Hoa mắt chóng mặt khó thở cảnh báo bệnh lý gì?


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-12-04 18:46:13

Hoa mắt chóng mặt khó thở là tổng hợp của nhiều triệu chứng khác nhau. Đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý hoặc là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể. Để hiểu rõ vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Hoa mắt chóng mặt khó thở cảnh báo bệnh gì?

Hoa mắt chóng mặt khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh

Hoa mắt chóng mặt khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó thở thường là biểu hiện của các bệnh sau:

1.1. Các vấn đề về tim mạch

Hoa mắt, chóng mặt, khó thở có thể là biểu hiện của bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch. Trong các vấn đề về tim mạch thì suy tim, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt, khó thở hàng đầu.

  • Suy tim là tình trạng vận chuyển máu qua tim đi khắp cơ thể bị chậm hơn so với người bình thường. Những người bị suy tim thường bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức hoặc nằm nghỉ, khó thở kịch phát về đêm, mệt mỏi, phù chân, báng bụng… .
  • Bệnh mạch vành là tình trạng các mảng bám như cholesterol và các chất khác tích tụ bên trong các động mạch vành làm cho động mạch vành bị hẹp và cứng. Người bị bệnh mạch vành thường có biểu hiện là đau thắt ngực/đau ngực, yếu ớt, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, buồn nôn, đổ mồ hôi…

1.2. Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn thần kinh tự chủ, rối loạn thần kinh chức năng) là tình trạng dây thần kinh thực vật bị hư hại. Khi mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật người bệnh thường:

  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khó thở.
  • Hay ngất khi đứng dậy, hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Trí nhớ giảm sút.
  • Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu (ăn không ngon, nuốt khó, tiêu chảy, táo bón).
  • Nhịp tim không thay đổi khi tập thể dục.
  • Không gắng sức được, ra mồ hôi bất thường (quá ít hoặc quá nhiều).
  • Gặp các vấn đề về tiết niệu (khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, không làm trống bàng quang hoàn toàn).
  • Thị lực (nhìn mờ, đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng).

1.3. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp. Người bị hạ đường huyết thường có các biểu hiện như mệt mỏi, khó chịu, run rẩy, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, da xanh tái, thường cảm thấy đói, đổ mồ hôi, ngủ không ngon… .

1.4. Thiếu máu, thiếu máu lên não

Thiếu máu là tình trạng các tế bào hồng cầu không đủ khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô. Khi bị thiếu máu người bệnh thường mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tức ngực, tim đập nhanh hoặc bất thường, da nhợt nhạt, nhức đầu, lạnh tay, chân, gặp vấn đề về nhận thức… .

Thiếu máu não là tình trạng tuần hoàn máu lên não bị giảm. Làm cho lượng oxy và chất dinh dưỡng bị giảm, tác động đến cấu trúc và chức năng của não. Người bị thiếu máu não thường bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, khó thở, thị lực giảm, thính giác giảm, tê bì, nhức mỏi tay chân, vận động yếu… .

1.5. Rối loạn hô hấp

Rối loạn hô hấp là tổng hợp của nhiều triệu chứng liên quan đến phổi, tim, trạng thái cảm xúc hay chấn thương. Người mắc bệnh rối loạn hô hấp thường bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thở nhanh, thở chậm, thở sâu, ngưng thở; ho có đờm xanh hoặc vàng, tim ngừng đập, đau thắt ngực, loạn nhịp tim…

2. Nguyên nhân khác gây hoa mắt chóng mặt khó thở

Khi bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở, ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên, còn có một số nguyên nhân khác như:

2.1. Các vấn đề về tâm lý

Hoa mắt chóng mặt khó thở có thể xuất hiện khi bạn gặp vấn đề về tâm lý

Hoa mắt chóng mặt khó thở có thể xuất hiện khi bạn gặp vấn đề về tâm lý

Khi quá sợ hãi, bạn cũng có thể xuất hiện những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, vã mồ hôi… Hoặc khi bị rối loạn tâm lý, căng thẳng sau chấn thương, tai nạn cũng có thể bị những triệu chứng trên.

2.2. Căng thẳng, stress

Khi căng thẳng, stress thường xuyên thì hệ thần kinh sẽ bị áp lực, làm tăng tiết adrenaline trong máu. Dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Gây ra hiện tượng tim đập nhanh, tay chân run, khó thở, tức ngực, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh, đổ mồ hôi…

2.3. Phụ nữ trong thai kỳ

Phụ nữ trong thời gian thai kỳ có thể bị thiếu Sắt dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy lên não gây ra hiện tượng hoa mắt, da xanh xao, mệt mỏi… .

Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác như: không gian ở bí bách, không có gió, say tàu xe, ngạt khói, bệnh đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, huyết áp cao, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh hô hấp mãn tính, bệnh cường giáp … cũng có thể dẫn đến tình trạng trên.

3. Xử lý thế nào khi bị hoa mắt chóng mặt khó thở

Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu trên, bạn cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

3.1. Dừng công việc đang làm để cơ thể trở về trạng thái cân bằng

Khi bạn bị hoa mắt, hơi choáng, khó thở nhẹ, số lần xuất hiện ít thì có thể do căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Lúc đó bạn chỉ cần thả lỏng cơ thể, để mắt và cơ thể nghỉ ngơi một lúc, có thể ngồi thẳng dậy hoặc vừa nằm vừa ngồi cho đến khi cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

3.2. Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Bổ sung nước là cách kiểm soát hoa mắt chóng mặt hiệu quả.

Bổ sung nước là cách kiểm soát hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Ngoài việc nghỉ ngơi ngay lúc đó, bạn cũng cần phải cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách:

  • Bổ sung nước lọc:  Giúp điều hòa nhiệt độ, giảm mệt mỏi, cải thiện hoạt động của não bộ; vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tế bào từ đó giúp giảm cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Tùy và độ tuổi mà nhu cầu nước khác nhau:
    • 0 – 6 tháng tuổi: Không cần uống nước, dùng sữa thay thế.
    • 6 tháng – 10 tuổi: 1 lít/ngày kể cả sữa.
    • 10 tuổi trở lên: 1,5 lít/ngày – 2 lít/ngày.
  • Nước đường: Được cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiệt nhanh hơn các nước uống khác. Vì thế, khi uống nước đường, cơ thể sẽ được phục hồi sức lực, giảm nhẹ triệu chứng hoa mắt, chóng mặt xảy đến đột ngột.
  • Nước gừng hoặc trà gừng: Vì gừng có tác dụng tăng lưu lượng máu trong não giúp giảm hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
  • Nước pha mật ong: Vì mật ong có chứa các dưỡng chất như vitamin B, C, sắt, canxi, photpho, magie nên có thể cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, ngăn ngừa mất sức, giảm mệt mỏi từ đó làm giảm hoa mắt, chóng mặt.
  • Nước chanh: Một cốc nước chanh có pha thêm chút muối hoặc tiêu sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cân bằng.

3.3. Massage

Các bài tập massage cho mắt, đầu, thái dương sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giảm bớt hoa mắt chóng mặt khó thở hiệu quả.

3.3.1. Bài 1: Tự massage

  • Ngồi và lấy ngón tay cái điểm vào huyệt phong phủ, thiên trụ nửa phút mỗi huyệt.
  • Vuốt từ huyệt ấn đường đến thần đình bằng ngón tay cái khoảng 15 lần.
  • Massage men theo đường vòng cung của lông mày và day huyệt thái dương bằng tay cái khoảng 15 lần.
  • Massage trước trán, từ bên này thái dương đến bên kia thái dương bằng ngón tay cái.
  • Hơi gập 10 đầu ngón tay lại,ngón tay giữa chạm vào đường trung trực giữa đỉnh đầu rồi ấn nhẹ từ trước ra sau huyệt bạch hội khoảng 15 lần.
  • Lấy hai tay đỡ hai bên đầu và lần lượt ấn các huyệt thông thiên, đầu duy đến thái dương, xuống huyệt phong thị. Tiếp theo, ấn huyệt phong thị bằng mu ngón út. Thực hiện bước này khoảng 10 lần.
  • Ấn huyệt nội quan, thái xung khoảng nửa phút mỗi huyệt bằng ngón tay cái.

3.3.2. Bài 2: Massage cho người bệnh

  • Để người bệnh ngồi và đứng bên cạnh.
  • Lấy ngón tay cái ấn vào huyệt phong thị, thiên trụ, phong phủ khoảng nửa phút mỗi huyệt.
  • Áp dụng phương pháp cuộn, nhất chỉ thiền, nắm khoảng 3 phút giúp phần cơ ở cổ được thả lỏng.
  • Lấy ngón tay cái ấn vào huyệt khiên tỉnh, thiên thống khoảng nửa phút mỗi huyệt.
  • Nắm lấy ngũ kinh từ trước ra sau 1 lần bằng các ngón tay.
  • Bước 6: Để người bệnh nằm ngửa và đứng phía trước đầu.
  • Vuốt từ huyệt ấn đường đến huyệt thần đình bằng hai ngón tay cái khoảng 15 lần.
  • Massage men theo vòng cung của lông mày và day huyệt thái dương bằng tay cái 15 lần.
  • Lấy ngón tay cái điểm vào huyệt minh tinh, thần đình, mi xung, đầu duy, bạch hội, cường gian khoảng nửa phút mỗi huyệt.
  • Massage phần trán bằng mu ngón tay cái khoảng 2 phút.
  • Hơi co 4 ngón ở 2 bàn tay lại rồi lấy huyệt lệ cốc làm trọng điểm và tán hai bên đầu khoảng 1 phút.

4. Lối sống lành mạnh phòng tránh hoa mắt chóng mặt khó thở

Theo các bác sĩ, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khó thở có thể cải thiện và phòng ngừa nhờ lối sống lành mạnh, khoa học và luôn quan tâm tới các vấn đề về sức khỏe. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng này.

  • Sắp xếp công việc khoa học, tránh quá tải: Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, trong lúc làm việc nên có thời gian nghỉ giải lao
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya: Ngủ 7 – 8 tiếng/ngày, trưa ngủ khoảng 30 phút
  • Tập hít thở sâu: Mỗi khi căng thẳng, hãy hít thật sâu và thở ra từ từ, lặp đi lặp lại nhiều lần khoảng 10 – 20 phút
  • Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày 30 phút để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật
  • Tham gia các lớp học yoga, thiền định…. để điều hòa và cân bằng lại hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất đường bột, protein, lipid, vitamin. Đồng thời ăn uống đúng giờ giấc và nghỉ ngơi hợp lý sau khi ăn, tránh vận động ngay.
  • Thực phẩm cần tránh: Các chất kính thích (rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, ma túy…) đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng… .

Ngoài các biện pháp trên bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nhung hươu của Dược phẩm TW3 được các bác sĩ khuyên dùng.

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ cải thiện hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Viên uống nhung huơu TW3 hỗ trợ cải thiện hoa mắt chóng mặt hiệu quả

Viên nhung hươu có tác dụng:

  • Bổ huyết hoạt huyết.
  • Tăng cường chức năng lưu thông máu.
  • Bồi bổ cơ thể phòng chống hoa mắt, chóng mặt, khó thở hiệu quả.

5. Điều trị hoa mắt chóng mặt khó thở

Trường hợp khó thở kéo dài hoặc thường xuyên lặp lại, mệt mỏi, sức lao động giảm, choáng, ngất thì bạn cần đi thăm khác bác sĩ ngay để được chẩn đoán và kiểm tra chính xác nhất.

Sau đây là một số bệnh viện uy tín ở Hà Nội, Hồ Chí Minh mà bạn có thể tới thăm khám nếu bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở:

  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Số 42, phố Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City: Số 458, Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai: Số 78, đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn: Số 52, Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Việt – Pháp Hà Nội: Số 1, đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc:  Số 26, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1, Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Hồ Chí Minh:
    • Cơ sở 1: Số 215,  Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2: Số 201, Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 3: Số 221B, Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận  Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phòng khám bệnh viện Đại học Y Dược 1: Số 20 – 22, Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện đa khoa Sài Gòn: Số 125, đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park: Số 208, đường  Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn: Số 60 – 60A, đường Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Pháp – Việt Hồ Chí Minh: Số 6, đường Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), quận 7, Hồ Chí Minh

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng hoa mắt chóng mặt khó thở. Hãy theo dõi tình hình và tiến hành đi thăm khám, điều trị ngay khi cần thiết bạn nhé!

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: