Thuốc nam bồi bổ cơ thể và những điều cần biết


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-07-10 07:36:24

Sử dụng thuốc nam bồi bổ cơ thể là một trong những biện pháp tăng cường sức khỏe rất hiệu quả. Tuy nhiên mỗi loại thuốc nam lại có những công dụng và cách sử dụng riêng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về một số loại thuốc nam bồi bổ cơ thể mang lại hiệu quả bổ khí, huyết, bổ âm, bổ dương.

1. Nhóm thuốc nam bổ khí

Thuốc bổ khí dùng để chữa chứng bệnh mà Đông Y gọi là “khí hư” (“khí” trong cơ thể bị suy yếu, hư tổn). “Khí hư” ảnh hưởng nhiều đến chức năng của 2 tạng là Phế và Tỳ. Vì vậy, thuốc bổ khí có tác dụng bổ Phế, Tỳ.

1.1. Đinh lăng

Cây đinh lăng - bài thuốc nam bồi bổ cơ thể chữa thiếu máu

Cây đinh lăng – bài thuốc nam bồi bổ cơ thể chữa thiếu máu

Nguồn gốc:

  • Đinh lăng là một loại cây có thân nhỏ, chiều cao trung bình từ 1-2m. Bề mặt thân cây đinh lăng trơn nhẵn, không có lông và gai.
  • Lá đinh lăng thuộc loại lá kép có chiều dài 20 – 40cm và mùi thơm.
  • Cây đinh lăng có nguồn gốc tại khu vực Thái Bình Dương. Sau này trở nên phổ biến hơn tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Nơi phân bố: Hiện nay cây đinh lăng được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi nước ta.

Công dụng: Cây đinh lăng có chứa Saponin cùng các loại acid amin, vitamin B1, B2, B6, C … Có vai trò đặc biệt tốt đối với cơ thể.

Vì vậy, sử dụng các bài thuốc từ đinh lăng sẽ giúp bổ khí, Thông huyết mạch, Giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, Chống dị ứng … .

Bài thuốc nam bồi bổ cơ thể chữa thiếu máu: 

  • Chuẩn bị: 100g rễ đinh lăng, 100g hà thủ ô, 100g thục địa, 100g hoàng tinh, 20g tam thất.
  • Cách làm: Các nguyên liệu chuẩn bị xong đem trộn lại với nhau và tán nhuyễn thành bột.
  • Cách dùng: Mỗi ngày lấy 100g bột trên hòa với nước nóng để uống.

Lưu ý khi dùng: Nên dùng đúng liều lượng bài thuốc nam bồi bổ cơ thể này, đặc biệt là rễ đinh lăng nếu dùng với liều cao sẽ bị say, dẫn đến cơ thể mệt mỏi.

1.2. Bạch truật

Nguồn gốc: Bạch truật là loại dược liệu có nguồn gốc nhiều khu vực tại Trung quốc như Triết Giang, Hồ Nam, Giang Tây … Hiện nay bạch truật đã trở thành một trong những dược liệu được trồng và sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Nơi phân bố: Hiện nay bạch truật được trồng ở cả miền núi và đồng bằng ở nước ta. Nhiều nhất là tại Bắc Hà và Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai.

Công dụng: Bạch truật vị ngọt, tính ấm có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, an thai, lợi thủy … . Bạch truật có công dụng hiệu quả với bệnh dạ dày, ăn uống khó tiêu, viêm ruột mãn tính, đái tháo đường … .

Bài thuốc giúp dạ dày khỏe mạnh, dễ tiêu hóa:

  • Chuẩn bị: 12g bạch truật, 6g chỉ thực.
  • Cách làm: Tán bột làm viên hoàn hoặc sắc uống
  • Cách dùng: Uống 2-3 lần/tuần, mỗi lần 8 viên. Dùng sau bữa ăn chính 30 phút.

Lưu ý khi dùng: Phụ nữ đang có thai và cho con bú không nên tự ý dùng bạch truật.

1.3. Kê huyết đằng

Nguồn gốc: Kê huyết đằng là loại dược liệu có nguồn gốc từ một loại thân cây họ đậu, được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam.

Nơi phân bố: Kê huyết đằng thường phân bố tại các tỉnh vùng núi phía Bắc ở nước ta như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, …

Công dụng: Kê huyết đằng chứa Milletol, Glucozit, Tannin, Sitosterol … Giúp người dùng bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, chữa chứng suy nhược cơ thể, phong huyết tỳ chứng … .

Bài thuốc chữa tê thấp, nhức mỏi xương: 

  • Chuẩn bị:
    • Kê huyết đằng 12g.
    • Rễ gối hạc 12g.
    • Cây mua núi 12g.
    • Dây đau xương 10g.
    • Rễ phòng kỷ 10g.
    • Vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g.
  • Cách làm: Thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống
  • Cách dùng: Mỗi ngày nên dùng 2 lần, mỗi lần 50ml.

Lưu ý khi dùng: Người huyết không hư, thiên về huyết ứ, khí trệ thì không dùng thuốc nam bồi bổ cơ thể từ kê huyết đằng.

Đọc thêm: Thuốc bổ cho người lớn biếng ăn

1.4. Cam thảo

Cam thảo được dùng trong bài thuốc nam Kiện tỳ nhu can thang bồi bổ cơ thể rất tốt

Cam thảo sau khi cắt lát và phơi khô

Nguồn gốc: Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis, thuộc chi Glycyrrhiza. Đây là một loại thực vật bản địa châu Á.

Nơi phân bố: Cây cam thảo mọc nhiều ở Trung Quốc, Mông Cổ. Hiện nay cam thảo cũng được trồng ở một số tỉnh thành phía Bắc tại Việt Nam.

Công dụng: Cam thảo có tác dụng đối với những trường hợp khí huyết bất túc, suy nhược can, tỳ. Đồng thời chữa chứng đầy bụng khó tiêu, ăn uống giảm sút, bốc hỏa, mất ngủ …

Bài thuốc Kiện tỳ nhu can thang: 

  • Chuẩn bị: 4,5g cam thảo, 9g phục linh, 9g bạch truật, 12g nhân sâm, 8g mộc hương, 6g sa nhân.
  • Cách làm: Đem những dược liệu đã chuẩn bị sắc cùng 250ml nước khoảng 45 phút.
  • Cách dùng: Chia thuốc làm 2 phần uống sau các bữa ăn chính trong ngày.

Lưu ý khi dùng: Những người đang điều trị viêm thận cấp tính hoặc mãn tính đều không nên dùng cam thảo, vì sẽ có thể dẫn đến trường hợp giữ nước, khiến cơ thể bị phù nề.

2. Nhóm thuốc nam bổ huyết

Thuốc bổ huyết là thuốc dùng để chữa các bệnh do “huyết hư” sinh ra. Thuốc bổ huyết chủ yếu bổ vào Tâm, Can.

2.1. Lá lốt

Nguồn gốc: Lá lốt là một trong những loại thực vật đặc thù của khu vực Đông Nam Á. Loài cây này thường mọc hoang nhưng hiện nay được trồng để làm gia vị món ăn và làm thuốc.

Nơi phân bố: Lá lốt thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao, phân bố nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Công dụng: Lá lốt có công dụng giúp bổ tỳ, tăng cường khí huyết giúp máu lưu thông tốt. Đồng thời lá lốt mang lại hiệu quả điều trị bệnh về yếu sinh lý cho nam giới rất tốt.

Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn: 

  • Chuẩn bị: 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 12g sinh khương,10g trần bì, 10g bạch linh, 6g sơn thù, 6g phòng sâm, 6g cam thảo. 
  • Cách làm: Cho tất cả những dược liệu đã chuẩn bị hòa cùng với 600ml nước, sắc đến khi nào còn lại 200ml thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chia thành 3 phần và dùng trong ngày, sau các bữa ăn.

Lưu ý khi dùng: Với trường hợp đang bị đau dạ dày, nóng trong, nhiệt miệng, táo bón … không nên dùng thuốc nam bồi bổ cơ thể từ lá lốt để bổ huyết.

2.2. Huyết đằng

Nguồn gốc: Huyết đằng thuộc họ dây leo thân gỗ, vì loại cây này có chứa nhựa màu đỏ như máu, nên được gọi là huyết đằng, dây bổ máu, huyết rồng,… 

Nơi phân bố: Huyết đằng phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi Trung Quốc, hiện nay ở Việt Nam loại cây này tập trung nhiều ở khu vực phía bắc.

Công dụng: Huyết đằng có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông kinh lạc, khí huyết hư hàn, khỏe gân cốt, thích hợp dùng cho nam giới muốn tăng cường sinh lực.

Bài thuốc chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương:

  • Chuẩn bị: 12g huyết đằng, 12g mua núi, 12g rễ gối hạc, 10g rễ phòng kỷ, 10g vỏ thân ngũ gia bì chân chim, dây đau xương 10g
  • Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên phơi khô, thái nhỏ đem ngâm cùng 1 lít rượu khoảng 2 tuần là có thể bắt đầu dùng.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 50ml, chia làm 2 lần sau các bữa ăn chính.

Lưu ý khi dùng: Nên dùng huyết đằng đúng liều lượng, dùng quá liều có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.3. Hà thủ ô

Hà thủ ô có nhiều công dụng hữu ích

Hà thủ ô có nhiều công dụng hữu ích

Nguồn gốc: Hà Thủ Ô là một loại cây sống lâu năm, thân mềm, dạng dây leo quấn vào nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ.

Nơi phân bố: Loại cây này thường mọc hoang ở nhiều tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Hiện nay, Hà thủ ô cũng được trồng nhiều ở khu vực phía Nam.

Công dụng: Hà thủ ô có công dụng:

  • Giúp làm tăng nhẹ lưu lượng máu tại động mạch vành.
  • Bổ sung máu cho cơ tim và nhiều bộ phận khác.
  • Trị suy nhược thần kinh.
  • Khỏe gân cốt.
  • Ích huyết.
  • Đen râu tóc.

Bài thuốc chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới khó có con: 

  • Chuẩn bị: 20g Hà thủ ô, 16g tầm gửi dâu, 16g kỷ tử, 16g ngưu tất.
  • Cách làm: Đem những nguyên liệu này sắc cùng 500ml nước, đến khi còn 150ml thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chia làm 2 phần để uống sau các bữa ăn chính.

Lưu ý khi dùng: Khi dùng hà thủ ô thì hạn chế ăn các loại hành, tỏi, cải củ. Những người có huyết áp và đường huyết thấp không nên dùng.

2.4. Củ hoàng tinh

Nguồn gốc: Đây là một loại thực vật thuộc họ hoàng tinh, có tên khoa học là Convallariaceae – Được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Nơi phân bố: Củ hoàng tinh thường mọc hoang tại những khu vực có độ ẩm tốt như những cánh rừng ẩm thuộc các tỉnh miền Bắc.

Công dụng:

  • Củ hoàng tinh có công dụng giúp nam giới bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt.
  • Tăng cường lưu thông máu đến cơ quan sinh dục.
  • Chữa chứng ho khan, ho lâu ngày …

Bài thuốc nam bồi bổ cơ thể chữa liệt dương: 

  • Chuẩn bị:
    • 20g củ hoàng tinh.
    • 12g hà thủ ô.
    • 12g ý dĩ.
    • 12g rễ đinh lăng.
    • 12g hoài sơn.
    • 12g kỷ tử.
    • 12g long nhãn.
    • 12 cám nếp.
    • 8g trâu cổ.
    • 8g cao ban long.
    • 6g sa nhân.
  • Cách làm: Cho những dược liệu đã chuẩn bị vào cùng 500ml nước, sắc đến khi nào còn 100ml thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 50ml.

Lưu ý khi dùng: Trường hợp nam giới tỳ vị hư hàn, tiêu phân lỏng thì không nên dùng củ hoàng tinh để bổ huyết.

3. Nhóm thuốc nam bổ âm

Thuốc bổ âm là thuốc chữa chứng âm hư (phần âm giảm sút, tân dịch hao tổn).

3.1. Bồ công anh

Cây bồ công anh được dùng trong bài thuốc nam giúp trị căng đau vùng dạ dày

Cây bồ công anh

Nguồn gốc: Bồ công anh có tên khoa học là Taraxacum, thuộc họ Cúc Asteraceae. Loài thực vật này có nguồn gốc từ một số khu vực ôn đới thuộc Bắc Bán cầu trên thế giới.

Nơi phân bố: Loài cây này thường mọc hoang tại khu vực một số tỉnh ở miền bắc nước ta, hoặc vùng núi cao như Đà Lạt và nhiều nơi ở Trung Quốc.

Công dụng: Bồ công anh có tác dụng lợi máu, thải độc cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, lợi tiểu, chống viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ.

Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày: 

  • Chuẩn bị: 40g bồ công anh, 12g sa nhân, 24g quất bì.
  • Cách làm: Đem những nguyên liệu trên tán thành bột thật nhuyễn và pha với nước nóng uống.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2g.

Lưu ý khi dùng: Những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, tắc ống dẫn mật không nên dùng thuốc nam bồi bổ cơ thể từ bồ công anh.

3.2. Nhọ nồi

Nguồn gốc: Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực hoặc hàn liên thảo. Tên khoa học của loài cây này là Eclipta alba Hassk. Đây là một loài thực vực thuộc họ cúc Asteraceae.

Nơi phân bố: nhiều nơi ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á

Công dụng: Cây nhọ nồi giúp bổ âm, chữa trị chứng chảy máu bên trong và bên ngoài, băng huyết và rong kinh ở phụ nữ. Ngoài ra, người bị chảy máu cam, đại tiện ra máu, viêm họng … cũng có thể dùng cây nhọ nồi để chữa bệnh.

Bài thuốc từ nhọ nồi: 

  • Chuẩn bị: 15-20g cây nhọ nồi khô.
  • Cách làm: Cho cây nhọ nồi khô vào cùng 3 chén nước, sắc đến khi nào còn 1 chén thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần sau các bữa ăn chính.

Lưu ý khi dùng: Không nên dùng chung bài thuốc cây nhọ nồi với các loại quả hoặc nước ép quả có vị chua. Vì sẽ làm mất đi tác dụng của cây.

3.3. Hoài sơn

Nguồn gốc: Tên khoa học của hoài sơn là Rhizoma Dioscoreae. Đây là một loại thực vật có rễ củ ăn sâu vào lòng đất, phía trong thịt mềm màu trắng. 

Nơi phân bố: Tại Việt Nam, loại cây này thường mọc hoang ở những vùng rừng núi thuộc các tỉnh như Hà Bắc, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Công dụng: Trong đông y hoài sơn là loại dược liệu có tính ôn, vị ngọt, có công dụng bồi bổ khí huyết cho phụ nữ, bổ tỳ vị, bổ thận, điều hòa kinh nguyệt. 

Bài thuốc từ hoài sơn: 

  • Chuẩn bị: 15g hoài sơn đã được phơi khô
  • Cách làm: Cho hoài sơn vào nồi sắt cùng 500ml nước đến khi còn lại 200ml thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Mỗi lần dùng 100ml, dùng vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

Lưu ý khi dùng: Nên dùng đúng liều lượng, hoài sơn tuy tốt nhưng chúng ta không nên dùng thay nước hằng ngày để tránh ảnh hưởng đến gan.

3.4. Thạch hộc

Thạch hộc tía

Thạch hộc tía

Nguồn gốc: Cây thạch hộc có tên khoa học là Dendrobium sp, là một loài thực vật thuộc họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc thường sinh trưởng bằng cách bám vào các cây gỗ to hoặc các hốc đá.

Nơi phân bố: Tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia,… Thạch hộc thường phân bố tại những khu vực mát mẻ, điều kiện đất đai đủ ẩm ướt. 

Công dụng: giúp bồi bổ ngũ tạng, tư âm, dưỡng bị, điều trị chứng ôn nhiệt tân dịch hư tổn, chứng âm hư thường gặp ở phụ nữ.

Bài thuốc bồi bổ cơ thể, sinh tinh bổ huyết, tráng kiện gân cốt: 

  • Chuẩn bị: 500g Thạch hộc, 500g mạch môn, 300g ngũ vị tử, 300g đằng sâm, 300g câu kỷ tử, 200g đương quy, 100g đỗ trọng.
  • Cách làm: Cho các dược liệu đã chuẩn bị vào bình thủy tinh lớn, ngâm với 10 lít rượu, sau 2 tháng có thể bắt đầu dùng.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 26ml.

Lưu ý khi dùng: Nên dùng đúng liều lượng, dùng nhiều sẽ gây hạ huyết áp, khó thở.

4. Nhóm thuốc nam bổ dương

Thuốc bổ dương là thuốc để chữa các chứng dương hư. Thuốc bổ Tâm, Tỳ, Thận.

4.1. Quế

Quế không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý được sử dụng trong các bài thuốc nam bồi bổ cơ thể

Quế không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý

Nguồn gốc: Đây là một loài thực vật thuộc chi Cinnamomum. Quế có đặc trưng là vỏ cây, vỏ cành thường có vị cay và mùi thơm nồng dễ chịu khi ngửi.

Nơi phân bố: Tại Việt Nam, Quảng Nam là khu vực cung cấp quế lớn ở nước ta với thương hiệu quế Trà My. 

Công dụng: Quế có công dụng giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường sức khỏe sinh lý ở nam giới. Hữu ích cho nhiều bệnh nhân bị rối loạn cương dương, yếu sinh lý.

Bài thuốc nam bồi bổ cơ thể từ quế: 

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị 0,5 -1g bột quế xay mịn.
  • Cách làm: Cho bột quế hòa cùng 50ml nước nóng.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 lần sau bữa ăn chiều khoảng 30 phút.

Lưu ý khi dùng: Tuyệt đối không dùng bột quế cho phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn có đang dùng thuốc chữa bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng quế.

4.2. Phụ tử chế

Nguồn gốc:

  • Là rễ củ đã được chế biến của cây ô đầu.
  • Tên khoa học của phụ tử chế là Aconitum sinense Paxt.
  • Đây là một loại thực vật thuộc họ Mao lương Ranunculaceae, xuất xứ sớm nhất từ Trung Quốc.

Nơi phân bố: Mọc ở Hoàng Liên Sơn, vùng Tây Bắc như Lào Cai – SaPa, Lai Châu, Hà Giang … .

Công dụng: Ôn thận, hồi dương cứu nghịch, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, có tác dụng giúp bổ máu, tăng cường khí huyết, tăng sinh lý ở phái mạnh, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn đến các bộ phận trên cơ thể trong đó có cơ quan sinh sản.

Bài thuốc từ phụ tử chế: 

  • Chuẩn bị: 4g Phụ tử chế, 16g can địa hoàng, 8g sơn thù, 8g Bạch linh, 8g Sơn dược, 8g Trạch tả, 8g Đơn bì, 2g Quế chi.
  • Cách làm: Trộn các nguyên liệu với nhau và tán thật nhuyễn thành bột.
  • Cách dùng: Mỗi ngày 8g, ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng pha với 50ml nước nóng.

Lưu ý khi dùng: Phụ tử chế là một trong những loại thảo dược có đặc tính khá mạnh vì vậy trong quá trình sử dụng nên tuân thủ đúng liều lượng, không nên dùng quá nhiều.

4.3. Thỏ ty tử

Nguồn gốc: Thỏ ty tử có tên khoa học là Cuscuta hygrophilae Pears. Đây là một loại thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Nơi phân bố: Tại Việt Nam, thỏ ty tử là một loại cây khá phổ biến, thường xuất hiện ở vùng đồng bằng, trung du.

Công dụng: Thỏ ty tử có tác dụng giúp ôn thận tráng dương, bổ thận, dưỡng can, ích tinh tủy kiện cốt, dưỡng cơ. Điều trị tinh lạnh, thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh, đau lưng, mỏi gối.

Bài thuốc từ thỏ ty tử: 

  • Chuẩn bị: Thỏ ty tử 15g, Sơn thù 15g, Đương quy 15g, Kỷ tử 15g, Nhân sâm 15g, Mạch môn 30g, Cẩu tích 15g, Tắc kè 1 đôi, rượu trắng 2000ml.
  • Cách làm: Tất cả các loại dược liệu đem thái nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu, sau 3 tuần là có thể bắt đầu dùng được.
  • Cách dùng: Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, ngày uống 3 lần.

Lưu ý khi dùng: Người có thể trạng nóng trong, thận hỏa, táo bón nên kiêng dùng bài thuốc nam bồi bổ cơ thể này.

4.4. Cẩu tích

Nguồn gốc: Cây cẩu tích có tên khoa học là Cibotium barometz, là một loại cây thuộc họ kim mao.

Nơi phân bố: Loại cây này thường xuất hiện ở ven rừng hoặc những nơi đất ẩm tại một số tỉnh phía Bắc như tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, Quảng Nam … .

Công dụng: Cẩu tích giúp bồi bổ khí huyết; Tăng cường tuần hoàn máu để máu bơm xuống dương vật dễ dàng hơn. Từ đó khắc phục được tình trạng yếu sinh lý ở nam.

Bài thuốc từ cẩu tích: 

Chuẩn bị: Cẩu tích 18g, tục đoạn 15g, đỗ trọng 15g, uy linh tiên 15g, ngũ gia bì 15g, ngưu tất 15g, rượu 30 độ 1000ml.

Cách làm: Tất cả các loại dược liệu đem thái nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu. Sau 7 ngày là có thể bắt đầu dùng được.

Cách dùng: Uống mỗi lần 20ml, ngày uống 2 lần sáng và chiều.

Lưu ý khi dùng: Người bị thận hư sinh nhiệt, người tiểu tiện khó, nước tiểu vàng không nên dùng cẩu tích làm bài thuốc nam bồi bổ cơ thể.

4.5. Nhung hươu

Nhung hươu - 1 trong 4 loại dược liệu quý hiếm

Nhung hươu – 1 trong 4 loại dược liệu quý hiếm

Nguồn gốc: Nhung hươu là một loại dược liệu được lấy từ sừng non của hươu đực.

Nơi phân bố: Hiện nay nhung hươu được phân bố ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước vì có giá trị kinh tế cao.

Công dụng: Nhung hươu có tính ấm, vị ngọt, giúp trợ dương, cường tinh, ích khí, chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, tăng cường sức đề kháng, chữa suy nhược cơ thể … .

Bài thuốc từ nhung hươu: 

  • Chuẩn bị: Nhung hươu khô 30g, dâm dương hoắc 15g,
  • Cách làm: Nhung hươu khô tán thành bột thật mịn, hòa cùng 150ml nước và sắc đến khi còn 50ml.
  • Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn chính.

Lưu ý khi dùng: Nên dùng liên tục 1 tuần, nghỉ 1 tuần sau đó mới dùng lại để cơ thể có thời gian hấp thụ những dưỡng chất từ nhung hươu.

Đọc thêm:

Trên đây là một số bài thuốc nam phù hợp với từng mục đích và thể trạng khác nhau của từng người. Nếu bạn đang muốn bồi bổ cho mình và người thân, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông Y và lựa chọn cho mình thuốc nam bồi bổ cơ thể phù hợp nhất.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: