11 loại Vitamin bồi bổ cơ thể KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT!


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-07-15 12:13:44

Có bao nhiêu loại vitamin bồi bổ cơ thể? Chúng có vai trò và ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể và sức khỏe của chúng ta? Hãy cùng làm một cuộc “giải phẫu” để tìm hiểu những bí mật phía sau những loại vitamin thiết yếu này.

1. 11 loại Vitamin bồi bổ cơ thể

Bổ sung Vitamin cho cơ thể là điều rất cần thiết

Bổ sung Vitamin cho cơ thể là điều rất cần thiết

Vitamin là những chất cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp, phần lớn trong số chúng không được dự trữ trong cơ thể. Chính vì thế để cung cấp đủ vitamin chúng ta cần phải bổ sung từ bên ngoài thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong một số trường hợp, chế độ ăn uống không thể đáp ứng được sự thiếu hụt, bắt buộc phải bổ sung thêm vitamin bằng dược phẩm để nhanh chóng giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Vitamin được chia làm hai nhóm:

  • Vitamin tan trong nước gồm: vitamin C, vitamin nhóm B
  • Vitamin tan trong dầu gồm: vitamin A, D, E, K.

1.1. Vitamin A

Là một loại vitamin tan trong dầu được gọi là Retinol tham gia vào một số hoạt động của cơ thể:

  • Tham gia vào quá trình sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển bình thường
  • Tham gia vào chức năng thị giác, giúp bảo vệ mắt
  • Bảo vệ các biểu mô trong cơ thể: biểu mô giác mạc, da, khí quản, tuyến nước bọt…tránh cho vi khuẩn xâm nhập, làm lành vết thương nhanh chóng
  • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt, ngăn ngừa ung thư
  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
  • Bảo vệ tim mạch
  • Tăng số lượng tinh trùng ở nam giới
  • Điều trị các bệnh thiếu vitamin A

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng: 500 IU
  • Trẻ  dưới 8 tuổi 600 – 900 IU
  • Trẻ từ 9 – 18 tuổi: 1700 – 2800 IU
  • Trên 19 tuổi: 3000 IU
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: 3000 IU

1.2. Vitamin B1

Cám gạo là nguồn vitamin B1 vô cùng phong phú

Cám gạo là nguồn vitamin B1 vô cùng phong phú

Vitamin B1 hay còn được gọi là thiamin có nhiều tác dụng cho cơ thể như:

  • Bổ sung và phòng ngừa thiếu vitamin B1
  • Tham gia vào quá trình trao đổi một số chất như glucose, lipid, acid amin
  • Điều trị bệnh Beri – Beri
  • Hỗ trợ sự hoạt động của tim, giảm áp lực hoạt động của tim
  • Phòng ngừa đục thủy tinh thể
  • Cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng và hoạt động của hệ thần kinh
  • Trị mụn, làm trắng da, kích thích mọc tóc

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh 0,3 – 0,5mg/ ngày
  • Trẻ em uống 0,5 – 1mg/ ngày
  • Trẻ mắc bệnh Beri Beri: tiêm 10 – 25mg/ ngày trong 2 tuần đầu, sau đó dùng 5 – 10mg/ ngày trong 1 tháng tiếp theo
  • Liều thông thường: 50 – 100mg/ ngày

1.3. Vitamin B2

Vitamin B2 còn được gọi là riboflavin được hấp thụ chủ yếu ở tá tràng và biến đổi thành 2 coenzym là FAD, FMN. Vitamin B2 được dự trữ trong cơ thể với một lượng nhỏ ở tim, gan, thận, lá lách dưới dạng coenzyme. Vitamin B2 có tác dụng:

  • Phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin B2
  • Duy trì màng nhầy trong hệ tiêu hóa
  • Giúp hấp thụ sắt, vitamin B9, B1, B3, B6 dễ dàng hơn
  • Là thành phần quan trọng của các men oxydase trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên
  • Khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế nào
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, đạm, chất béo để tạo ra năng lượng cho cơ thể
  • Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, sử dụng và dự trữ sắt trong cơ thể
  • Bảo vệ da, niêm mạc và cơ quan thị giác

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: 0,4 mg/ ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng: 0,5 mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 1,1mg/ ngày
  • Trẻ từ 15 – 18 tuổi: 1,8mg/ ngày 
  • Trên 19 tuổi trở đi nhu cầu  này giảm dần, đến trên 51 tuổi chỉ còn 1,2mg/ ngày

1.4. Vitamin B5

Vitamin B5 – acid pantothenic là một chất chống oxy hóa có tác dụng:

  • Điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu hụt vitamin B5
  • Giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để nuôi cơ thể
  • Hình thành giới tính 
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Giúp hình thành tế bào hồng cầu
  • Điều trị biến chứng bệnh tiểu đường, hạ mỡ máu
  • Giảm béo
  • Trị mụn, làm lành vết thương, làm đẹp da
  • Điều trị viêm đa dây thần kinh
  • Duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 1,7mg/ ngày
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng: 1,8mg/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 2mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 3mg/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 4mg/ ngày
  • Người trên 14 tuổi: 5mg/ ngày
  • Phụ nữ có thai: 6mg/ ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 7mg/ ngày

1.5. Vitamin B6

Vitamin B6 có tên gọi khác là pyridoxine

Vitamin B6 có tên gọi khác là pyridoxine

Vitamin B6 là một trong những vitamin nhóm B có tên gọi khác là pyridoxine, tan trong nước, được bài tiết qua nước tiểu và không dự trữ trong cơ thể. Chúng có tác dụng:

  • Là coenzyme xúc tác cho quá trình trao đổi amin của các acid amin
  • Xúc tác cho phản ứng loại cacboxyl của những enzyme xúc tác cho quá trình vận chuyển nhóm sulfua từ để tạo cystein
  • Tham gia và quá trình chuyển hóa tryptophan, protein, glucose, sản xuất huyết sắc tố
  • Giúp cơ thể phát triển bình thường và khỏe mạnh, đặc biệt rất cần thiết với trẻ nhỏ
  • Tham gia vào quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, hình thành myelin, bảo vệ hệ thần kinh
  • Làm giảm các triệu chứng và mức độ buồn nôn khi mang thai
  • Chống co giật, chuột rút, các hiện tượng tê bì tay chân

Liều dùng khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 0,1mg/ ngày
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 0,3mg/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 0,5mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 0,6mg/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 năm: 1,0mg/ ngày
  • Trẻ từ 14 – 50 tuổi: 1,3mg/ ngày
  • Man giới trên 50 tuổi: 1,7mg/ ngày
  • Nữ giới trên 50 tuổi: 1,5mg/ ngày
  • Phụ nữ có thai: 1,9mg/ ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 2,0mg/ ngày

1.6. Vitamin B9

Vitamin B9 được biết đến với cái tên quen thuộc là acid folic, là một loại vitamin nhóm B khá phức tạp có tác dụng:

  • Tạo ra tế bào hồng cầu – đây là chức năng chính và quan trọng nhất của vitamin B9
  • Tổng hợp và sửa chữa DNA, RNA, hỗ trợ sự phân chia và phát triển tế bào
  • Tăng cường sức khỏe não bộ
  • Là coenzyme trong nhiều quá trình chuyển hóa
  • Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như bệnh não, khuyết tật ống thần kinh, giảm thính lực,  nứt đốt cột sống, tự kỷ, sứt môi…

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 150 microgam/ ngày
  • Trẻ từ 3 – 8 tuổi: 200 microgam/ ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 200 microgam/ ngày
  • Trên 14 tuổi: 400 microgam/ ngày
  • Phụ nữ có thai: 600 microgam/ ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 500 microgam/ ngày

1.7. Vitamin B12

Cobalamin (vitamin B12) có rất nhiều chức năng quan trọng như:

  • Tham gia sản xuất, tổng hợp tế bào hồng cầu, phòng thiếu máu.
  • Rất quan trọng với sự phát triển của mô thần kinh và chức năng não, giúp duy trì hệ thần kinh hoạt động bình thường, điều hòa thần kinh, giảm các triệu chứng rối loạn tâm trạng như lo âu, trầm cảm.
  • Giúp tạo và điều chỉnh DNA.
  • Có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid béo, sản xuất năng lượng.
  • Là coenzyme đồng vận chuyển tham gia vào qúa trình chuyển hóa chuyển hóa acidfolic, giúp cơ thể hấp thu acid folic dễ dàng hơn.
  • Tham gia chuyển hóa lipit.
  • Hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 0,4 microgam/ ngày.
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng: 0,5 microgam/ ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 0,9 microgam/ ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 1,2 microgam/ ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 1,8 microgam/ ngày.
  • Trên 14 tuổi: 2,4 microgam/ ngày.
  • Phụ nữ có thai: 2,6 microgam/ ngày.
  • Phụ nữ cho con bú: 2,8 microgam/ ngày.

1.8. Vitamin C

Các loại quả giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể

Các loại quả giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể

Vitamin C là một vitamin tan trong nước. Chúng tồn tại dưới dạng là một hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống, chúng không lưu trữ trong cơ thể. Vitamin C là một chất dinh dưỡng rất quan trọng của cơ thể, chúng giúp:

  • Giúp hình thành, phát triển và duy trì hệ xương khớp, da và các mạch máu
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa protein
  • Tham gia vào quá trình sản xuất collagen, L-Carnitine và một số chất dẫn truyền thần kinh
  • Hoạt động với vai trò là một chất chống oxy hóa
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể
  • Là thành phần chính của các mô liên kết, mô cơ như gân, dây chằng, sụn, da, ruột, mạch máu…
  • Nhanh chóng chữa lành vết thương, làm bền thành mạch
  • Giúp cơ thể hấp thu acid folic tốt hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm cholesteron, rất tốt cho một số bệnh như tiểu đường, thiếu máu, đục thủy tinh thể, các triệu chứng viêm…

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị: 

  • Trẻ em và phụ nữ có thai: 150mg/ ngày
  • Người trưởng thành: 100mg/ ngày
  • Vận động viên, bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi, người lao động nặng, nghiện rượu, nghiện thuốc lá: 200mg/ ngày

1.9. Vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin rất đặc biệt, cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất được nhờ một phản ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D có rất nhiều vai trò trong cơ thể, cụ thể như:

  • Duy trì sức khỏe  của xương và răng
  • Hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, não và hệ thần kinh
  • Điều chỉnh nồng độ insulin trong máu giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ, tăng cường chức năng phổi và tim mạch
  • Đặc biệt có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh không chỉ về vấn đề phát triển xương mà còn ở các vấn đề về dị ứng, hen suyễn, viêm da…
  • Rất quan trọng với phụ nữ có thai, chúng làm giảm nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, viêm âm đạo do vi khuẩn

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 400 IU
  • Trẻ từ 1 – 18 tuổi: 600 IU
  • Người lớn đến 70 tuổi: 600 IU
  • Người trên 70 tuổi: 800 IU
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: 600 IU

1.10. Vitamin E

Giống như vitamin A, vitamin E là một vitamin tan trong chất béo. Vitamin E có vai trò là một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Ngoài ra chúng còn:

  • Điều hòa một số quá trình trao đổi chất, ức chế chuyển hóa acid arachidonic làm tăng giải phóng tuyến tiền liệt từ nội mạch, làm giãn mạch máu và ức chế kết tập tiểu cầu
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào
  • Bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào không bị oxy hóa
  • Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ giảm lượng cholesterol xấu, ung thư, mất trí nhớ và một số bệnh khác
  • Cải thiện khả năng chữa lành vết thương, giảm mô sẹo
  • Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn hiệu quả

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ  dưới 12 tháng: 3mg/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 5 – 7mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 – 9 tuổi: 7mg/ ngày
  • Trẻ từ 10 – 12 tuổi: 11mg/ ngày
  • Trẻ trên 12 tuổi: 12 – 15mg/ ngày
  • Người lớn và phụ nữ có thai: 15mg/ ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 19mg/ ngày

1.11. Vitamin K

Thực phẩm giàu vitamin K

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K là một nhóm các vitamin tan trong chất béo có cấu trúc tương tự nhau mà cơ thể chúng ta cần để:

  • Sản xuất prothrombin – một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đông máu và chuyển hóa ở xương
  • Bảo vệ trẻ sơ sinh không bị chảy máu trong hộp sọ
  • Điều chỉnh nồng độ canxi trong máu
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ
  • Cải thiện trí nhớ
  • Làm chậm quá trình phát triển bệnh ung thư

Hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị:

  • Trẻ dưới 12 tháng: 2 – 2,5 microgam/ ngày
  • Trẻ từ 1 – 18 tuổi: 75 microgam/ ngày
  • Nữ trên 19 tuổi: 90 microgam/ ngày
  • Nam trên 19 tuổi: 120 microgam/ ngày
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: 90 microgam/ ngày

2. Cách bổ sung Vitamin cho cơ thể

Sử dụng vitamin bồi bổ cơ thể là điều vô cùng cần thiết giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe và phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vitamin được bổ sung chủ yếu qua đường ăn uống. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày quyết định việc bạn có bổ sung đầy đủ vitamin hay không.

2.1. Thực phẩm chứa Vitamin bồi bổ cơ thể

Lựa chọn đúng thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày là cách đơn giản để bạn có thể bổ sung đầy đủ vitamin bồi bổ cơ thể.

Vitamin Thực phẩm 
Vitamin A Cá, đặc biệt các loại cá nhiều dầu như cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, sữa, phô mai, gan, bí ngô, cà rốt, đu đủ, cà chua, khoang lang, ớt, các loại rau màu xanh đậm như rau bina, súp lơ xanh…
Vitamin B1 Măng tây, trứng, khoai tây, gan, súp lơ, men bia, ngũ cốc, gạo chưa xát, bột mỳ trắng…
Vitamin B2 Cá, thịt, gia cầm, trứng, sữa, măng tây, atiso, ngũ cốc, đậu Hà Lan, nấm, mật ong, mùi tây, bí ngô, khoai lang, rau họ cải, bánh mỳ nguyên cám, chiết xuất nấm men…
Vitamin B5 Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, thịt bò, gan, bầu dục, các  loại cá, động vật có vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ ngũ cốc, sữa, sữa chua, phô mai, lòng đỏ trứng, các loại đậu, nấm, quả bơ, bông cải xanh, ngô, khoai lang, cà chua, súp lơ..
Vitamin B6 Đậu Hà Lan, gan bò, cá ngừ, ức gà, chuối, đậu phụ, bơ, gạo lứt, cà rốt, cá, sữa, thịt heo, khoai tây, ngũ cốc… 
Vitamin B9 Măng tây, súp lơ, bắp cải, lòng đỏ trắng, rau bina, khoai tây, bầu dục, đậu lăng, gan, sữa, đậu Hà Lan, hạt hướng dương, bánh mỳ nguyên cám…
Vitamin B12 Thịt bò, thịt heo, các loại gia cầm, thịt cừu, cá ngừ, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, trứng, sữa đậu nành, các loại ngũ cốc…
Vitamin C Các loại rau xanh và trái cây đều chứa vitamin C, đặc biệt: cam, chanh, ổi, dứa, ớt ngọt, rau bina, cà chua, khoai tây…
Vitamin D Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết, cá ngừ, trứng, dầu gan cá tuyết…
Vitamin E Củ cải, hạnh nhân, óc chó, đu đủ, xoài, kiwi, bơ, rau cải xanh, rau bina, síp lơ, mùi tây, bí đỏ…
Vitamin K Các loại rau có màu xanh đậm, đặc biệt rau họ cải: rau bina, cải xoăn, súp lơ, nho, trứng, mùi tây, dưa chuột, cần tây, húng quế. Rau xà lách, cà rốt, trái cây sấy khô, dầu oliu, đinh hương…

 

2.2. Cách dùng thực phẩm chức năng chứa Vitamin

Ảnh: Sử dụng thực phẩm chức năng, nên hay không nên?

Ảnh: Sử dụng thực phẩm chức năng, nên hay không nên?

Ngoài việc bổ sung vitamin bồi bổ cơ thể qua khẩu phần ăn hàng ngày, rất nhiều người còn lựa chọn sử dụng thêm thực phẩm chức năng chứa Vitamin như một cách bảo vệ sức khỏe. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại TPCN bổ sung vitamin có xuất xứ, thành phần, cũng như giá thành khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại TPCN nào, bạn cũng nên cân nhắc một vài gạch đầu dòng dưới đây:

2.2.1. Bạn đang thiếu vitamin nào, có cần phải bổ sung vitamin không?

Để cơ thể khỏe mạnh, lượng vitamin trong cơ thể cần được duy trì ở trạng thái cân bằng, thiếu hay thừa vitamin có thể gây ra một số vấn đề có hại cho sức khỏe. Vì thế, trước khi quyết định bổ sung vitamin dưới dạng TPCN bạn cần xác định chính xác mình có thiếu vitamin không, thiếu vitamin gì để bổ sung hợp lý.

2.2.2. Kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ

Việc kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ là một việc quan trọng không chỉ trong việc chọn mua vitamin bồi bổ cơ thể mà trong tất cả các thực phẩm khác. Tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, tham khảo giá trị trường là việc nên làm để chọn được vitamin bồi bổ cơ thể ưng ý nhất.

  • Tìm đến những địa chỉ bán hàng uy tín
  • Chú ý kiểm tra xuất xứ, nhà phân phối, các đặc điểm bên ngoài để phân biệt hàng thật, hàng giả
  • Tham khảo giá thị trường
  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện của mình
  • Không nên mua hàng xách tay…
  • Sử dụng TPCN bổ sung vitamin bồi bổ cơ thể một cách thông minh

TPCN không phải là thực phẩm. Vì thế bạn không nên sử dụng chúng thay thế thực phẩm, thức ăn hàng ngày.

Có thể TPCN giúp bạn bổ sung nhanh chóng lượng vitamin còn thiếu nhưng việc bổ sung qua con đường ăn uống lại là cách bền vững và an toàn nhất. Hãy cân bằng việc bổ sung vitamin từ thực phẩm và TPCN để có thể mang lại những điều tốt nhất cho cơ thể bạn.

2.2.3. Lưu ý khi dùng vitamin bồi bổ cơ thể

Sử dụng TPCN an toàn và hiệu quả, bạn cũng nên quan tâm đến chống chỉ định  và lưu ý khi sử dụng TPCN

TPCN không phải là thuốc nên một số vấn đề không được kiểm soát chặt chẽ như thuốc. Ví dụ như những chống chỉ định, hay những lưu ý khi sử dụng. Rất nhiều người sử dụng cho rằng TPCN là an toàn nên thường bỏ qua, không quan tâm đến vấn đề này, nhưng đây là một sai lầm.

Vì thế, nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh hay đang có vấn đề gì về sức khỏe, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng TPCN. Sử dụng TPCN để hỗ trợ điều trị bệnh chứ không phải là thuốc thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc thêm:

Vitamin là một trong những dưỡng chất thiết yếu với cơ thể. 11 loại vitamin khác nhau với 11 cơ chế riêng của chúng. Nhưng cùng hướng đến mục tiêu chung là duy trì hoạt động tự nhiên và giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy bổ sung các loại vitamin bồi bổ cơ thể và các chất dinh dưỡng thật đầy đủ để tận hưởng cuộc sống tuyệt vời mỗi ngày.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: