9+ loại Vitamin cho người suy nhược cơ thể


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-11-19 20:11:48

Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người xao nhãng việc chăm sóc cơ thể dẫn đến suy nhược. Bởi vậy bổ sung Vitamin cho người suy nhược cơ thể trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiểu đúng loại vitamin nào nên dùng sẽ giúp người bệnh khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

Người bị suy nhược cơ thể cần bổ sung vitamin

Người bị suy nhược cơ thể cần bổ sung vitamin

1. Vitamin cho người suy nhược cơ thể

1.1. Nhóm vitamin nhóm B

Vitamin B là một trong những loại vitamin cho người suy nhược cơ thể

Vitamin B là một trong những loại vitamin cho người suy nhược cơ thể

Vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều hòa những phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein. Ngoài ra Vitamin nhóm B cũng có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh, mắt, da, tóc, cơ bắp và các cơ quan khác. Vitamin nhóm B còn có tác dụng giảm đột quỵ.

Nhóm vitamin B gồm 8 loại bao gồm: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B7, vitamin B9, vitamin B12. Mỗi loại vitamin B đều có tác dụng riêng và hàm lượng bổ sung khác nhau.

1.1.1. B1 (Thiamin)

Vitamin B1 giúp cho hệ thần kinh khỏe mạnh, ngăn chặn bệnh tê phù beriberi. Kết hợp với các vitamin nhóm B khác để phá vỡ và giải phóng năng lượng từ thức ăn.

Hàm lượng B1 cần bổ sung mỗi ngày theo tùng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mg/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 0,2
6 – 11 tháng tuổi 0,3
1 – 3 tuổi 0,5
4 – 8 tuổi 0,6
9 – 13 tuổi 0,9
Nam giới trưởng thành 1,2
Nữ giới trưởng thành 1,1
Phụ nữ mang thai 1,4
Bà mẹ cho con bú 1,5

1.1.2. B2 (Riboflavin)

Vitamin B2 giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ thức ăn, tăng cường hệ thống miễn dịch.Giúp cho mắt, da và hệ thần kinh khỏe mạnh.

Hàm lượng B2 cần bổ sung mỗi ngày theo tùng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mg/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 0,3
6 – 11 tháng tuổi 0,4
1 – 3 tuổi 0,5
4 – 8 tuổi 0,6
9 – 13 tuổi 0,9
Nam giới trưởng thành 1,3
Nữ giới trưởng thành 1,1
Phụ nữ mang thai 1,4
Bà mẹ cho con bú 1,6

1.1.3. B3 (Niacin)

Vitamin B3 giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm và cho hệ thần kinh và da khỏe mạnh.

Hàm lượng B3 cần bổ sung mỗi ngày theo tùng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mgNEe/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 2
6 – 11 tháng tuổi 4
1 – 3 tuổi 6
4 – 8 tuổi 8
9 – 13 tuổi 12
Nam giới trưởng thành 16
Nữ giới trưởng thành 14
Phụ nữ mang thai 18
Bà mẹ cho con bú 17

1.1.4. B5 (Axit pantothenic)

Vitamin B5 giúp sản xuất kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng, bổ sung nước cho da, giúp da khỏe mạnh và làm chậm lại các dấu hiệu lão hóa và giải phóng năng lượng từ thực phẩm. Là loại vitamin cho người suy nhược cơ thể có hàm lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. Bạn nên lưu ý cung cấp dưới 200 mg vitamin B5 mỗi ngày,

1.1.5. B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 giúp hình thành hemoglobin (chất có trong các tế bào hồng cầu), vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ protein và carbohydrate trong thức ăn.

Hàm lượng B6 cần bổ sung mỗi ngày theo tùng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mg/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 0,1
6 – 11 tháng tuổi 0,3
1 – 3 tuổi 0,5
4 – 8 tuổi 0,6
9 – 13 tuổi 1
Nam giới trưởng thành 1,3
Nữ giới trưởng thành 1,3
Phụ nữ mang thai 1,9
Bà mẹ cho con bú 2

1.1.6. B7 (Biotin)

Giúp chuyển hóa chất béo Uống 0,9 mg/ngày trở xuống.

1.1.7. B9 (Axit folic)

Vitamin B9 giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ chưa ra đời. Giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Vitamin B9 phối hợp với vitamin B12 để hình thành tế bào hồng cầu.

Hàm lượng B9 cần bổ sung mỗi ngày theo tùng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mcgf/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 80
6 – 11 tháng tuổi 80
1 – 3 tuổi 160
4 – 8 tuổi 200
9 – 13 tuổi 300
Nam giới trưởng thành 400
Nữ giới trưởng thành 400
Phụ nữ mang thai 600
Bà mẹ cho con bú 500

1.1.8. B12

Vitamin B12 giúp giải phóng năng lượng từ thức ăn, tham gia vào quá trình tạo axit folic và tạo tế bào hồng cầu, giúp  cho tế bào máu và hệ thần kinh khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Hàm lượng B12 cần bổ sung mỗi ngày theo tùng độ tuổi như sau:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mcg/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 0,3
6 – 11 tháng tuổi 0,6
1 – 3 tuổi 0,9
4 – 8 tuổi 1,2
9 – 13 tuổi 1,8
Nam giới trưởng thành 2,4
Nữ giới trưởng thành 2,4
Phụ nữ mang thai 2,6
Bà mẹ cho con bú 2,8

1.2. Vitamin C

Vitamin C là một trong những loại vitamin cho người suy nhược cơ thể

Vitamin C là một trong những loại vitamin cho người suy nhược cơ thể

Vitamin C có rất nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe chúng ta. Có vai trò quan trọng đối với xương, cơ bắp, mô liên kết, mạch máu. Cải thiện hiệu suất vận động thể chất và sức mạnh cơ bắp ở người già, cải thiện lượng oxy trong khi tập thể dục ở tuổi vị thành niên.

  • Giúp cơ thể hấp thụ sắt, góp phần sản xuất hồng cầu.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa cháy nắng, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Cải thiện chứng rối loạn di truyền ở trẻ sơ sinh.
  • Ngăn ngừa mất sụn và ngăn cho các triệu chứng ở người bị viêm xương khớp trầm trọng thêm.
  • Có tác dụng tốt đối với người bị mất thị lực liên quan đến tuổi tác.
  • Giảm nồng độ chì trong máu.
  • Cùng với vitamin E làm giảm protein trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Ngăn ngừa loạn nhịp tim sau phẫu thuật tim.
  • Làm trống đại tràng trước khi nội soi.
  • Giảm cholesterol lipoprotein.
  • Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường.
  • Ngăn ngừa hội chứng đau khu vực phức tạp.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp trên do luyện tập thể dục cường độ cao.
  • Kiểm soát bệnh thiếu máu ở người đang lọc máu.

Hàm lượng cần cung cấp:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mgb/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 25
6 – 11 tháng tuổi 30
1 – 3 tuổi 30
4 – 8 tuổi 35
9 – 13 tuổi 65
Nam giới trưởng thành 70
Nữ giới trưởng thành 70
Phụ nữ mang thai 80
Bà mẹ cho con bú 95

1.3. Vitamin A

Vitamin A giúp tăng cường sức khỏe đẩy lùi suy nhược cơ thể

Vitamin cho người suy nhược cơ thể tăng cường sức khỏe chính là Vitamin A

Tác dụng, vai trò của vitamin A đối với cơ thể:

  • Giúp giảm các các biến chứng của bệnh.
  • Hỗ trợ điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt nhiều, nhiễm trùng âm đạo, xơ nang vú và ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh nướu răng, loét đường tiêu hóa, tiểu đường, nhiễm trùng xoang, bệnh crohn, hội chứng hurler, sốt cỏ khô, nhiễm vi khuẩn Shigella, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh hệ thần kinh, hen suyễn, sỏi thận, đau đầu dai dẳng, nhiễm trùng mũi, mất khứu giác, thiếu máu thiếu sắt, tuyến giáp hoạt động quá mức, ù tai, điếc.
  • Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh con và cho con bú.
  • Tăng tầm nhìn và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng do lão hóa.
  • Bảo vệ tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về da như: mụn trứng cá, vết thương, bỏng, cháy nắng, mụn rộp, bệnh chàm,… và làm giảm nếp nhăn, giúp da chống lại tia cực tím.
  • Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
  • Làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Hàm lượng cần cung cấp:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mcga/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 375
6 – 11 tháng tuổi 400
1 – 3 tuổi 400
4 – 8 tuổi 500
9 – 13 tuổi 600
Nam giới trưởng thành 600
Nữ giới trưởng thành 500
Phụ nữ mang thai 600
Bà mẹ cho con bú 850

1.4. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất khác tốt hơn

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu các khoáng chất khác tốt hơn

Vitamin D là một trong những vitamin cho người suy nhược cơ thể có trong tự nhiên. Tác dụng, vai trò của vitamin D đối với cơ thể:

  • Điều phối, chuyển hóa canxi, giúp xương chắc khỏe
  • Hỗ trợ điều trị hạ phosphate huyết và hội chứng Fanconi
  • Phòng ngừa và điều trị còi xương
  • Hỗ trợ điều trị hạ canxi ở những người bị suy tuyến cận giáp và giả suy thận giám
  • Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến
  • Tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ điều trị nhuyễn xương, loãng xương, loạn dưỡng xương cho thận.
  • Ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch và ung thư

Hàm lượng cần cung cấp:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mcgc/ngày)
Trẻ em dưới 15 tuổi 5
Nam giới trưởng thành 10
Nữ giới trưởng thành 10
Phụ nữ mang thai và cho con bú 5

1.5. Vitamin E

Vitamin E giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư

Vitamin E là vitamin cho người suy nhược cơ thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư

Tác dụng, vai trò của  vitamin E đối với cơ thể:

  • Dưỡng ẩm, làm sạch, mờ vết rạn, nứt nẻ trên da, giúp da mịn màng, tươi trẻ, ngăn ngừa lão hóa da, phục hồi làn da bị cháy nắng, loại bỏ tàn nhang, đốm đen, sạm nám trên da.
  • Cải thiện thị lực.
  • Tăng độ bóng, kích thích tóc phát triển, giảm gãy rụng, chữa tóc khô, chẻ ngọn, ngăn ngừa tóc bạc sớm.
  • Cân bằng hormone, cholesterol.
  • Chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa, điều trị bệnh ung thư, tim mạch.
  • Giảm các triệu chứng đau bụng kinh nguyệt của nữ giới, bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.
  • Tăng cường độ bền và sức mạnh cơ bắp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
  • Tốt cho sự phát triển của thai nhi, giảm tỷ lệ sinh non hoặc sẩy thai.

Hàm lượng cần cung cấp:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mgd/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 3
6 – 11 tháng tuổi 4
1 – 3 tuổi 5
4 – 8 tuổi 6
9 – 13 tuổi 10
Nam giới trưởng thành 12
Nữ giới trưởng thành 12
Phụ nữ mang thai 12
Bà mẹ cho con bú 18

1.6. Vitamin K

Vitamin K hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý người suy nhược cơ thể hay gặp

Vitamin K hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý người suy nhược cơ thể hay gặp

Tác dụng, vai trò của vitamin K đối với cơ thể:

  • Ngăn ngừa hiện tượng đông máu ở trẻ sơ sinh
  • Hỗ trợ điều trị xuất huyết khi mắc bệnh gan, chứng kém hấp thu, dùng kháng sinh lâu ngày.
  • Giúp phòng ngừa ung thư, tăng tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh tiểu đường
  • Ngăn vừa và hỗ trợ điều trị yếu xương, loãng xương, mất xương, hạ cholesterol
  • Giảm triệu chứng ngứa khi mắc bệnh xơ gan mật
  • Làm dừng quá trình vôi hóa và cứng thành mạch máu.
  • Giúp loại bỏ vết bầm tím, tĩnh mạch mạng nhện, vết sẹo, rạn da và bỏng.
  • Trị trứng cá đỏ, gây mụn đỏ trên da và mặt.
  • Ngăn ngừa sỏi thận
  • Thúc đẩy quá trình lành da, giảm sưng và bầm trong phẫu thuật.
  • Giúp quá trình đông máu diễn ra tốt, hạn chế mất máu khi bị thương.

Hàm lượng cần cung cấp:

Độ tuổi Hàm lượng cần bổ sung (mgd/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 6
6 – 11 tháng tuổi 9
1 – 3 tuổi 13
4 – 8 tuổi 19
9 – 13 tuổi 24
Nam giới trưởng thành 59
Nữ giới trưởng thành 51
Phụ nữ mang thai 51
Bà mẹ cho con bú 51

2. Bổ sung vitamin cho người suy nhược cơ thể

2.1. Bổ sung vitamin qua thực phẩm hằng ngày

Có thể bổ sung vitamin cho người suy nhược cơ thể qua thực phẩm hằng ngày

Có thể bổ sung vitamin cho người suy nhược cơ thể qua thực phẩm hằng ngày

Các thực phẩm chứa Vitamin cần thiết cho cơ thể người suy nhược. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm, món ăn chữa suy nhược cơ thểhoa quả cho người suy nhược cơ thể trong bảng sau, để đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày

STT Vitamin Thực phẩm Món ăn
1 B1 Các loại đậu, trái cây tươi, trái cây khô, trứng, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật, quả hạch, các loại hạt, mật ong. Nhung hươu ngâm mật ong, xôi đậu đen, chè hột đác đậu xanh, chè thạch đậu đỏ, canh sườn đậu trắng với khoai môn, chè bí đỏ đậu xanh bóc vỏ.
2 B2 Sữa, trứng, ngũ cốc ăn sáng, cơm gạo, thịt, rau xanh, các loại hạt, hạnh nhân, nấm, cá, súp lơ xanh, hạt mè, pho mát. Nhung hươu hầm giò heo, bánh pho mát, lẩu pho mát, cá hồi sốt tiêu chanh, cá hồi sốt cà chua, salad cá hồi trộn rau củ, cá hồi nướng mật ong, cá hồi kho tiêu.
3 B3 Thịt, cá, bột mì, trứng, sữa, các loại đậu, quả hạch, đậu phụ, măng tây, khoai lang, cà rốt, bông cải trắng, cà chua, chà là, bơ. Đậu phụ luộc, đậu phụ rán, đậu phụ sốt cà chua, đậu phụ chiên xù, đậu phụ chiên trứng, pizza đậu, đậu phụ bánh xèo Nhật, đậu phụ sốt chanh, đậu phụ rim cay, đậu phụ nhồi thịt rim mắm, đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua.
4 B5 Thịt gà, thịt bò, khoai tây, cà chua, trứng, ngũ cốc nguyên cám, sản phẩm từ sữa, rau họ cải bắp. Cháo nhung hươu; cháo lộc nhung, chim bồ câu, hạnh nhân; cháo gà, nhung hươu, nhân sâm; cháo nhung hươu kỳ tử; cháo nhung hươu, bồ công anh.
5 B6 Nhung hươu, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, trứng, rau, đậu nành, các loại hạt, sữa, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, chuối, đậu, cà rốt, phô mai, đậu lăng, gạo lứt, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm. Nhung hươu hầm gà ác, tắc kè; nhung hươu hầm gà ác, nhân sâm; tôm chiên sốt trứng muối, chả giò tôm chay, tôm nướng kiểu Thái, salad bơ tôm, pizza nhân tôm, tôm chiên bơ tỏi, tôm cuộn khoai tây chiên, chả lá lốt tôm thịt.
6 B7 Hạnh nhân, cà rốt, rau chân vịt, trứng, thịt, gan nấu chín, sữa chua, các loại cá, đậu nành, khoai tây, chuối, bông cải xanh, hạt óc chó, ngũ cốc. Gà nướng phủ hạnh nhân,  gà sốt hạnh nhân, súp cà rốt, salad cà rốt; nước ép cà rốt, dứa; canh xương khoai tây, cà rốt; nộm su hào, cà rốt.
7 B9 Nhung hươu, bông cải xanh, gan động vật, rau bina, cải brussel, măng tây, đậu xanh, ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, các loại hạt. Nhung hươu hấp cơm, bông cải xanh xào, canh bông cải xanh, súp bông cải xanh, cháo bông cải xanh, nước ép bông cải xanh.
8 B12 Nhung hươu, thịt, cá hồi, cá tuyết, sữa, pho mát, trứng, ngũ cốc ăn sáng, men dinh dưỡng, ngao, cá ngừ đóng hộp, sữa đậu nành tăng cường, sôcôla, thịt bò, sữa chua Hy Lạp không dầu, ức gà. Nhung hươu nấu nấm hương, bắp cải, ức gà nướng, ngao xào sốt me chua ngọt, canh ngao nấu sấu chua ngọt, ngao xào sả ớt, thịt bò xào tổng hợp, cơm tỏi thịt bò rán, thịt bò sốt vang.
9 C Ớt, bông cải xanh, cải bắp, cải brussels, su hào, đậu trắng, súp lơ, cải xoăn, ổi, đu đủ, kiwi, cam, vải, dâu tây, dứa, bưởi. Phi lê cá sốt cam, thạch cam, bò xào sốt cam, siro cam, trà cam táo, mứt cam xào, salad tôm cam, sinh tố xoài cam, , rau câu dẻo trái cam, trà đào cam sả, sinh tố trái tắc.
10 A Gan, tim lợn, khoai lang, sữa, các chế phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, bí đỏ, mơ khô, cà chua, trứng, xoài, cà rốt, rau diếp, dưa hấu, ớt chuông, hải sản, đu đủ. Nhung hươu hầm tim lợn; nhung hươu hầm tim lợn, nhục thung dung, bánh bao bí đỏ, pancake bí đỏ, bánh bí đỏ chiên giòn, chè bí đỏ, bánh flan bí đỏ, bánh cookies bí đỏ, caramel bí đỏ, bánh bí đỏ nhân phô mai, bánh bí đỏ mặn chiên xù, bánh bí đỏ hạnh nhân.
11 D Nhung hươu, trứng, sữa, nấm, ngũ cốc, cá, sữa tươi nguyên kem, dầu gan cá tuyết, đậu phụ, pho mát, sữa đậu nành, hàu, yến mạch. Nhung hươu hấp trứng gà, canh nhung hươu, trứng luộc, trứng chiên thịt băm, trứng tráng, trứng chiên lá ngải, trứng xào mướp đắng, canh trứng cà chua, trứng gà đúc lá mơ.
12 E Rau cải xanh, quả bơ, hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau bina, hạt óc chó, bông cải xanh, đu đủ, kiwi, thịt, cá, dầu thực vật, quả mơ sấy khô, khoai môn, bơ thực vật, xoài, cà chua. Cải xanh cuốn tôm thịt, canh rau cải thịt bò, xôi hạt dẻ, gà kho hạt dẻ, bánh quy hạt dẻ, cánh gà om hạt dẻ, chè chuối với hạt dẻ, gà hầm hạt dẻ, salad hạt dẻ cười, bò hầm hạt dẻ, bánh quy nhân hạt dẻ, chè hạt dẻ, cháo hạt dẻ, hạt dẻ rang muối.
13 K Cải bó xôi, húng quế, cải xanh, bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, mù tạt, mùi tây, măng tây, cần tây, dưa chuột, xà lách, cà rốt, trứng, ớt bột, dầu ô liu, trái cây sấy khô, đinh hương, đậu nành, đậu Edamame, bí đỏ, nho ngọt, củ cải xanh, gan bò, việt quất, sườn heo, thịt gà, kiwi, cà chua, hạt điều. Món ăn sáng của Nhật, canh cải bó xôi nấu thịt băm, canh cải bó xôi nấu nấm bào ngư trắng, canh cải bó xôi nấu nấm bào ngư chay, cơm trộn thịt bò cải bó xôi, cải bó xôi trộn, cải bó xôi chiên, cải bó xôi sốt bơ tỏi, pate gan bò, larp bò, phá lấu, gỏi khô bò, sườn rang muối, sườn sốt me, sườn nướng chao, sườn non kho thơm, sườn non nướng ngũ vị.

2.2. Bổ sung Vitamin qua thực phẩm chức năng

2.2.1. Xác định rõ nhu cầu của cơ thể để chọn mua đúng loại vitamin cần thiết

Các loại vitamin cho người suy nhược cơ thể cần được sử dụng hợp lý thì mới phát huy tối đa tác dụng. Khi bổ sung bạn cần lưu ý:

  • Xác định rõ mục đích sử dụng, cơ thể đang thiếu, cần loại vitamin nào.
  • Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, tham khảo giá cả thị trường.
  • Chú ý liều lượng, cân bằng giữa vitamin từ thực phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Đọc kỹ phần chống chỉ định, lưu ý sử dụng trên bao bì, hỏi bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn thêm về vấn đề này.

2.2.2. Một số loại Vitamin được tin dùng hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin. Sau đây là một số loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin của các thương hiệu uy tín, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn:

Viên uống nhung hươu TW3 giúp tăng cường sức đề kháng

Viên uống nhung hươu TW3 giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể

Thực phẩm chức năng viên nhung hươu:

  • Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3
  • Nguồn gốc, xuất xứ: Việt Nam
  • Thành phần chính là nhung hươu Maral của Siberia (Nga) với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội: 25 loại acid amin, protein, collagen, nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Mg, Kiềm… giúp hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường chức năng lưu thông máu, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể hiệu quả.

Viên nhung hươu là thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cho người suy nhược cơ thể được tin dùng hiện nay

  • Thực phẩm chức năng  bổ sung vitamin, khoáng chất Homiginmin Gingseng
    • Thương hiệu: Dược Phúc Vinh
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Việt Nam
  • Vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ  Blackmores:
    • Thương hiệu: Blackmores
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Úc
  • Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe Solgar vitamin C
    • Thương hiệu: Solgar
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Mỹ
  • Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe Solgar vitamin E
    • Thương hiệu: Solgar
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Mỹ
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống bổ sung vitamin C DHC vitamin C Hard Capsule
    • Thương hiệu: DHC
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Nhật Bản
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống bổ sung vitamin tổng hợp DHC Multi vitamins:
    • Thương hiệu: DHC
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Nhật Bản
  • Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin E Puritan’s Pride Vitamin E-400 IU
    • Thương hiệu: Puritan’s Pride
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Mỹ
  • Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin cho phụ nữ Puritan’s Pride One Daily Women’s Multivitamin
    • Thương hiệu: Puritan’s Pride
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Mỹ
  • Siro bổ sung sắt và Vitamin hữu cơ Blutquick
    • Thương hiệu: Herbaria
    • Nguồn gốc, xuất xứ: Đức

Như vậy bạn có thể bổ sung vitamin qua nhiều nguồn: thực phẩm, món ăn, dùng thực phẩm chức năng. Dù bổ sung theo nguồn nào thì bạn cũng cần tuân theo những chế độ nhất định, không được bổ sung quá lượng vitamin cho phép. Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu hơn về vitamin cho người suy nhược cơ thể và biết cách bổ sung cho bản thân và gia đình khi gặp vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm: Bị suy nhược cơ thể nên uống thuốc gì?

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: