Ngủ dậy bị hoa mắt phải làm sao?


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-20 08:50:39

Xem thêm:

Hỏi: “Chào bác sĩ. Tôi tên là Mai, năm nay 45 tuổi, hiện là giáo viên tiểu học tại Cần Thơ. Dạo gần đây thỉnh thoảng lại thấy triệu chứng sáng ngủ dậy bị hoa mắt. Tôi xin hỏi nguyên nhân do đâu và ngủ dậy bị hoa mắt phải làm sao để khắc phục, chữa trị. Xin cảm ơn.”

Trả lời: Chị Mai thân mến. Ngủ dậy bị hoa mắt nếu không kéo dài thường xuyên và được khắc phục kịp thời thì hoàn toàn không có gì quá nguy hiểm cả. Tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chị có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng ngủ dậy bị hoa mắt và những cách khắc phục của nó.

1. Lý do khiến ngủ dậy bị hoa mắt

Nằm ngủ sai tư thế là nguyên nhân nhiều người mắc phải

Nằm ngủ sai tư thế là nguyên nhân nhiều người mắc phải

Một số nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này:

  • Rối loạn tuần hoàn não: Lượng máu lên não không đáp ứng được nhu cầu các hoạt động của cơ thể gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt.
  • Thay đổi tư thế đột ngột: Bật dậy đột ngột ngay khi vừa thức giấc khiến cho lượng máu lưu thông lên não giảm đột ngột, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
  • Ngủ sai tư thế hoặc gối đầu chưa đúng: Ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến não gây ra hoa mắt chóng mặt khi ngủ dậy. Việc sử dụng gối sai kích thước cũng là một nguyên nhân bạn cần để ý.
  • Thức khuya, dùng điện thoại, máy tình nhiều: Sóng điện thoại và bức xạ điện từ làm ảnh hưởng tới quá trình bài tiết hormone melatonin, gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Và sáng hôm sau dậy với tinh thần không thoải mái là điều bạn có thể gặp phải.
  • Không tắt đèn khi ngủ: Hormone melatonin không thể sản sinh khi bạn ngủ trong điều kiện có ánh sáng. Vì vậy việc không tắt đèn khi ngủ sẽ làm giấc ngủ của bạn không sâu, chập chờn và dễ gián đoạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng hoa mắt chóng mặt khi thức giấc.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Là hội chứng thường gặp ở những người béo hoặc có cổ ngắn, việc khó thở hay thậm chí ngưng thở khi ngủ dẫn tới thiếu oxy cung cấp lên não và cũng gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi thức giấc.

Ngoài ra, những nguyên nhân trên cũng có thể khiến bạn xuất hiện những triệu chứng khác như ngủ dậy bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn … .

2. Hiện tượng ngủ dậy bị hoa mắt có nguy hiểm không?

Hoa mắt chóng mặt khiến bạn mệt mỏi khó tập trung

Hoa mắt chóng mặt khiến bạn mệt mỏi khó tập trung

Hoa mắt chóng mặt sẽ kéo theo 1 số kết quả không mong muốn. Điển hình như là:

  • Mệt mỏi mất tỉnh táo: Ngay khi vừa thức giấc, bạn đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, thậm chí buồn nôn. Chắc chắn đây sẽ là một ngày tồi tệ và khiến bạn vô cùng khó chịu.
  • Gây ra nhiều bệnh lý: Việc kéo dài tình trạng này khiến cho não bộ của bạn thường xuyên phải hoạt động trong trạng thái thiếu máu, thiếu oxy dẫn tới một loạt các hệ lụy khác như suy giảm trí nhớ thậm chí đột quỵ suy tim… .

Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ triệu chứng này, cần để ý phát hiện và khắc phục ngay khi gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt khi thức giấc.

Xem thêm: Hoa mắt có sao không? [Giải đáp cùng chuyên gia]

3. Khắc phục tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt

Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy để chữa trị tình trạng này, bạn cần tìm các giải pháp giúp lưu thông máu lên não tốt, cũng như đề phòng tình trạng hoa mắt có “cơ hội” xảy ra.

Xem thêm: [ Hướng dẫn] 10 Cách chữa bệnh hoa mắt chóng mặt đau đầu

3.1 . Tránh thức dậy nhanh sau khi ngủ dậy

Hãy thư giãn vài nhịp trước khi bạn đứng dậy

Hãy thư giãn vài nhịp trước khi bạn đứng dậy

Bạn không nên bật dậy nhanh khi vừa mới tỉnh giấc, nên nghiêng người và ngồi dậy từ từ, để cơ thể đủ thời gian thích nghi với tư thế mới.

Dùng gối đầu có độ cao vừa phải, nâng đỡ tốt. Đồng thời chú ý đến tư thế ngủ, tránh ngủ sấp và chúi xuống. Bạn cũng nên tắt đèn, hạn chế âm thanh để giấc ngủ ngon trọn vẹn.

3.2. Luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể

Nước giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, giúp bạn có tinh thần thoải mái vào sáng hôm sau và ngăn ngừa thiếu máu lên não.

Tùy vào trọng lượng cơ thể, độ tuổi mà lượng nước cần cung cấp mỗi ngày sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ là đủ lượng nước cần cung cấp mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: nhu cầu nước mỗi ngày của bé khoảng 200 – 300ml.
  • Trẻ từ trên 1 tuổi bổ sung thêm nước dựa vào trọng lượng cơ thể bé. Công thức tính như sau: lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10). Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (13 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 – 500 = 650 ml.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn mỗi ngày uống từ 1.5 – 2.5l nước, có thể bao gồm nước lọc, nước ép hoa quả… .

3.3. Chú ý về chế độ dinh dưỡng

Khi gặp tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt bạn cần một có chế độ dinh dưỡng tốt giúp cải thiện chứng rối loạn tuần hoàn não, đẩy lùi hoa mắt chóng mặt cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

  • Tăng cường ăn (uống) rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin A, B, C, D, E và các axit folic, canxi, sắt, magie, kali, photpho… Đây đều là những chất dinh dưỡng giúp bổ máu, tăng cường quá trình tuần hoàn máu lên não.
  • Đa dạng dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh, từ rau xanh, trái cây, thịt đỏ, hải sản, các loại hạt, cá, ngũ cốc… Đây cũng là cách khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt khi thức giấc và rất nhiều triệu chứng khác.
  • Không dùng các chất kích thích trước khi đi ngủ để hệ thần kinh được thư giãn, tránh kích thích hoặc làm việc quá mức. Từ đó bạn sẽ có được giấc ngủ ngon, hạn chế đau đầu, hoa mắt vào sáng hôm sau.

3.4 Lối sống khoa học

Giữ tinh thần thoải mái trước lúc ngủ

Giữ tinh thần thoải mái trước lúc ngủ

Cũng như chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Cải thiện tình trạng thiếu máu lên não từ đó làm giảm hoa mắt, chóng mặt khi thức giấc.

  • Không sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ. Hãy thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền, yoga…
  • Sắp xếp thời gian làm việc, học tập hợp lý. Tránh làm việc khuya, tránh stress, căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8h/ngày. Nên ngủ trưa ít nhất 15 phút.

3.5. Tập thể dục

Vận động cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, bài tiết các chất độc hại. Và cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp cải thiện hệ tuần hoàn, thúc đẩy lưu thông máu.

  • Chạy bộ: Chạy làm tim đập nhanh, các thành mạch giãn nở và quá trình lưu thông máu, oxi diễn ra liên tục, đều đặn, lâu dần bạn sẽ có một hệ tuần hoàn khỏe mạnh.
  • Các bài tập về cổ, vai gáy và tay: Quá trình tuần hoàn đưa máu và oxy lên não đi qua các bộ phận cơ thể này. Vì vậy, những bộ phận này khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể bạn không gặp khó khăn trong việc lưu thông máu và oxy lên não.
  • Tham gia các lớp Yoga: Đây cũng là một môn thể dục rất tốt cho những người thường xuyên gặp các vấn đề về hệ tuần hoàn giúp máu lưu thông tốt hơn.

3.6. Đi khám bác sĩ

Đi khám bác sĩ ngay khi tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt kéo dài

Đi khám bác sĩ ngay khi tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt kéo dài

Để chắc chắn hơn, bạn nên đi khám bác sỹ tại các trung tâm y tế uy tín. Ngoài việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì việc đi khám bác sỹ còn giúp bạn yên tâm hơn khi có cái nhìn tổng quát về sức khỏe của bản thân. Từ đó có các phương án điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc chế độ sinh hoạt phù hợp với thể trạng và các vấn đề cơ thể đang gặp phải.

4. Thực đơn cho người ngủ dậy bị hoa mắt

4.1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người bệnh:

  • Xây dựng thực đơn hợp khẩu vị người bệnh.
  • Cần bằng 4 nhóm dưỡng chất bao gồm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Đảm bảo trong thực đơn có các loại thực phẩm tốt cho người ngủ dậy bị hoa mắt.

4.2. Xây dựng thực đơn 1 tuần cho người ngủ dậy bị hoa mắt

Sau đây là thực đơn tham khảo trong 1 tuần.

Thứ 2: Gà hầm tam thất

Gà hầm tam thất món ăn bổ dưỡng dành cho người thường xuyên ngủ dậy bị hoa mắt

Gà hầm tam thất món ăn bổ dưỡng dành cho người thường xuyên ngủ dậy bị hoa mắt

  • Nguyên liệu chính: Thịt gà, củ tam thất và 1 ít gừng tươi.
  • Công dụng: Giảm cholesterol, tăng tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch

Thứ 3: Canh gan lợn nấu với rau chân vịt

  • Nguyên liệu: Gan lợn và rau chân vịt.
  • Công dụng: Bổ máu, tăng cường lưu thông máu

Thứ 4: thịt bò xào ớt

  • Nguyên liệu: Thịt bò, ớt ngọt.
  • Công dụng: Thịt bò không chỉ chứa nhiều đạm, vitamin mà còn chứa nhiều sắt, đây là thành phần quan trọng giúp bổ máu, hỗ trợ cung cấp oxy cho các tế bào cơ thể.

Thứ 5: Canh xương hầm khoai tây, cà rốt

  • Nguyên liệu: Xương ống hoặc xương sườn heo, khoai tây, cà rốt, hành lá, rau mùi.
  • Công dụng: Cà rốt chứa rất nhiều vitamin và các chất bổ máu và mắt, ngoài ra xương hầm và khoai tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đây là món canh nhưng có thể làm món chính cho bữa ăn.

Thứ 6: Canh ngao nấu rau mồng tơi

Canh ngao mồng tơi món ăn thanh đạm tốt cho tuần hoàn máu hạn chế hoa mắt khi ngủ dậy

Canh ngao mồng tơi món ăn thanh đạm tốt cho tuần hoàn máu hạn chế hoa mắt khi ngủ dậy

  • Nguyên liệu: Ngao, rau mồng tơi.
  • Công dụng: Ngao giúp chứa nhiều sắt rất tốt cho máu, ngoài ra món ăn này còn giúp thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt.

Thứ 7: Thịt bò hầm khoai tây cà rốt

  • Nguyên liệu: Rẻ bò, khoai tây, cà rốt, cà chua, mùi, tỏi, gừng và các loại gia vị khác.
  • Công dụng: Bổ huyết, tăng cường dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe.

Chủ nhật: Nếu như trong tuần là các món ăn mặn thì cuối tuần có thể đổi món thanh đạm nhưng cũng rất tốt cho người ngủ dậy bị hoa mắt như một ly nước cam hoặc một đĩa salad gồm các loại rau giàu vitamin C, B6, sắt…

Như vậy, tình trạng này sẽ không nguy hiểm nếu chúng ta khắc phục kịp thời. Chủ động nâng cao sức khỏe bằng các thực phẩm bổ dưỡng như Viên nhung hươu, tập thể dục, ngủ đúng tư thế sẽ giúp bạn tránh xa tình trạng ngủ dậy bị hoa mắt.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: