Bồi bổ cơ thể với 10 món ăn và 4 bài thuốc sau


Dược sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền 2019-07-27 12:42:05

Bồi bổ cơ thể là cách đơn giản nhất chống lại tình trạng suy nhược, mệt mỏi, ốm vặt, không tăng cân. Nhưng bồi bổ cơ thể như thế nào để vừa hiệu quả vừa an toàn? Những lưu ý và các cách bồi bổ sau đây sẽ giúp bạn.

1. Các trường hợp cần bồi bổ cơ thể

Mệt mỏi, choáng váng, mất ngủ - Dấu hiện bạn cần bồi bổ cơ thể

Mệt mỏi, choáng váng, mất ngủ – Những dấu hiệu cơ thể bạn đang suy nhược

Một vài dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bồi bổ. Đó là:

  • Mất ngủ
  • Ăn không ngon.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược.
  • Thường hay choáng.
  • Luôn không tỉnh táo.
  • Hay bị các bệnh lặt vặt.

Ngoài ra, những người bị suy nhược cơ thể, người già yếu, nam sinh lý yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới phẫu thuật/ ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh, người hay chơi thể thao, người thiếu máu … cũng là những đối tượng cần được chú trọng bồi bổ để nhanh chóng khỏe lại.

2. Chế độ dinh dưỡng bồi bổ cơ thể

Lựa chọn thực phẩm phù hợp để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Lựa chọn thực phẩm phù hợp để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

2.1. Khoáng chất

2.1.1. Canxi

Canxi Chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, 99% Canxi nằm trong xương.

Canxi không chỉ là thành phần chính của xương mà còn tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể như: Duy trì hoạt động của cơ bắp; Thông máu; Phát tín hiệu cho tế bào thần kinh; Tiết chế hormone…

2.1.2. Kẽm

Kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết, tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau … Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu Kẽm dẫn đến mệt mỏi, chán ăn và nhiều hệ quả khác.

2.1.3. Sắt

Săt tăng cường hệ thống miễn dịch; Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin; Sắc tố hô hấp của cơ; cấu tạo của nhiều enzyme, tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy từ phổi đến mọi cơ quan…

2.2. Nước

Uống đủ nước giúp:

  • Loại bỏ độc tố.
  • Giúp thận khỏe.
  • Làm giảm căng thẳng.
  • Giảm tình trạng tắc nghẽn và tăng cường đào thải độc tố để phòng chống nhiều bệnh tật.
  • Làm đẹp da, da đủ nước, mang lại vẻ ngoài tươi tắn, rạng rỡ.

2.3. Các loại vitamin

Vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D đều là những Vitamin cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và chống lại các tác nhân gây bệnh.

2.4. Chất đạm

Chất đạm (protein) giữ vai trò chủ đạo cho sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ nhỏ.

Protein có vai trò

  • Hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể.
  • Tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone…
  • cung cấp năng lượng, kích thích sự thèm ăn…

3. Các món ăn bồi bổ cơ thể

3.1. Thực phẩm bồi bổ cơ thể

Tảo bẹ - Thực phẩm bồi bổ cơ thể hiệu quả

Tảo bẹ – Thực phẩm bồi bổ cơ thể hiệu quả

3.1.1. Tảo bẹ

Tảo bẹ do được hấp thu các chất dinh dưỡng từ môi trường biển nên tảo bẹ rất giàu các vitamin muối khoáng, các yếu tố vi lượng và các enzyme … .

Chúng giúp dọn sạch các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô, giúp đẩy lùi một số bệnh mãn tính bao gồm cả ung thư.

3.1.2. Trái cây

Trái cây là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất xơ hữu ích cho cơ thể.

3.1.3. Ngũ cốc

Ngũ cốc có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mỗi chúng ta. Thưởng thức bữa sáng với ngũ cốc không những tốt cho cơ thể mà còn khiến cơ thể có một năng lượng dồi dào cho cả ngày.

Ngũ cốc giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giàu hàm lượng vitamin nhóm B có lợi cho quá trình sản sinh năng lượng của cơ thể …

3.1.4. Rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.

3.1.5. Củ cải đường

Củ cải đường là loại thực phẩm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như: Sắt, acid folic, magie, vitamin A, vitamin C, chất xơ, nhiều chất khoáng … cung cấp năng lượng cho cơ thể và bồi bổ sức khỏe hiệu quả.

3.1.6. Nấm

Nấm có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch thông qua các hợp chất lentinan . Những hợp chất này có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

3.1.7. Gừng

Gừng được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên tốt giúp cơ thể tăng sức đề kháng, kháng viêm hiệu quả.

3.1.8. Trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng so với các loại thực phẩm khác.

Trứng gà giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim, bảo vệ thị lực, giảm nguy cơ mất trí ở người già … .

3.1.9. Nhung hươu

Nhung hươu là một loại thực phẩm vô cùng quý.

Nhung hươu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: 17 loại acid amin, protid, kích tố, canxi cacbonat và có tính dược lý cao nên có khả năng bồi bổ cơ thể và chữa được rất nhiều bệnh.

Xem thêm:

3.2. Các món ăn bồi bổ cơ thể

Dưới đây là 10 món bồi bổ cơ thể để bạn tham khảo.

3.2.1. Gà ác hầm thuốc bắc

Gà ác hầm thuốc bắc có tác dụng bổ dưỡng cao hơn gà thường, rất giàu đạm, 18 loại acid amin, Vitamin A, B1, B2, … và các nguyên tố vi lượng như Na, Ca, K … .

Đặc biệt gà ác có hàm lượng Sắt cao, có tác dụng bổ dương cao, tốt cho phổi, trị bệnh thiếu máu, mau lành xương…

Món ăn tốt cho người mới ốm dậy, người bệnh tim mạch, tốt cho bà bầu…

Cách nấu: Các bước chế biến món gà ác hầm thuốc bắc bồi bổ cơ thể như sau:

  • Bước 1: Sơ chế gà ác cho sạch
  • Bước 2: Cho nước dừa vào nồi cùng thuốc bắc đun sôi khoảng 5 phút cho các dưỡng chất thôi hết ra nước
  • Bước 3: Cho gà vào nồi, sao cho nước dừa ngập trên 2/3 thịt gà, thêm vài hạt muối, đun khoảng 20 phút với lửa nhỏ đến khi gà chín vừa ăn.

Xem thêm: Các món hầm bồi bổ cơ thể

3.2.2. Súp gà

Súp gà là món ăn bồi bổ cơ thể dễ nấu, dễ ăn, chứa nhiều dinh dưỡng như: Vitamin B, tryptophan (sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh) …

Súp gà giúp bạn hết mệt mỏi, giảm các triệu chứng cảm lạnh, bổ sung nhiều nước và cải thiện cảm giác chán ăn.

Cách chế biến: Cách chế biến món súp gà vô cùng đơn giản với các bước như sau:

  • Bước 1: Luộc thịt gà, để nguội, xé nhỏ.
  • Bước 2: Chuẩn bị ngô non, nấm hương, cà rốt, bột năng, gia vị … .
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu vào nấu thành súp.

3.2.3. Nhung hươu nấu cháo

Cháo nhung hươu bồi bổ cơ thể rất tốt

Cháo nhung hươu bồi bổ cơ thể rất tốt

Nhung hươu nấu cháo là cách bồi bổ cơ thể cực kỳ hiệu quả, đồng thời còn là bài thuốc tốt cho sức khỏe. Cháo nhung hươu giúp vết thương mau lành, cải thiện tâm trạng, ăn ngủ tốt, lợi niệu, tăng nhu động dạ dày …

Ngoài nấu cháo với nhung hươu để bồi bổ cơ thể, bạn cũng có thể dùng nhung hươu hấp mật ong rất ngon và bổ dưỡng.

Cách chế biến: Dưới đây là cách chế biến món cháo nhung hươu thơm ngon.

  • Bước 1: Sơ chế nhung hươu cho sạch và thái lát rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn nhung hươu.
  • Bước 2: Cho khoảng 2 – 5g nhung hươu xay nhuyễn vào sau khi đã nấu cháo chín nhừ.
  • Bước 3: Nếm nếm lại sao cho vừa ăn.

Xem thêm: Nhung hươu và cách bảo quản

3.2.4. Đuôi bò nấu nấm rơm

Đuôi bò nấu nấm rơm không chỉ tăng giá trị bồi bổ mà món ăn này còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả, giúp kích thích sự thèm ăn, bổ sung chất sắt, kẽm và các vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12 … .

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế đuôi bò, ướp với gia vị.
  • Bước 2: Chuẩn bị khoai tây, bí đỏ, cà rốt.
  • Bước 3: Xào đuôi bò cho mềm thì cho khoai tây, bí đỏ, cà rốt vào đun tiếp và nêm cho vừa ăn.

3.2.5. Mồng tơi nấu thịt bò

Món canh mồng tơi thịt bò rất bổ dưỡng và thích hợp ăn sau khi có những hoạt động cường độ cao. Món ăn giúp bồi bổ cho máu và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách chế biến: Rau mồng rơi nấu thịt bò ăn vừa mát vừa giúp bồi bổ tốt cho sức khỏe

  • Bước 1: Mua thịt bò tươi về băm nhuyễn, ướp gia vị khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Đun nước sôi rồi cho thịt bò và mồng tơi vào, đợi nước sôi rồi nêm nếm gia vị vừa ăn

Đọc thêm: Các món canh bồi bổ cơ thể

3.2.6. Cá chép hấp cách thủy

Cá chép hấp cách thủy là món ăn giúp tăng chất dinh dưỡng, khắc phục trạng thái suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, chán ăn, mệt mỏi. Món ăn có hàm lượng đạm cao, chất xơ tốt, nhiều nước, Omega 3, Vitamin A, D, B2….

Cách nấu: 

  • Bước 1: Làm sạch cá rồi ướp với gia vị.
  • Bước 2: Xào cà chua rồi cho nước dùng vừa ăn đun sôi.
  • Bước 3: Xếp cá vào một cái đĩa rộng, xếp nấm, chan nước sốt lên trên. Hấp ca 45-50 phút.

3.2.7. Nước hầm xương

Nước hầm xương chứa nhiều khoáng chất magie, canxi, phốt-pho và các amino axit như: Collagen, glycine, glutamine … Nước hầm xương có tác dụng chữa đau khớp, giảm cân, cải thiện tiêu hóa, chống nhiễm trùng, tăng cường sự chắc khỏe của xương….

Cách chế biến:

  • Bước 1: Làm sạch xương heo.
  • Bước 2: Ninh xương.
  • Bước 3: Khi nước dùng đã được, chắt và lọc qua một màng lọc để lấy nước cốt, dùng để nấu món ăn hoặc uống trực tiếp.

3.2.8. Canh đậu phụ nấm hương

Canh đậu phụ nấm hương có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, thích hợp cho người bị thiếu máu, thiếu canxi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Ngâm rửa sạch nấm hương với nước ấm, sau đó thái sợi.
  • Bước 2: Đun sôi nước dùng, sau đó cho nấm hương đã thái sợi, đậu phụ và nêm nếm gia vị.

3.2.9. Hạt sen hầm long nhãn táo tàu

Bồi bổ cơ thể với món hạt sen hầm long nhãn táo tàu

Bồi bổ cơ thể với món hạt sen hầm long nhãn táo tàu

Hạt sen hầm long nhãn táo tàu có tác dụng bổ máu, thích hợp cho người thiếu máu, hay suy nhược cơ thể, ngủ không ngon.

Cách nấu:

  • Bước 1: Ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch.
  • Bước 2: Cho hạt sen, long nhãn, vài quả táo tàu vào nồi đun với nước vừa đủ. Thêm đường phèn sau khi sen đã nhừ.

3.2.10. Gà hầm rau củ

Gà hầm ray củ là món ăn bồi bổ cơ thể hiệu quả, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin. Món canh có vị ngọt tự nhiên, ấm nóng mà không bị ngấy giúp cải thiện tình trạng chán ăn, chứng suy nhược cơ thể, thiếu máu…

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế sạch các loại rau củ, cắt miếng vừa ăn. Gà làm sạch, ướp với gia vị.
  • Bước 2: Hầm gà cho đến khi thịt gà mềm rồi cho rau củ và gia vị vừa ăn.

4. Bài thuốc bồi bổ cơ thể

Những bài thuốc bồi bổ cơ thể bao gồm:

4.1. Bài thuốc bổ âm (Tư âm giáng hỏa hoàn)

Nguyên liệu:

  • Thổ nhân sâm 100g
  • Xích tiểu đậu (sao chín) 80g
  • Thủy thát can (gan rái cá) 80g
  • Mạch môn 80g
  • Thiên môn 80g
  • Bồ công anh 50g
  • Thạch hộc 50g
  • Vỏ cây gáo vàng 50g
  • Cỏ nhọ nồi 50g
  • Yếm rùa (nướng vàng) 50g
  • Mai ba ba (nướng vàng) 50g
  • Vừng đen (sao hết nổ) 50g

Cách chế biến:

  • Gan rái cá rửa sạch bằng nước muối nhạt, sau đó thái mỏng, đem sấy khô tán bột để riêng.
  • Các vị khác sao, nướng, sấy khô giòn tán bột mịn.
  • Trộn đều bột các vị khác với bột gan rái cá luyện kỹ với mật ong cô làm viên hoàn 5-10g.

Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g uống với nước để nguội.

4.2. Bài thuốc bổ dương (Sâm cau)

Nguyên liệu:

  • 100g sâm cau
  • 400ml rượu trắng

Cách chế biến: Ngâm sâm cau với rượu trắng, sau 7-10 ngày là dùng được

Cách dùng: Uống 2 lần/ngày/tuần, mỗi lần uống khoảng 20ml

4.3. Bài thuốc bổ huyết (Đào hồng tứ vật thang)

Nguyên liệu:

  • Thục địa 15g
  • Đương quy 10g
  • Bạch thược 10g
  • Xuyên khung 6g
  • Đào nhân 8g
  • Hồng hoa 6g

Cách chế biến: Sắc thành nước uống.

Cách dùng: mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

4.4. Bài thuốc bổ khí (Tứ quân tử thang)

Nguyên liệu:

  • Nhân sâm 12g
  • Bạch truật 9g
  • Phục linh 9g
  • Cam thảo 4,5g

Cách chế biến: Sắc thành nước uống.

Cách dùng: uống mỗi ngày 1 lần.

Xem thêm:

Với 10 món canh và 4 bài thuốc bồi bổ trên, hy vọng sẽ là nguồn kiến thức bổ ích thêm vào sổ tay sức khỏe của bạn. Hãy lưu lại những cách bồi bổ cơ thể này và áp dụng khi cần thiết để sức khỏe của bạn hay người thân mau chóng phục hồi.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Bồi bổ cơ thể với 10 món ăn bổ dưỡng và 4 bài thuốc sau – Viên nhung hươu TW3

27/07/2019 12:48:15

[…] https://viennhunghuoutw3.vn/boi-bo-suc-khoe/boi-bo-co-the.html […]

Các tin cùng chuyên mục: