[Chia sẻ] Suy nhược cơ thể mất ngủ làm sao để cải thiện


Viên nhung hươu TW3 2019-12-06 20:35:23

Suy nhược cơ thể mất ngủ là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy phải làm gì để cải thiện cũng như phòng tránh tình trạng này. Hãy lắng nghe những kinh nghiệm bạn Tiệp người đã trải qua tình trạng này nhé.

Xem thêm: Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?

Bạn Tiệp chia sẻ: 

“Em đang là sinh viên năm thứ 3, trường đại học Ngoại Thương. Từ năm nhất đại học, sống xa bố mẹ nên em thường xuyên thức khuya (đến 2-3 giờ sáng mới ngủ) do không bị ai nhắc nhở. Mới đầu em cảm thấy bình thường nhưng sau nhiều lần em luôn bị mệt mỏi, lờ đờ, 2 mắt thì thâm quầng và không thể ngủ sớm dù nhiều lần cố gắng ngủ trước 23h. Sức khỏe bị suy nhược, mất ngủ khiến cho việc học tập của em bị ảnh hưởng rất nhiều. Điểm các bài thi, bài kiểm tra thấp thảm hại. Lo lắng tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nên em bắt đầu tìm hiểu cách cải thiện giấc ngủ của mình để hồi phục sức khỏe”.

1. Nguyên nhân khiến suy nhược cơ thể mất ngủ

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị suy nhược cơ thể mất ngủ

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị suy nhược cơ thể mất ngủ

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này đó là:

  • Căng thẳng, stress do công việc, học tập khiến hệ thần kinh luôn ở trong trạng thái kích thích gây mất ngủ, kém ăn và nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng các chất kích thích, hay các loại thức uống như cà phê, trà, rượu, thuốc lá… khiến não bộ trở nên hưng phấn hơn, tỉnh táo hơn, không có cảm giác buồn ngủ gây rối loạn đồng hồ sinh học gây ra chứng mất ngủ.
  • Ăn quá no trước giờ ngủ sẽ khiến dạ dày luôn ì ạch và phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp vào.
  • Đi ngủ không đúng giờ: Ngủ muộn, đặc biệt là ngủ sau 23h thường sẽ khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược mất ngủ.
  • Sử dụng điện thoại trước khi ngủ: Ánh sáng từ màn hình, sóng điện thoại, sóng wifi tác động tới hệ thần kinh, gây mỏi mắt, nhức mắt. Bộ não không được nghỉ ngơi thư giãn mà luôn phải tiếp nhận thông tin gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Chơi game online: Game khiến các bạn trẻ bị cuốn hút, thậm chí là nghiện mà thức thâu đêm, thậm chí nhiều bạn thức liên tục nhiều ngày để chơi game gây suy nhược cơ thể và rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone trong cơ thể bị mất cân bằng khiến hormone progesterone bị suy giảm gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe
    • Một số bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như gặp ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ.
    • Bệnh viêm khớp gây đau nhức, đặc biệt là đau nhức về đêm làm cho người bệnh khó ngủ, không ngủ được.
    • Bệnh dị ứng ví dụ như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, lupus ban đỏ… thường gây ngứa, nhất là ngứa nhiều trong khoảng thời gian đêm về sáng khiến cho người bệnh bị mất ngủ.
    • Ngoài ra một số bệnh lý như mắc bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tâm thần như rối loạn tiền đình… cũng là những nguyên nhân gây suy nhược cơ thể mất ngủ.

Xem thêm: Stress gây suy nhược cơ thể: Hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời

2. Tác hại của việc suy nhược cơ thể mất ngủ

Suy nhược, mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bạn

Suy nhược, mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bạn

Suy nhược cơ thể có những tác hại cả về thể chất và tinh thần, làm cơ thể ngày càng gầy yếu, thiếu sức sống. Điều này thể hiện qua:

  • Tinh thần không tươi tỉnh: Não bộ không được nghỉ ngơi khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ, không tỉnh táo vào sáng hôm sau.
  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc hơn.
  • Nguy cơ trầm cảm: Người bị mất ngủ mãn tính có thể làm gia tăng các hoạt động tại trung tâm cảm xúc của não gây ra sự rối loạn tâm thần.
  • Khả năng tập trung, trí nhớ giảm sút: Não không được nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục, quá công suất khiến cho não bị ức chế, mệt mỏi dẫn đến trí nhớ giảm sút và khả năng tập trung kém.
  • Ngoài những tác hại kể trên thì khi bị suy nhược cơ thể mất ngủ còn có nguy cơ làm tăng huyết áp, dễ tăng cân, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư… .

Xem thêm: Cảnh báo biến chứng khi suy nhược cơ thể kéo dài

3. Phải làm sao khi suy nhược cơ thể mất ngủ

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Việc đầu tiên để khắc phục tình trạng này đó là cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên tăng khẩu phần nhóm rau củ, trái cây, hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật, chất bột đường cao.

3.1.1. Nhóm rau củ

Những món ăn từ măng tây rất tốt cho người suy nhược

Những món ăn từ măng tây rất tốt cho người suy nhược

Người bị suy nhược cơ thể mất ngủ nên sử dụng một số loại rau củ sau:

  • Súp lơ rất giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ cafein khỏi cơ thể.
  • Một số loại rau lá xanh như cải thìa, rau chân vịt… có chứa nhiều magie, vitamin nhóm B giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Rong biển không chỉ là nguồn cung cấp iot tuyệt vời cho cơ thể mà nó còn là nguồn giàu tryptophan, DHA, omega-3 giúp bạn có một giấc ngủ trọn vẹn hơn.
  • Bông atiso chứa nhiều sắt, nhờ đó giúp tăng cường sản xuất máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu gây rối loạn tiền đình gây mất ngủ.
  • Củ dền chứa nhiều canxi, magie giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Măng tây là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào. Không những thế, măng tây còn chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, nhiều canxi, magie hỗ trợ một giấc ngủ ngon.

3.1.2. Nhóm trái cây

Trái cây cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe như:

  • Trái kiwi chứa hàm lượng vitamin C, vitamin E, serotonin, folate là những dưỡng chất cần thiết giúp ngủ ngon, ngủ sâu, hạ cholesterol trong máu hiệu quả.
  • Trái anh đào: Giàu melatonin – có tác dụng tăng cường giấc ngủ. Người bị mất ngủ mãn tính uống nước ép anh đào 2 lần/ngày giúp dễ ngủ hơn và giảm các triệu chứng do mất ngủ gây ra.
  • Chuối: Chứa nhiều kali, vitamin B6 là những chất dinh dưỡng cần thiết để sản sinh melatonin.
  • Bí đỏ: Thực phẩm dồi dào canxi, magie, omega-3, đồng, crom là những chất dinh dưỡng giúp ngủ ngon, ngủ sâu.
  • Bơ chứa nhiều vitamin nhóm B và các khoáng chất vừa có lợi cho cơ thể vừa có lợi cho giấc ngủ.
  • Hạt sen có tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể và thần kinh vì vậy sử dụng hạt sen chứa tâm sen sẽ giúp cải thiện chứng mất ngủ và suy nhược cơ thể.

Chi tiết: 9 loại trái cây cho người suy nhược cơ thể

3.2. Thiết lập đồng hồ sinh học hợp lý

Sống lành mạnh giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống

Sống lành mạnh giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống

Một trong những nguyên nhân gây suy nhược cơ thể mất ngủ là do lối sống, sinh hoạt không khoa học. Do đó, để cải thiện tình trạng này thì bạn cần điều chỉnh thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi thật hợp lý.

  • Nên ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày và nên đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm.
  • Không nên thức quá khuya rồi ngủ bù vào ban ngày vì sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học.
  • Xen kẽ giữa làm việc, học tập và thư giãn với các bài tập thể dục ngắn, nhẹ nhàng giữa giờ, không nên làm việc và học tập quá sức.

3.3. Thực phẩm bổ sung cho người suy nhược cơ thể mất ngủ

Ngoài rau, củ, quả thì các loại vitamin tổng hợp cũng là lựa chọn của nhiều người để giúp bổ sung dưỡng chất một cách nhanh và đơn giản nhất. Người bị mất ngủ có thể sử dụng các loại vitamin nhóm B, omega-3, hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung canxi, magie. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm bào chế từ thảo dược quý hiếm có lợi cho sức khỏe như nhung hươu, linh chi, nhân sâm. Điển hình là Viên nhung hươu TW3 có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường chức năng lưu thông máu, bồi bổ cơ thể.

Nhung hươu bổ sung nhiều dưỡng chất giúp cơ thể nhanh phục hồi

3.4. Tham gia các lớp học yoga, thiền và luôn tập thể dục thể thao

Tập yoga, ngồi thiền hay các môn thể thao khác sẽ giúp cải thiện chứng mất ngủ một cách hiệu quả. Bởi việc luyện tập giúp lưu thông máu, tăng cường sự trao đổi chất của tế bào, nhờ vậy mà giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn.

3.5. Thảo dược chữa chứng suy nhược cơ thể mất ngủ

Ngoài các biện pháp kể trên thì sử dụng các loại thảo dược dân gian trị chứng suy nhược cơ thể mất ngủ cũng được nhiều người áp dụng thành công.

  • Cây trinh nữ: Có công dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt, tiêu viêm. Do đó nó được sử dụng như một phương thuốc giúp trị chứng mất ngủ. Dùng 20g trinh nữ sắc với 100ml nước rồi chắt lấy nước uống trước khi đi ngủ.
  • Nụ hoa tam thất: Công dụng nổi bật nhất của nụ hoa tam thất chính là trị chứng mất ngủ. Bạn chỉ cần sử dụng một nhúm nhỏ nụ hoa, tươi hay khô đều được cho vào nước sôi, hãm như hãm trà. Uống một lượng vừa đủ hàng ngày.
  • Tâm hạt sen: Được sử dụng để làm trà trị mất ngủ, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, loạn nhịp tim. Sử dụng 3g tâm sen cho vào ấm trà rồi rót nước đun sôi vào hãm một lúc là uống được. Lưu ý, tâm sen có tính hàn, do đó người bị tỳ vị yếu, rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng.
  • Cây xạ đen: Có tác dụng an thần, do đó được sử dụng để giúp cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ hữu hiệu. Bạn sử dụng 100g xạ đen cho vào đun sôi với 200ml nước trong vòng khoảng 20 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước uống vừa đủ mỗi ngày.

3.6. Món ăn cho người suy nhược cơ thể mất ngủ

3.6.1. Canh nghêu nấu đậu hũ rong biển

Rong biển rất tốt cho giấc ngủ người suy nhược cơ thể

Rong biển rất tốt cho giấc ngủ người suy nhược cơ thể

Bổ sung rong biển vào bữa ăn tối sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn bình thường. Có được điều này chính là nhờ vào thành phần chứa omega-3, DHA có trong rong biển – là những chất giúp ổn định giấc ngủ.

Nguyên liệu: Rong biển khô 50g, ngao 500g, đậu hũ 200g và một số gia vị khác.

Cách làm:

  • Ngao rửa sạch. Đậu hũ thái vuông quân cờ.
  • Cho rong biển ngâm với nước cho đến khi rong biển nở bung hết thì rửa lại sạch với nước rồi thái ngắn tầm 2-3cm.
  • Luộc ngao rồi tách lấy phần thịt, chắt lấy nước dùng làm nước canh.
  • Cho 1 thìa dầu vừng, 1 ít tỏi băm vào phi thơm rồi cho rong biển và thịt ngao vào đảo 1-2 phút
  • Cho nước luộc ngao vào đun sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Khi canh sôi cho đậu hũ vào rồi đun thêm 1-2 phút nữa là tắt bếp.

3.6.2. Cháo yến mạch thịt bò cần tây

Yến mạch chứa nhiều carbohydrate và melatonin giúp kích thích sản xuất serotonin. Thịt bò cũng là thực phẩm rất tốt cho người suy nhược vì rất giàu sắt, vitamin, khoáng chất. Kết hợp với cần tây tạo nên một món ăn tuyệt vời giúp làm dịu các dây thần kinh, giảm bớt căng thẳng, giúp ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu: 50g yến mạch, 50g cần tây, 100g thịt bò, cà rốt 10g, 3 muỗng cafe đường trắng, 2 muỗng cafe nước mắm và một số gia vị khác.

Cách làm:

  • Sơ chế cần tây, cà rốt sạch rồi thái hạt lựu.
  • Thịt bò xay ướp với ½ muỗng cafe muối, ½ muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng nước mắm trong khoảng 15 phút.
  • Đun sôi 1000ml nước rồi cho toàn bộ yến mạch vào, đun sôi trong khoảng 5 phút thì cho cà rốt vào đun thêm 10 phút nữa.
  • Cho thêm thịt bò đã ướp vào và đun thêm 2 phút nữa. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Cho thêm cần tây vào ninh khoảng 3 phút nữa là hoàn thành món cháo thơm ngon, bổ dưỡng.

3.6.3. Chè long nhãn hạt sen

Nhãn và hạt sen giúp tăng cường lưu thông máu, an thần, tránh suy nhược thần kinh, vì vậy có tác dụng cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g long nhãn, hạt sen khô 3 xâu, 200g đường phèn và 1 ít lá dứa.

Cách làm:

  • Sơ chế hạt sen, long nhãn, lá dứa sạch sẽ rồi cho hạt sen vào vào nồi ninh với khoảng 1000ml nước ninh trước.
  • Khi hạt sen đã mềm thì cho long nhãn và lá dứa vào đun sôi thêm 5 phút.
  • Cho đường phèn vào đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút nữa để đường phèn có thể ngấm vào các nguyên liệu.
  • Hoàn thành món chè và có thể múc ra bát thưởng thức. Sẽ ngon hơn khi ăn lạnh.

3.6.4. Nước quế với hạt sen tươi

Hạt sen có tác dụng an thần, tốt cho giấc ngủ

Hạt sen có tác dụng an thần, tốt cho giấc ngủ

Quế có khả năng an thần. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ làm tăng gấp đôi khả năng cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ ở người bị suy nhược cơ thể mất ngủ.

Nguyên liệu: 10g quế khô, 100g hạt sen, 300ml nước, đường phèn vừa đủ.

Cách làm:

  • Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ.
  • Cho vào đun với 300ml nước đến khi hạt sen mềm thì cho đường phèn vào.
  • Tùy vào khẩu vị từng người mà nêm nếm ngọt nhạt vừa miệng.

Với món ăn này có thể sử dụng hàng ngày để cải thiện chứng mất ngủ hoặc ổn định tinh thần cho người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng.

3.6.5. Chè đậu xanh

Đậu xanh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, đậu xanh rất giàu vitamin A, C, B, các chất chống oxy hóa, các acid béo omega-3. Do đó, sử dụng đậu xanh chữa chứng mất ngủ, khó ngủ sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời.

Sau đây là cách nấu món chè đậu xanh đơn giản tại nhà, ai cũng có thể thực hiện được.

Chuẩn bị: 300g đậu xanh, đường phèn, một chút muối.

Cách làm:

  • Đậu xanh ngâm qua đêm, rửa sạch và bỏ vỏ lụa bên ngoài.
  • Cho đậu xanh vào nồi ninh nhừ.
  • Khi đậu xanh đã mềm thì cho đường phèn và một chút muối, nêm nếm vừa miệng.
  • Đun thêm khoảng 5 phút là hoàn thành món chè đậu xanh.

Ngoài cách làm đơn giản này có thể kết hợp đậu xanh cùng các nguyên liệu khác để nấu nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon.

3.6.6. Nước gừng giúp tinh thần thư giãn

Gừng là một vị thuốc quý có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong số đó chính là trị chứng suy nhược cơ thể mất ngủ.

Gừng giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng nhờ vào thành phần chứa chất cineole. Vì vậy, sử dụng gừng để đun nước uống hoặc hãm làm trà hay thậm chí là ngâm chân đều có tác dụng giúp cơ thể thư thái, tinh thần thoải mái, lưu thông khí huyết, giúp dễ ngủ, ngủ sâu.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với những ai bị suy nhược cơ thể mất ngủ. Nhưng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như an toàn cho sức khỏe nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

forikid-img

Bình luận cho bài viết

Các tin cùng chuyên mục: