

Bạn nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học, chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no hay nhịn đói lâu, bỏ bữa. Đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

  • Các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung cho cơ thể: vitamin A, B, C, D, E, K.
  • Bổ sung gừng, những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6, sắt như cam, quýt, dâu tây, ớt chuông, sơ ri, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng… .

Sau đây là thực đơn trong 3 ngày dành cho người có hiện tượng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt mà bạn có thể tham khảo:

Ngày Món ăn
1
  • Sáng: Cháo yến mạch, nước ép bưởi
  • Trưa: Cơm, thịt bò hầm rau củ, canh giá đỗ, quả cam tráng miệng
  • Tối: Cơm, lườn gà nướng, salad rau củ trộn, sữa tươi không đường
2
  • Sáng: Cháo đậu xanh, sinh tố xoài
  • Trưa: Cơm, thịt gà luộc, rau củ xào, quả táo tráng miệng
  • Tối: Cơm, thịt heo xào, canh rau ngót
3
  • Sáng: Bánh mì kẹp, sữa tươi
  • Trưa: Cơm, tôm chiên, canh cá nấu riêu, dưa hấu tráng miệng
  • Tối: Cơm, thịt lợn luộc, canh thịt bò nấm

4.3. Viên nhung hươu cải thiện hoa mắt chóng mặt

Viên nhung hươu giúp cải thiện tình trạng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Viên nhung hươu giúp cải thiện tình trạng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng qua thực phẩm bạn hoàn toàn có thể lựa chọn Viên nhung hươu của dược phẩm TW3 để có hiệu quả nhanh nhất. Với thành phần là nhung hươu nhập khẩu từ Siberia Nga kết hợp cùng huyết hươu và Vitamin C, E mang đến công dụng:

  • Bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
  • Tăng cường sinh lực.
  • Tăng sức đề kháng.
  • Bổ sung dinh dưỡng và năng lượng nhanh.
  • Cải thiện chứng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt.

Liên hệ mua hàng: https://viennhunghuoutw3.vn

Hotline: 024 6262 7757

4.4. Chú ý tư thế khi ngồi, khi ngủ

Nên kê cao đầu giường khi ngủ, không ép tay nghiêng một bên. Khi ngồi thì ngồi thẳng lưng, hạn chế ngồi vắt chéo chân, không gác chân lên bàn/ghế để giảm tê chân tay, giúp máu lưu thông liên tục.

4.5. Tập thể dục mỗi ngày

Thường xuyên luyện tập thể dục giúp tinh thần thoải mái, đẩy lùi chứng hoa mắt chóng mặt

Thường xuyên luyện tập thể dục giúp tinh thần thoải mái, đẩy lùi chứng hoa mắt chóng mặt

Tập thể dục sẽ giúp lưu thông máu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, lấy các chất cần thiết chữa lành vết thương, ngăn chặn viêm nhiễm, tránh được hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.

Bạn nên tập thể dục mỗi ngày ít nhất khoảng 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chạy bộ,… Tránh tập luyện quá sức hoặc tập các bài tập không phù hợp độ tuổi.

4.6. Hình thành thói quen tắm từ phần dưới cơ thể lên dần về tim

Việc tắm từ phần dưới cơ thể lên trên, từ rìa về tim giúp máu tập trung về tim và di chuyển đi khắp cơ thể. Nhờ đó, máu huyết được lưu thông ổn định, độc tố được loại bỏ ra ngoài cơ thể.

Lưu ý: Nên tắm theo thứ tự sau: Đầu tiên là kỳ cọ, cho nước lên chân. Sau đó đến vệ sinh tay rồi cuối cùng là phần thân.

4.7. Lưu ý khác

Ngoài ra, bạn cần tránh một số thói quen, hành động không tốt sau:

  • Tránh cúi đầu xuống hay ngửa lên hoặc xoay đầu quá mức.
  • Tránh sử dụng các chất có thể làm thay đổi tuần hoàn não như cà phê, thuốc lá… .
  • Tránh các yếu tố nguy cơ như tình trạng căng thẳng, các chất gây dị ứng.
  • Không làm các công việc nguy hiểm khi đang chóng mặt như lái xe, leo trèo cao.

5. Điều trị tình trạng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt

Đi khám bác sĩ ngay khi hoa mắt chóng mặt diễn ra thường xuyên

Đi khám bác sĩ ngay khi hoa mắt chóng mặt diễn ra thường xuyên

Khi hiện tượng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt diễn ra thường thường xuyên, nghiêm trọng thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám, tìm ra đúng nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Lúc đó, bác sĩ sẽ tư vấn, cho bạn lời khuyên, kê thuốc và đề ra phương pháp điều trị cụ thể theo tình trạng bệnh.

Xem thêm: Hoa mắt chóng mặt: Đọc ngay để biết nguyên nhân và cách chữa trị

Hy vọng với những thông tin trên, những thắc mắc của các bạn độc giả đã được giải đáp. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải hiện tượng đứng lên bị hoa mắt chóng mặt thì hãy áp dụng các phương pháp ở trên nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: